Việt Nam, một quốc gia đã bắt đầu thực hiện kê khai tài sản của
cán bộ công chức trong 4 năm qua, có một vài hàm ý chính sách. Trong
khoảng 600,000 bản kê khai tài sản của cán bộ công chức nộp hàng năm,
chỉ có 0,1% số bản kê khai tài sản này đã được xác minh, và trong khi
các bản kê khai tài sản này vẫn còn là bí mật đối với công chúng, tính
hiệu quả của biện pháp phòng ngừa tham nhũng này vẫn còn cần phải được
kiểm chứng. Thực tế là, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế
hiện đại (Vietnam Development Report 2010—Modern Institutions) của Ngân
hàng thế giới nhận định rằng việc kê khai tài sản ở Việt Nam sẽ có hiệu
quả hơn nếu các bản kê khai được công khai cho người dân và nếu số
người phải kê khai tài sản ít hơn.
Nếu bạn hỏi ai đó là điều gì hấp dẫn anh hay chị đến với
Bangkok, bạn sẽ thường nghe câu trả lời đó là những món ăn đậm đà gia vị
ngon tuyệt vời, những người Bangkok vui nhộn và hiều khách và một thành
phố sống động kỳ lạ luôn tràn ngập ánh sáng mặt trời. Nhưng điều gì nữa
đã đưa gần 40 chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng từ 15
quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từ Bộ phát triển quốc
tế Anh, từ các cơ quan của Liên hợp quốc và từ Ngân hàng thế giới, đến
với Bangkok cuối tháng 3 vừa qua? Đó là sự quan tâm học hỏi xem việc kê
khai tài sản công chức ở các nước trên thế giới được thực hiện như thế
nào và làm thế nào để kê khai tài sản trở thành một công cụ hữu hiệu hơn
trong phòng chỗng tham nhũng.
Cuộc hội thảo khu vực về minh bạch tài chính (minh bạch hóa tài sản)
đã được Ban liêm chính thị trường tài chính và Sáng kiến thu hồi tài sản
bị đánh cắp (Stolen Asset Recovery Initiative (StAR))
của Ngân hàng thế giới tổ chức. Hội thảo này đã tạo ra cơ hội để chuyên
gia các nước tham dự chia sẻ thông tin về thực hiện kê khai tài sản
trong khu vực công của mỗi quốc gia, từ các quốc gia đã xây dựng hệ
thống kiểm soát việc kê khai tài chính tương đối phát triển như Hàn Quốc
và Thái Lan, hay các hệ thống mới được xây dựng như Đông Timor, và các
hệ thống đã đạt được môt số kết quả nhất định như của Việt Nam và Trung
Quốc. Các đại biểu đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình, những khó
khăn mà họ gặp phải và mong muốn được học hỏi lẫn nhau. Đối với Việt
Nam, cùng với việc đánh giá 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, có một số thông điệp bổ ích có thể được nghiên cứu và áp dụng.
Một điều dễ thấy là các nước đều bắt đầu hành trình minh bạch hóa kê
khai tài sản của cán bộ công chức nhằm giải quyết vấn đề tham nhũng ở
quốc gia đó. Dù thời gian bắt đầu khác nhau ở mỗi quốc gia, mục đích của
hành trình này là giống nhau: giảm tham nhũng, tăng cường liêm chính
trong khu vực công và xây dựng các thể chể tốt hơn khi quốc gia phát
triển lên đến một vị thế cao hơn.
Tuy vậy, không có một hệ thống kê khai tài sản hình mẫu duy nhất nào
có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia (khác nhau về bối cảnh, khác nhau
về thể chế, v.v.) cho dù các nước đi sau đều có xu hướng học hỏi từ
những hệ thống phát triển hơn như ở các nước OECD
[*]. Không có hệ thống kê khai tài sản nào của các nước tham gia trong
hội thảo là hoàn hảo ngay từ đầu (và hiện tại các hệ thống này cũng chưa
được đánh giá là hoàn hảo!) nhưng các hệ thống này phát triển theo thời
gian, và thực tế là các hệ thống đó vận hành tốt hơn khi được điều
chỉnh một cách linh hoạt.
Rất nhiều các quốc gia gặp phải một vấn đề chung khi bắt đầu hành
trình kê khai tài sản công chức, đó là: đối tượng phải kê khai rất rộng
trong khi khả năng để xác minh thông tin trong các bản kê khai lại rất
hạn chế. Câu hỏi đặt ra là nên xây dựng một hệ thống kê khai tài sản ở
quy mô rộng hay nên bắt đầu với quy mô tập trung hơn. Rất nhiều quốc gia
trong khu vực đã không chọn phương án quy mô tập trung. Trong khi vẫn
chưa có một sự đồng thuận về phương án nào là tối ưu hơn, các đại biểu
tham gia hội thảo đều có chung suy nghĩ là rất cần thiết phải có một hệ
thống quản lý dữ liệu tốt. Đó là một hệ thống có thể lưu trữ một số
lượng tương đối các bản kê khai tài sản nhưng không vượt quá khả năng
kiểm soát của hệ thống đó để có thể cho phép xác minh, kiểm tra và có
phản ứng đối với những tín hiệu cảnh báo đưa ra bởi hệ thống quản lý dữ
liệu đó. Chẳng hạn, Hàn Quốc đã xây dựng một hệ thống mà có thể đưa ra
cảnh báo khi có bất cứ sai lệch nào giữa bản kê khai tài sản của công
chức với những đăng ký sở hữu đất đai của công chức đó. Những cảnh báo
này đã giúp các cơ quan chức năng của Hàn Quốc tiến hành nhiều cuộc điều
tra liên quan.
Học hỏi từ kinh nghiệm và hiểu rõ môi trường mà mỗi hệ thống kê khai tài sản vận hành cũng rất cần thiết. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp với những thuận lợi và những rào cản tiềm ẩn, mỗi quốc gia cần có một tầm nhìn giúp định hướng những bước đi cũng như các phương thức thực hiện minh bạch hóa tài sản đối với cán bộ công chức. Và tầm nhìn này phải được gắn liền với chiến lược phòng chống tham nhũng của mỗi quốc gia.
Học hỏi từ kinh nghiệm và hiểu rõ môi trường mà mỗi hệ thống kê khai tài sản vận hành cũng rất cần thiết. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp với những thuận lợi và những rào cản tiềm ẩn, mỗi quốc gia cần có một tầm nhìn giúp định hướng những bước đi cũng như các phương thức thực hiện minh bạch hóa tài sản đối với cán bộ công chức. Và tầm nhìn này phải được gắn liền với chiến lược phòng chống tham nhũng của mỗi quốc gia.
Những kinh nghiệm chia sẻ tại hội nghị cho thấy việc có một hệ thống
minh bạch kê khai tài sản cán bộ công chức cũng không phải là đã giải
quyết được vấn đề tham nhũng. Không có một thần dược duy nhất nào có thể
chữa trị căn bệnh tham nhũng. Tuy vậy, rất đáng khích lệ khi biết rằng
việc công khai kê khai tài sản của cán bộ công chức cho công chúng đã
giúp báo chí và các tổ chức xã hội dân sự có thể thực hiện các biên pháp
giám sát về lối sống, giám sát việc làm giàu bất chính và nhờ đó giúp
các cơ quan phòng chống tham nhũng phát hiện tham nhũng tốt hơn, ngăn
chặn được tham nhũng ngay cả trước khi nó có thể xảy ra.
Việt Nam, một quốc gia đã bắt đầu thực hiện kê khai tài sản của cán
bộ công chức trong 4 năm qua, có một vài hàm ý chính sách. Trong khoảng
600,000 bản kê khai tài sản của cán bộ công chức nộp hàng năm, chỉ có
0,1% số bản kê khai tài sản này đã được xác minh, và trong khi các bản
kê khai tài sản này vẫn còn là bí mật đối với công chúng, tính hiệu quả
của biện pháp phòng ngừa tham nhũng này vẫn còn cần phải được kiểm
chứng. Thực tế là, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 – Các thể chế hiện đại
(Vietnam Development Report 2010—Modern Institutions) của Ngân hàng
thế giới nhận định rằng việc kê khai tài sản ở Việt Nam sẽ có hiệu quả
hơn nếu các bản kê khai được công khai cho người dân và nếu số người
phải kê khai tài sản ít hơn.
Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy việc cần thiết phải có những biện
pháp phòng chống tham nhũng mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Một minh
chứng cụ thể là quyết định rất được hoan nghênh về việc công khai bản kê
khai tài sản cán bộ công chức tại cơ quan của cán bộ công chức. Vậy các
biện pháp mạnh mẽ hơn nữa gia tăng cam kết về tính liêm chính sẽ là các
biện pháp gì? Liệu công khai, một phần hay toàn bộ, bản kê khai tài sản
của cán bộ công chức cho công chúng sẽ là một trong những biên pháp đó?
Những món ăn đậm đà hương vị như món Tom Yum Kung (Canh tôm chua cay–
có thể là sẽ quá chua và cay cho người mới ăn lần đầu!) hay món Khao
Niaow Ma Muang (tráng miệng xôi xoài ngọt ngào) cùng với ánh nắng rực
rỡ, những yếu tố hấp dẫn nhiều người đến với Bangkok chính là những gợi ý
tại cuộc hội thảo này. Những ý tưởng mạnh mẽ, những hành động quyết
liệt hơn sẽ là những yếu tố rất cần cho nỗ lực phòng chống tham nhũng ở
Việt Nam. Thông tin khác về Quản trị nhà nước ở Việt Nam.
_________________________
[*] OECD – Organization for Economic Cooperation and Development, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế