Cầu Nhật Tân
'Cần đảng đối lập để chống tham nhũng'
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói ông Nguyễn Bá Thanh sẽ chỉ nhổ được 'lá trên cành' mà không giải quyết được gốc rễ của tham nhũng.
Trả lời BBC tiếng Việt trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng Hai, ông A cho rằng vấn đề tham nhũng ở Việt Nam là do cơ chế hiện tại.
"Vấn đề trừng trị một ông A,B,C chỉ là chữa trên cành, trên lá chứ không phải ở gốc," ông nói với BBC qua điện thoại hôm 1/2/2013.
"Bảo ông (Thanh) xoay chuyển được điều gì đấy, tôi không tin."
Theo vị tiến sỹ này, cần "một đảng đối lập, hoạt động một cách dân chủ, lúc nào cũng soi mói đảng cầm quyền và nếu không làm được thì đến kỳ sau các ông xuống".
"Dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, luật pháp nghiêm túc, đấy mới là gốc."
Về kết luận của Thanh tra chính phủ thời gian gần đây về 'sai phạm gây thất thoát 3400 tỷ đồng' của Đà Nẵng trong thời gian ông Thanh làm Bí thư thành ủy, ông A cho rằng đây là đây là một sự "đấu tranh chia sẻ lại quyền lực trong nội bộ Đảng."
"Nếu theo những luật lệ hiện hành thì đứa trẻ con sinh ra một cái thì người ta muốn quy cho tội gì cũng thành tội đấy," ông nói.
Theo BBC Việt Ngữ
Dường như đã rút ra bài học sâu sắc từ vụ lấy phiếu tín nhiệm xử lý
lãnh đạo cấp cao tại Hội nghị toàn Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6
vừa qua, lần này, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được thiết kế rất
tinh vi với mức độ tập quyền cao nhằm tránh sự lũng đoạn.
Về chức năng, quyền hạn: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng được xây
dựng để có thể hoạt động đầy đủ như một Ban Chấp hành Trung ương thu
nhỏ. Nấc thang quyền lực được định rõ. Ngay cả Ban Cán sự Đảng của Chính
phủ cũng là đối tượng chịu sự chỉ đạo. Khi có chuyện lớn, bây giờ ông
Trọng không cần triệu tập toàn thể Ban Chấp hành như trước nữa mà Ban có
toàn quyền chỉ đạo và ra quyết định một cách kịp thời, theo định hướng
và ý đồ thống nhất. Ra quyết định hoặc chỉ đạo với danh nghĩa Trưởng
Ban, ông Trọng cũng sẽ tránh được điều tiếng vốn rất dễ phát sinh nếu
triệu tập họp Trung ương để giải quyết. Đó là chưa nói tới chuyện bày
đặt ra họp hành ầm ĩ, có khi “chúng nó” lại mua đứt hết cán bộ như Hội
nghị TW6 vừa rồi.
Về cơ cấu nhân sự: Ban có nhiều chức năng rất quan trọng nhưng cơ cấu
thành viên lại vô cùng “gọn nhẹ” để Trưởng Ban và Phó Ban thường trực
có thể dễ bề kiểm soát cũng như chỉ đạo thực hiện mệnh lệnh một cách
trực tiếp. Sợi dây trách nhiệm bây giờ được xác định rất rõ hai đầu –
bên chỉ đạo và bên chịu sự chỉ đạo, chịu trách nhiệm. Ngoài ra, cơ cấu
nhân sự của Ban gồm nhiều cán bộ từ những thành phần mà “chúng nó” khó
có thể lũng đoạn, hay nói nôm na là khó mua.
Tuy nhiên, quyền lực tập trung tại Ban Chỉ đạo chỉ thuần túy là quyền
lực theo hệ thống Đảng (tức Đảng quyền). Ở những sự việc hoặc tình
huống mà Đảng quyền có sự khác biệt với luật lệ, quy định pháp luật hiện
hành thì rất dễ phát sinh xung đột. Đặc biệt, các văn bản pháp luật
điều chỉnh hoạt động hiện nay trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng thì
không quy định rõ vai trò các cấp ủy đảng. Như vậy, để cho “thuận tiện”
và hiệu quả, trong chừng mực nào đó, các quy định pháp luật hiện thời
phải nhường chỗ cho các văn bản chỉ đạo của Đảng (vốn không phải văn bản
quy phạm pháp luật). Đây là chỗ rất phức tạp, rất dễ phát sinh tình
trạng lạm quyền, trái pháp luật, đưa pháp luật vào tay cá nhân, hành xử
tùy tiện, cảm tính.
5 chức năng quan trọng nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng:
Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt
động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện
phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để
xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp
luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm
quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.
Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối hợp
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng;
chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực
thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý
khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ,
việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.
Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng;
chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những
hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu
khống, gây mất đoàn kết nội bộ.
Chỉ đạo Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân
tối cao, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng
Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Công
an Trung ương, Quân ủy Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo về
công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.
5 Phó Trưởng ban gồm:
- Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;
- Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
- Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (Phó thường trực, làm việc và báo cáo trực tiếp TBT)
Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm:
- Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương;
- Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương;
- Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
- Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
- Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.