Chu Văn Biên, cựu Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, là người đã đấu tố mẹ
mình. Theo Đèn Cù, Biên là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ –
Tỉnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng
dưới sân dằn giọng.
“Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của
nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”..…Bà mẹ căn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử thành…Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu.
Nhờ thành tích giết mẹ trong cải cách ruộng đất, Chu Văn Biên được
đảng CSVN trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp. Cuộc đời của Biên sống
thua loài cầm thú, khi nhẫn tâm giết mẹ ruột mình. (1)
Cũng theo Đèn Cù, ông Biên hoạt động cùng thời với Phan Đăng Lưu,
từng bị tù chung với Lưu. Tuy nhiên, cũng Biên là người ra lệnh giam cha
của Phan Đăng Lưu trong cuộc cách mạng ruộng đất. Biên đã cho trói bố
đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, khiêng lên trại tù cho chết mất
xác. “Khi bị khiêng đi cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia,
mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này
à? Du kích khiêng ông Cụ lại đánh đá ông cụ”….
Theo một ghi nhận khác về diễn tiến cuộc cách mạng ruộng đất liên
quan đến Chu Văn Biên như sau “Một anh bạn đi làm CCRĐ ở Khu Bốn kể lại.
Ở Khu Bốn, hồi đó ai cũng biết danh Chu Văn Biên, bí thư Khu uỷ, và
Đặng Thí, phó bí thư khu uỷ, khét tiếng hiếu sát trong CCRĐ, họ đều là
trưởng và phó đoàn CCRĐ. Thậm chí trong dân gian lưu truyền bài vè có
câu “Giết người nổi tiếng gã Chu Biên”. Anh bạn tôi kể chuyện Đặng Thí
ký hai án tử hình trên ghi đông (guidon) xe đạp!
Chuyện như sau: một đội tới làm CCRĐ ở một xã nghèo ở Nghệ An,
quê hương của Hồ Chí Minh và Hồ Viết Thắng, tìm mãi mà không thể quy ai
là địa chủ được (những ai đã từng đến tỉnh này đều biết cảnh nghèo chung
của dân chúng ở đây). Đặng Thí “đả thông tư tưởng” là cố vấn Trung Quốc
dạy rồi phải có 5% địa chủ. Đội sợ trên “đì”, tính ra cả làng từng này
hộ, từng ấy nhân khẩu, thôi thì cũng buộc phải kiếm ra năm địa chủ.
Tưởng thế là xong, nào ngờ khi báo cáo lại cho Đặng Thí thì … Liếc mắt
qua không thấy có danh sách “lên thớt”, bực mình Thí mới xạc cho “anh
đội” một trận: “Có địa chủ mà không bắn thằng nào cả à ?” và ném cả tập
giấy vào mặt đội trưởng. Cuối cùng thì đội cũng lọc ra được “hai địa chủ
để bắn” vội chạy lên đoàn báo cáo. Giữa đường gặp Đặng Thí đang đi xe
đạp, tay đội trưởng đưa báo cáo và danh sách bắn hai người. Thí còn đang
vội, vẫn ngồi trên yên xe, chẳng thèm xem hết nội dung, đặt “đơn đề
nghị bắn hai người” lên ghi đông xe đạp, mở vội xà cột (sacoche), rút
bút ký toẹt vào. Xong rồi Thí đạp xe đi thẳng ” (2)
Nếu nhìn các tấm biểu ngữ cổ động cho cuộc CMRĐ, chúng ta thấy gì?
Hầu hết đều viết không bỏ dấu. Cán bộ CSVN trừ cốt cán mù chử, biết viết
chử tiếng Việt thì không thể không bỏ dấu. Hãy suy nghĩ thêm thì sẽ
hiểu bản chất của cái gọi là cuộc cách mạng long trời lở đất. CSVN từ
xưa đến nay, đều lộ bản chất làm tay sai cho ngoại bang. Lúc theo Mao,
lúc nghe Stalin, mê muội trong tội ác, dùng người Việt giết người Việt.
Đó là tội ác, vậy mà CSVN vẫn trâng tráo triển lãm, xưng tụng. Đó là
tội ác, mà có người vẫn cho là “cuộc cách mạng ruộng đất thời điểm ấy…về
cơ bản thì không sai”. (3) Cuộc triển lãm cũng là bằng
chứng, đảng CSVN tự xác nhận, đã phạm tội ác chống lại nhân loại trước
Tòa án Quốc tế. Khi trả lời trước công lý, về bản chất, kẻ giết người và
kẻ bao che tội ác, đều phạm tội như nhau.
Đỗ Thành Công
————-
(1) (Tự sự của Chu Văn Biên)
————-
(1) (Tự sự của Chu Văn Biên)
Phấn đấu đến hơi thở cuối cùng vì cách mạng
Cụ Chu Văn Biên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là “Người tù bất khuất của nhà đày Buôn Ma Thuột”-lời ghi trên tấm huân chương-năm 1930-1936. Cụ kể, cụ cùng quê, từng cùng hoạt động với đồng chí Phan Đăng Lưu từ khi tổ chức Tân Việt ra đời, trước ngày vào Đảng 1930, rồi cùng ở trong tù… Cụ rất quý anh Phan Đăng Lưu, nhớ anh lắm…
Cụ Chu Văn Biên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là “Người tù bất khuất của nhà đày Buôn Ma Thuột”-lời ghi trên tấm huân chương-năm 1930-1936. Cụ kể, cụ cùng quê, từng cùng hoạt động với đồng chí Phan Đăng Lưu từ khi tổ chức Tân Việt ra đời, trước ngày vào Đảng 1930, rồi cùng ở trong tù… Cụ rất quý anh Phan Đăng Lưu, nhớ anh lắm…
(2) Mở lại hồ sơ tội ác cải cách
http://www.thuyngaonline.com/tm.aspx?m=872944
(3) Nhìn chung, cuộc CCRĐ tại miền Bắc thời điểm ấy với những mục
tiêu như xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt những thành phần Việt gian
(chống chính quyền), địa chủ… tịch thu ruộng đất cho bần nông, cố nông –
đưa ruộng đất trở về với dân cày về cơ bản là không sai.