27.02.2013
Ông Nguyễn Phú Trọng quả là một nhân vật quan trọng. Một câu nói của
ông được các công dân trên mạng đem ra bàn tán xôn xao, đâu đâu cũng ào
ào phản đối. Có mấy ai trong xóm Ba Ðình được đồng bào chiếu cố như vậy?
Ông Nguyễn Phú Trọng nói thế này: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến
cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức...”
Và ông mô tả tình trạng “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” gồm bốn
triệu chứng: (1) muốn bỏ điều 4 Hiến Pháp; (2) phủ nhận vai trò lãnh
đạo của đảng Cộng sản, muốn đa nguyên đa đảng; (3) muốn thực hiện tam
quyền phân lập; (4) muốn quân đội chỉ phục vụ đất nước, không lệ thuộc
đảng Cộng sản.
Trưng ra bằng chứng rồi, ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Người ta đang có
những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng
đấy.” Và ông kết luận: “Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa?” Chứ
còn gì nữa? Nghe ai cũng phải bật cười. Chứ còn gì nữa? Thảo nào dân Hà
Nội vẫn gọi ông là Trọng Lú.
Ngoài những bằng chứng suy thoái tư tưởng, đạo đức trên, ông Trọng
còn thấy đạo đức chính trị suy thoái cả trong hành động của dân nữa:
“Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì đó là cái gì (nếu
không phải là suy thoái)?” Ông Nguyễn Phú Trọng bảo vệ bốn không: Không
bỏ điều 4 độc quyền; không đa nguyên đa đảng; không phân quyền; và
không cho quân đội thoát ra ngoài bàn tay kiểm soát của đảng Cộng sản.
Người lên tiếng phản đối đầu tiên là nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên. Phát
pháo đầu của Nguyễn Ðắc Kiên vừa nổ đã vang động bốn phương. Nhờ bài của
ông Kiên mà nhiều người mới biết chủ nghĩa bốn không của ông Trọng.
Bình thường thì những người ngồi nghe đều đang mơ màng ngủ gật, hoặc
đang nghĩ đến những quả sắp đánh ra tiền; có ai nghe ông Trọng nói gì
đâu? Nếu người nào vô tình để mấy lời ông nói lọt vào tai thì chắc họ
cũng chỉ chép miệng, lắc đầu: “Lại lú rồi!”
Ông Nguyễn Ðắc Kiên nói thẳng vào mặt: “Ông là tổng bí thư Ðảng Cộng
sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ ‘suy thoái’ thì cùng lắm là ông chỉ
có thể nói về (với) những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ
tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước.” Ông Kiên nói rõ “đang là
đảng viên,” vì biết bây giờ nhiều đảng viên cộng sản trong lòng đã bỏ
đảng từ lâu rồi.
Trong số các đảng viên đang nhờ đảng mà trục lợi, ai quên chủ nghĩa
bốn không tất nhiên là “suy thoái” - chứ còn gì nữa? Bởi vì lập trường
bốn không bảo đảm họ bám chặt quyền hành mà chia sẻ lợi lộc. Còn đảng
còn mình. Mất đảng đi về đâu?
Nhưng còn người dân Việt bình thường, có ai muốn kéo dài chế độ tham
nhũng, bất công, kinh tế trì trệ và nô lệ ngoại bang như hiện nay hay
không? Chắc chắn không ai muốn!
Một ngày sau khi đưa bài lên mạng, ông Nguyễn Ðắc Kiên đã bị báo Gia
Ðình & Xã Hội thi hành “kỷ luật, buộc thôi việc.” Nhà thơ Nguyễn Ðắc
Kiên thật can đảm. Trước khi lên tiếng, chắc ông phải biết sẽ mất việc.
Nước Việt Nam sẽ không bao giờ mất vào tay “Tàu lạ” là vì có những
người dân Việt can đảm như vậy. Từ thời Hai Bà Trưng đã như thế: Nhưng
hào kiệt đời nào cũng có! (Nguyễn Trãi)
Một người khác nhắc đến chủ trương bốn không của ông Nguyễn Phú Trọng
là Nguyễn Hữu Vinh. Ông thẳng thắn bác bỏ “Xin thưa, đó không phải là
suy thoái về đạo đức” của người dân Việt Nam, “mà đó là sự suy thoái uy
tín, vị trí của (chế độ) độc tài, tham nhũng.”
Nhưng Nguyễn Hữu Vinh còn nhìn thấy đảng Cộng sản gần đây đã giăng
một cái bẫy khi cho dân góp ý kiến về sửa đổi Hiến Pháp, nhấn mạnh:
“Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến Pháp.” Ðây là một thủ thuật, như Mao
Trạch Ðông đã dùng khi phát động phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà
đua tiếng nói.” Ðể ai nói ý kiến thật đều bị nhận diện rồi bị đày đọa từ
đời cha tới đời con.
Nhưng Nguyễn Hữu Vinh thấy cái bẫy đó gây phản ứng ngược. Bao nhiêu
người lên tiếng đòi trong Hiến Pháp phải bỏ điều số 4 về độc quyền lãnh
đạo của đảng, đòi tam quyền phân lập. Ðảng Cộng sản trông thấy nguy cơ;
biết cứ đà này thì phong trào đòi sửa Hiến Pháp sẽ ngày càng mạnh, vận
mệnh đảng lâm nguy! Cho nên, ông Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra ngăn chặn
bằng “bốn điều cấm kỵ,” 4 cái không! Nguyễn Hữu Vinh khen: “Cái ông
tổng bí thư này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh
là Lú thì quả không hẳn đúng.”
Nhưng khi dân Hà Nội đặt bài ca dao có câu “Lú như Trọng,” chắc họ
không nhầm. Nếu ông Trọng không lú thì chẳng lẽ đất Thăng Long ngàn năm
văn vật toàn dân lú cả hay sao? Bởi vì trong câu chuyện này, nếu ông
Trọng không lú trong chuyện nhỏ, thì vẫn lú trong những chuyện lớn hơn.
Chuyện nhỏ là địa vị ngon lành của đảng, bỏ mất thì rất uổng! Cho nên
phải bám chặt, phải đóng chốt, phải bảo vệ đến cùng! Cái này, quả thật
ông Nguyễn Phú Trọng không lú.
Ông Trọng lú lẫn trong những chuyện lớn hơn. Cái Lú Lớn thứ nhất là
không biết thế nào là tiến bộ, thế nào là suy thoái. Có những tiến bộ
loài người mới chỉ đạt được trong vài thế kỷ vừa qua, trong đó có những
quy tắc như “Tam quyền phân lập,” hay là quân đội thuộc về toàn dân,
phải độc lập với các đảng chính trị. Nhiều dân tộc đã thực hiện được các
quy tắc đó, họ đều hãnh diện. Nhũng thứ đó mà ông Nguyễn Phú Trọng lại
gọi là suy thoái! Lú đến như thế thì xứng danh là Lú Lớn, dịch sang
tiếng Trung Quốc là Ðại Lú!
Cái Lú Lớn thứ nhì là không biết chính cái đảng Cộng sản của ông nên
chọn con đường nào để hạ cánh an toàn, cứ bám víu lấy một chủ trương
tuyệt vọng sẽ đưa nhau vào chỗ chết. Hiện nay đảng Cộng sản có ba đường
để chọn, theo ba mô hình: Ðài Loan, Liên Xô, hay Rumani.
Làm theo lối Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan tức là thi hành ngay các quyền
tự do lập hội, lập đảng, quyền tự do phát biểu; khuyến khích tư doanh;
chấp nhận có các công đoàn tự do, các đảng chính trị đối lập; tự dưng xã
hội công dân sẽ phát triển, họ sẽ giúp chấn dân khí, khai dân trí và vụ
dân sinh. Theo mô hình Ðài Loan thì chắc chắn phải đoạn tuyệt với chủ
nghĩa bốn không của Nguyễn Phú Trọng!
Mô hình Liên Xô là tạo ra một Boris Yeltsin. Có lẽ Yeltsin hiểu rõ
bản chất của đảng Cộng sản hơn chúng ta nhiều, thấy không theo nổi con
đường Ðài Loan, nên đã thú nhận: Ðảng Cộng sản chỉ có thể thay thế,
không thể thay đổi. Theo lối Yeltsin thì xóa đi làm lại hết; giải tán
ngay đảng cộng sản; những đảng viên nào còn quyến luyến cứ đi lập lại
đảng với nhau.
Nếu không theo hai đường Ðài Loan và Liên Xô thì chỉ còn Mô hình
Rumani, tức là bảo vệ độc quyền lãnh đạo đến cùng, quyết tâm sẽ “về với
Marx, Engels, Lenin và Nicolae Ceauescu.” Cái Lú Lớn của ông Nguyễn Phú
Trọng là đang dẫn đảng ông theo mô hình Rumani bằng chủ trương bốn
không.
Chúng ta có thể hiểu tại sao ông Trọng chọn con đường bốn không. Cả
đời ông chỉ được học bấy nhiêu thôi. Giống như một con ngựa đã được hai
miếng da che kín hai bên mắt, chỉ còn nhìn thấy địa vị và quyền lợi bày
ra trước mặt, khó nhìn thấy đường nào khác.
Ðiều đáng tiếc là ông còn mắc vào một cái Lú Lớn hơn nữa, mà cái này
có thể tránh được. Cái Lú Lớn nhất của ông Nguyễn Phú Trọng và những
người theo chủ trương bốn không bây giờ, là họ khinh thường dân tộc Việt
Nam.
Có lẽ nào người Việt cứ để cho một đám sâu mọt gậm nhấm tài nguyên
quốc gia mãi như thế này được? Lẽ nào người Việt cứ chịu mãi cảnh thua
kém các nước khác, từ Mã Lai tới Miến Ðiện? Lẽ nào người Việt cứ chịu
mãi nỗi nhục bị Tàu lạ tấn công, người lạ đến cướp rừng, cướp biển? Lẽ
nào người Việt khi muốn làm lễ tưởng niệm những người lính chết năm 1979
vì chống quân xâm lăng lại bị cấm đoán? Cấm đoán họ tưởng niệm không
những là khinh rẻ người đang sống mà còn khinh cả những người đã chết;
người dân nước nào chịu mãi như thế được?
Nhiều người Trung Hoa biết kính trọng dân Việt Nam hơn. Trong bài
trước, mục này nhắc đến Tiết độ sứ Tăng Cổn cuối đời Ðường, với hai câu
thơ “Việt điện sơn xuyên” đối với “Ðường gia nhân vật.” Trong bài thơ đó
ông còn so sánh Nước Nam với xứ Thục (Tứ Xuyên bên Tàu) với hai câu:
“Hiệu Nam quốc chi giang san - Thắng thần long vu Thục địa” (nghĩa là:
Giang sơn nước Nam này hơn hẳn rồng thần đất Thục.)
Nếu như ông Nguyễn Phú Trọng biết đọc thơ thì chắc ông lú đến nỗi
không khinh rẻ người Việt như vậy. Nếu đọc thơ, ông sẽ biết thi sĩ
Nguyễn Ðắc Kiên viết mấy câu thơ như vầy:
“lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, gieo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn ‘mày phải sợ’”
“lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, gieo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn ‘mày phải sợ’”
Nhà thơ không biết sợ cho nên bật lên lời nói thẳng. Ông bị mất việc
làm ngay. Nhưng sau đó viết thư cho mọi người ông lại yêu cầu đừng ai đả
kích tờ báo đã cho ông thôi việc, họ không có cách nào khác, tội
nghiệp. Ðó là cách cư xử cao thượng theo đạo lý người Việt Nam. Không lẽ
một dân tộc sống như vậy mà lại chịu làm tôi mọi cho một đảng bất lực
và tham nhũng mãi?
Người Việt Nam sẽ lắng nghe những lời tâm huyết trong thơ Nguyễn Ðắc Kiên:
“còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất!”
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất!”