Thích
hay không thích vẫn nên gặp nước láng giềng thường xuyên. Vấn đề không
phải là gặp hay không gặp, cười hay không cười. Vần đề là nội dung và
bản chất của quan hệ là như thế nào.
Tôi
biết rằng lần nào những lãnh đạo của Đảng hay Nhà Nước Việt Nam gặp
những lãnh đạo của Đảng hay Nhà Nước Trung Quốc đều làm nhiều người Việt
Nam còn rất băn khoăn, dù băn khoăn về những lý do khác nhau.
Hãy
lấy những ví dụ khác. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và Anh Quốc hay Hàn Quốc và
Nhật Bản. Thường nói Mỹ-Anh có một ‘quan hệ đặc biệt.’ Nam Hàn và Nhật
cũng có một quan hệ ‘đặc biệt’ nhưng ‘sự đặc biệt đó là phức tạp lắm vì
những lý do lịch sử. Chúng ta cũng rất khó có thể biết nội dung của
những trao đổi giữa những nhà lãnh đạo của Mỹ-Anh hay Hàn Quốc – Nhật.
Đúng không?
Thế
quan hệ ‘đặc biệt’ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không thể tranh cãi
được. Nhưng cũng có quan điểm là đến này quan hệ đó là quá đặc biệt.
Khác so với những quan hệ sông phương khác, quan hệ Việt Trung có những
khác biệt rõ ràng, như ai cũng biết. Khác biệt quan trọng ở đây là quan
hệ lâu đời giữa hai đảng cầm quyền ở hai nước này. Nhưng, có lẽ sự khác
biệt cơ bản hơn cả là vấn đề thiếu minh bạch.
Tôi
biết hai đảng, hai nhà nước có mối quan hệ ‘đặc biệt.’ Nhưng trong tình
hình mới cũng có thể lý luận rằng một quan hệ ‘đặc biệt’ là chưa khôn
lắm. Muốn có mối quan hệ bình đẳng cũng có thể phải ‘bình thường hóa’
quan hệ Việt-Trung một cách làm cho nó xứng đáng với mối quan hệ giữa
hai nước, hai nhà nước bình thường. Nâng cao khối lượng và chất lượng
của thông tin về quan hệ. Làm cho dân Việt yên tâm hơn. Tôi không thích
những lý thuyết âm mưu mà cũng thích minh bạch như mọi người.
Ngay thơ? Không. Ý mới? Không. Chỉ là ý trên đầu của tôi vào một buổi chiều trời mưa mà thôi.
JL
PS. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ngài Phạm Bình Minh sẽ sang Mỹ đầu tháng 10.