Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Xã hội dân sự có thể làm gì để phát triển dân chủ

Larry Diamond

Xin chào quý vị. Tôi muốn nói chuyện ngắn gọn với quý vị hôm nay về vai trò của xã hội dân trong việc xây dựng và củng cố nền dân chủ. Tất cả quý vị đều là các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, những người đang tham gia vào nỗ lực này theo nhiều cách khác nhau, vì vậy tôi rất hài lòng để có thể chia sẻ những ý tưởng với quý vị.
Các tổ chức xã hội dân sự, theo tôi có nghĩa là toàn bộ các nhóm có tổ chức và các thiết chế độc lập với nhà nước, tự nguyện, và ít nhất là đến một mức độ nào đó tự tạo và tự chủ. Điều này tất nhiên bao gồm các tổ chức phi chính phủ như những người trong căn phòng này, và còn cả các phương tiện thông tin đại chúng độc lập, các think tanks (trí khố), các trường đại học, và các nhóm xã hội và tôn giáo.

Để trở thành một bộ phận của xã hội dân sự, các nhóm phải đáp ứng một số điều kiện khác nữa. Trong một nền dân chủ, các nhóm xã hội dân sự phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền cá nhân, và quyền lợi bày tỏ quan tâm và ý kiến ​​của các nhóm khác. Một phần nghĩa của từ "dân sự" có nghĩa là khoan dung và chấp nhận đa nguyên và đa dạng.
Các nhóm xã hội dân sự có thể thiết lập quan hệ với các đảng phái chính trị và nhà nước, nhưng họ phải giữ tính độc lập, và họ không tìm kiếm quyền lực chính trị cho bản thân.
Thông thường trong quá trình chuyển đổi, nổi lên các nhóm tìm cách độc chiếm cuộc sống và suy nghĩ của các thành viên của họ. Những nhóm này không dung chứa quyền bất đồng chính kiến của các thành viên, và không tôn trọng các nhóm khác bất đồng với họ. Một số các nhóm này chỉ có thể là bình phong cho các đảng phái chính trị hay những phong trào tìm cách giành quyền kiểm soát của nhà nước. Những nhóm này không phải là bộ phận của xã hội dân sự và họ không đóng góp để xây dựng một nền dân chủ.
Thế thì, các tổ chức độc lập, tự nguyện, tuân thủ pháp luật, khoan dung và đa nguyên của xã hội dân sự có thể làm gì để xây dựng và duy trì nền dân chủ?
Vai trò đầu tiên và cơ bản nhất của xã hội dân sự là để hạn chế và kiểm soát quyền lực của nhà nước. Tất nhiên, bất cứ nền dân chủ nào cần có một nhà nước làm tốt chức năng và có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi một quốc gia đang nổi lên từ nhiều thập kỷ của chế độ độc tài, thì cũng cần phải tìm cách để kiểm tra, theo dõi, và kiềm chế quyền lực của các lãnh đạo chính trị và quan chức nhà nước.
Xã hội dân sự nên xem xét cách thức các quan chức nhà nước sử dụng quyền hạn của mình. Họ cần phải nâng cao mối quan tâm của công chúng về sự lạm dụng quyền lực. Họ nên vận động hành lang cho việc truy cập thông tin, bao gồm cả quyền tự do về pháp luật thông tin và các quy tắc và thiết chế kiểm soát tham nhũng.
Điều này tạo thành chức năng quan trọng thứ hai của xã hội dân sự: phơi bày các hành vi tham nhũng của các quan chức công cộng và vận động hành lang cho các cải cách quản trị tốt. Ngay cả khi luật pháp và các cơ quan chống tham nhũng tồn tại, họ không thể hoạt động hiệu quả mà không có sự hỗ trợ tích cực và sự tham gia của xã hội dân sự.
Một chức năng thứ ba của xã hội dân sự là thúc đẩy sự tham gia chính trị. Các tổ chức phi chính phủ có thể làm điều này bằng cách giáo dục người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của họ với tu cách là những công dân dân chủ, và khuyến khích họ lắng nghe các chiến dịch vận động bầu cử và bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Các tổ chức phi chính phủ cũng có thể giúp phát triển các kỹ năng của công dân về làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề chung, để thảo luận các vấn đề công cộng, và bày tỏ quan điểm của họ.
Thứ tư, các tổ chức xã hội dân sự có thể giúp phát triển các giá trị khác của cuộc sống dân chủ: khoan dung, hòa giải, thỏa hiệp, và tôn trọng các quan điểm đối lập. Nếu không có một văn hóa sâu sắc về hòa giải thì nền dân chủ không thể ổn định được. Những giá trị này không thể đơn giản chỉ được giảng dạy là xong, chúng còn phải được trải nghiệm thông qua thực hành. Chúng tôi có các tấm gương xuất sắc về các tổ chức phi chính phủ từ các nước khác, đặc biệt là các nhóm phụ nữ đã gieo trồng các giá trị này trong thanh niên và người lớn thông qua nhiều chương trình thực hành tham gia và tranh luận khác nhau.
Thứ năm, tổ chức xã hội dân sự cũng có thể giúp phát triển các chương trình giáo dục công dân dân chủ trong các trường học. Sau chế độ độc tài, cải cách toàn diện là cần thiết để sửa đổi chương trình giảng dạy, viết lại sách giáo khoa, và đào tạo lại giáo viên để giáo dục giới trẻ về tội ác của quá khứ và dạy cho họ các nguyên tắc và các giá trị của nền dân chủ. Đây là một nhiệm vụ quá quan trọng nên không thể chỉ dành cho các quan chức trong Bộ Giáo dục. Xã hội dân sự phải được tham gia như một đối tác xây dựng và ủng hộ việc đào tạo về dân chủ và nhân quyền.
Thứ sáu, xã hội dân sự là một diễn đàn để thể hiện các lợi ích đa dạng, và một vai trò của các tổ chức xã hội dân sự là vận động nhằm phục vụ cho các nhu cầu và mối quan tâm của các thành viên của mình, phụ nữ, sinh viên, nông dân, người bảo vệ môi trường, công đoàn viên, luật sư, bác sĩ, v.v. Các tổ chức phi chính phủ và các nhóm lợi ích có thể trình bày quan điểm của họ với quốc hội và hội đồng tỉnh, bằng cách liên lạc với các thành viên đơn lẻ và điều trần trước các ủy ban của quốc hội. Họ cũng có thể thiết lập một cuộc đối thoại với các Bộ của chính phủ và các cơ quan có liên quan để vận động cho lợi ích và mối quan tâm của họ.
Và không chỉ những nhóm tháo vát và có tổ chức tốt, thì tiếng nói của họ mới được lắng nghe. Theo thời gian, các nhóm có lịch sử bị áp bức và đẩy ra ngoài rìa xã hội có thể tổ chức để khẳng định các quyền và bảo vệ lợi ích của họ nữa.
Cách thứ bảy mà xã hội dân sự có thể củng cố dân chủ là cung cấp các hình thức mới về mối quan tâm và tình đoàn kết mà liên kết các hình thức cũ của các mối quan hệ về bộ tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, và các bản sắc khác. Dân chủ không thể ổn định nếu người ta liên kết với những người khác trong cùng một tôn giáo hoặc bản sắc. Khi những người thuộc các tôn giáo và bản sắc dân tộc khác nhau đến với nhau trên cơ sở lợi ích chung của họ với tư cách là phụ nữ, nghệ sĩ, bác sĩ, sinh viên, công nhân, nông dân, luật sư, nhà hoạt động nhân quyền, nhà hoạt động môi trường, v.v., thì sinh hoạt dân sự trở nên phong phú hơn, đa tạp hơn, và khoan dung hơn.
Thứ tám, xã hội dân sự có thể cung cấp sự đào tạo cho các nhà lãnh đạo chính trị trong tương lai. Các tổ chức phi chính phủ và các nhóm khác có thể giúp xác định và đào tạo các kiểu lãnh đạo mới mà sẽ giải quyết các vấn đề cộng đồng quan trọng và có thể được tuyển chọn để ứng cử vào các chức vụ chính trị ở tất cả các cấp và phục vụ trong chính quyền tỉnh hay nội các quốc gia. Kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy xã hội dân sự là một vũ đài đặc biệt quan trọng để từ đó tuyển dụng và đào tạo các nữ lãnh đạo tương lai.
Thứ chín, xã hội dân sự có thể giúp thông tin cho công chúng về các vấn đề công cộng quan trọng. Đây không chỉ là vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, mà còn là của các tổ chức phi chính phủ mà có thể cung cấp diễn đàn để tranh luận về chính sách công và phổ biến thông tin về các vấn đề trước Quốc hội mà có ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm khác nhau, hoặc của xã hội nói chung.
Thứ mười, các tổ chức xã hội dân sự có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm trung gian và giúp đỡ để giải quyết xung đột. Ở các nước khác, các tổ chức phi chính phủ đã phát triển các chương trình chính thức để đào tạo các huấn luyện viên nhằm làm giảm xung đột chính trị và sắc tộc và dạy cho các nhóm về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hòa giải.
Thứ mười một, các tổ chức xã hội dân sự có một vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động bầu cử. Điều này đòi hỏi một liên minh rộng rãi của các tổ chức, không có liên quan đến các đảng phái chính trị hoặc ứng cử viên, mà sẽ triển khai theo dõi, giám sát trung lập ở tất cả các điểm bỏ phiếu khác nhau để đảm bảo rằng bỏ phiếu và kiểm phiếu là hoàn toàn tự do, công bằng, hòa bình, và minh bạch. Rất khó để có được các cuộc bầu cử đáng tin cậy và công bằng trong một nền dân chủ mới, trừ khi các nhóm xã hội dân sự đóng vai trò này.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng xã hội dân sự không phải chỉ đơn giản gây căng thẳng với nhà nước. Bởi vì việc xã hội dân sự độc lập với nhà nước không có nghĩa là nó luôn luôn cần phải phê bình và phản đối nhà nước. Trong thực tế, bằng cách làm cho nhà nước các cấp có trách nhiệm hơn, đáp ứng hơn, bao hàm hơn, hiệu quả hơn và do đó hợp pháp hơn, một xã hội dân sự mạnh mẽ tăng cường sự tôn trọng của công dân đối với nhà nước và thúc đẩy sự tham gia tích cực của họ với công việc nhà nước.
Một nhà nước dân chủ không thể ổn định, trừ khi nó có hiệu quả và hợp pháp, và có được sự tôn trọng và hỗ trợ của các công dân của mình. Xã hội dân sự là phương tiện kiểm tra, theo dõi, nhưng cũng là một đối tác quan trọng trong khi tìm kiếm hình thức quan hệ tích cực này giữa nhà nước dân chủ và công dân của nó.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"