Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Báo Bảo vệ Pháp Luật - Lộ ‘đơn trình bày và nguyện vọng khẩn thiết’ của ông Đặng Văn Thành


Báo Bảo vệ pháp luật nhận được đơn xin cứu xét của ông Đặng Văn Thành (SN 1960, hiện thường trú tại 32/89 Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (gọi tắt là Sacombank).
Cụ thể, theo đơn trình bày của ông Thành: Vào lúc 10h sáng ngày 01/11/2012, các thành viên trong gia đình ông gồm ông Thành, hai con Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My (trừ vợ ông là Huỳnh Bích Ngọc bận đi công tác không đến được) đã được Cơ quan CSĐT Bộ công an (C46B) “mời” đến trụ sở Bộ công an phía Nam tại số 258 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Khi đến làm việc, ông Thành và hai con hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt khi Cơ quan CSĐT đề nghị các thành viên trong gia đình ông giải trình một số vấn đề: Quá trình điều hành hoạt động của các thành viên trong gia đình ông với tư cách là các thành viên lãnh đạo trong Hội đồng quản trị của Sacombank; Việc mua bán tài sản của Sacombank với các đối tác khác của Sacombank; Làm rõ các khoản dư nợ của các Công ty mà Đoàn Thanh tra đánh giá là gia đình ông có tham gia góp vốn. Trong khi, cha con ông không hề được Cơ quan điều tra thông báo trước lý do phải giải trình.
Với ý thức tôn trọng pháp luật, ông Thành và các con đã tự nguyện ở lại từ 10h sáng ngày 01/11/2012 cho đến 17h ngày 03/11/2012, nghiêm túc trình bày những vấn đề được Cơ quan điều tra mong muốn xác minh làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình ở lại và làm việc tại Cơ quan điều tra, HĐQT Sacombank đã tổ chức họp và bãi miễn chức danh Chủ tịch HĐQT do ông Thành đảm nhiệm mà không có sự tham gia của ông, sau đó ông Thành mới viết đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Sacombank.
Theo phản ánh của ông Thành, sau khi được về nhà, bản thân vì quá sốc trước quá trình diễn biến tố tụng hết sức bất ngờ này, ông đã bị bệnh nặng phải cấp cứu tại Bệnh viện Pháp – Việt, con ông là Đặng Hồng Anh đã tiếp tục được mời lên làm việc tại Cơ quan điều tra.
Theo phán đoán của ông Thành, nguồn gốc của sự việc đang xảy ra có lẽ bắt đầu từ khi các nhóm cổ đông lớn thuộc Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Eximbank gửi công văn ngày 01/03/2012 về Biên bản họp nhóm cổ đông với tỷ lệ đã sở hữu 53,26% vốn điều lệ của Sacombank yêu cầu được tham gia HĐQT Sacombank. Sau khi tiến hành thương lượng, bản thảo về cơ cấu nhân sự HĐQT không đạt được kết quả như mong muốn, nhóm Ngân hàng Phương Nam đã thương lượng v/v chuyển nhượng thêm 15% vốn điều lệ mà Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đương nhiệm sở hữu. Việc đàm phán kết thúc và các bên đồng ý ghi nhận thành quả và những giá trị hữu hình và vô hình mà thương hiệu Sacombank có được và tôn trọng các giao dịch hiện có, cũng như cam kết không hồi tố bất cứ vấn đề gì nào do Hội đồng quản trị đương nhiệm đã phê duyệt.

Ông Đặng Văn Thành
Tuy nhiên, thật bất ngờ là sau khi thỏa thuận về việc bổ sung, thay đổi các vị trí chủ chốt trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành, Ban Kiểm soát, các cơ cấu, bộ phận có liên quan, trong đó cá nhân ông Thành (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,976%) vẫn đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,459%) đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch HĐQT, thì được biết Thanh tra Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Đoàn Thanh tra để thanh tra Ngân hàng Sacombank. Đoàn Thanh tra đã tiến hành làm việc từ giữa tháng 7/2012 về nhiều nội dung, trong đó có biên bản làm việc ngày 05/10/2012 đề cập đến các vấn đề có liên quan đến việc cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng “bị coi” là có liên quan đến các thành viên gia đình chúng tôi.
Trong khi tôi bị bệnh phải điều trị, chưa có điều kiện trực tiếp làm việc và giải trình với Đoàn Thanh tra thì sự việc Cơ quan điều tra Bộ Công an triệu tập gia đình chúng tôi khiến cho gia đình chúng tôi hết sức băn khăn và cảm thấy lo lắng, vì:
Thứ nhất, liên quan đến hoạt động của Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động của Sacombank, cho đến thời điểm hiện nay khi gia đình ông bị mời lên Cơ quan điều tra làm việc, Sacombank vẫn chưa hề nhận được dự thảo Kết luận thanh tra, chưa được thực hiện quyền giải trình của người bị coi là đối tượng thanh tra và hoàn toàn chưa nhận được bản Kết luận thanh tra chính thức để được giải trình, cung cấp tài liệu để được xem xét theo quy định.
Thứ hai, về một số vấn đề và cáo buộc đối với gia đình ông Thành bị coi là sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Sacombank mà Cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ, ông Thành cho biết: các Bản Thỏa thuận hợp tác chiến lược ký ngày 27/3/2012; Bản Thỏa thuận của nhóm cổ đông lớn đã thể hiện quan điểm là “hai bên thống nhất tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động của các cấp lãnh đạo đương nhiệm của Sacombank nếu các quyết sách này phù hợp với quy định của pháp luật”; “tôn trọng các giá trị, công sức của sáng lập viên Sacombank, tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát điều hành hoạt động trước đây của lãnh đạo Sacombank”. Qua đó, các nhóm cổ đông lớn đã tiến cử các chức danh lãnh đạo mới trong Hội đồng quản trị, Ban điều hành đều thống nhất ghi nhận các thành quả mà Sacombank đã đạt được, tôn trọng và cam kết kế thừa các quyết sách mà Lãnh đạo Sacombank cũ đã thực thi trên cơ sở tìm kiếm các giải pháp hợp lí, hợp tình.
Thứ ba, những vấn đề, nội dung, con số xác định thiệt hại mà hiện nay nhóm cổ đông lớn, Ban lãnh đạo hiện hành của Sacombank đang quy buộc gia đình chúng tôi phải chịu trách nhiệm và cơ quan CSĐT đang làm rõ là chưa đảm bảo căn cứ, cơ sở pháp lý: bởi các vấn đề liên quan đến SBS, các khoản nợ tín dụng tại Sacombank của các Công ty bị coi là có liên quan đến gia đình chúng tôi, cũng như việc mua “lợi thế thương mại” của Công ty cổ phần thẩm định giá Thương Tín… là những vấn đề tồn đọng từ các quyết sách của HĐQT và Ban điều hành cũ trước đây. Những vấn đề tồn đọng này đã được các nhóm cổ đông lớn ghi nhận tại các Thỏa thuận, cam kết, Nghị quyết đã nêu trên, cần được xem xét, tìm kiếm các giải pháp hợp tình, hợp lý, trong đó cần xem xét đến thời gian, bối cảnh, nguyên nhân, các yếu tố khách quan tác động đến các xác định bản chất sự việc.
Tất cả các khoản dư nợ tín dụng nói trên đều nằm trong thời hạn của hợp đồng tín dụng, có tài sảm đảm bảo và được các tổ chức tín dung trong và ngoài nước xếp hạng bậc tín nhiệm cao. Gia đình ông Thành đã tập hợp đầy đủ các tài liệu liên quan để mong được giải trình về bản chất các khoản dư nợ này và các tài sản bảo đảm. Ngoài ra, các tài sản mua – bán – thuê bao gồm quyền sử dụng đất, quyền thuê đất tại Khu Công nghiệp Tân Kim (mở rộng); Khu công nghiệp Tân Kim; tại Khu phố 1 phường Quyết Thắng TP Biên Hòa; tại 40E đường Út Tịch, quận Tân Bình, tại phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa; tại thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc và việc bán tài sản tại các Kho tại Khu công nghiệp Sóng Thần…,đã được HĐQT mới, trong đó có tân Chủ tịch HĐQT – ông Phạm Hữu Phú (đại diện cho nhóm cổ đông lớn) đặt bút ký….
Sau khi trở thành nhóm cổ đông lớn chi phối tại Sacombank, HĐQT mới đã quyết định cho phép Ban điều hành triển khai thực hiện các giải pháp theo quy định của pháp luật, bởi còn liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết các Thỏa thuận, hợp đồng nêu trên. Do vậy, trong trường hợp nếu có thiệt hại thì các chủ thể sẽ tự giải quyết với nhau thông qua đàm phán, thương lượng, nếu tranh chấp không giải quyết được thì có quyền đưa ra Tòa án, Trọng tài giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự – kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, những vấn đề liên quan đến quyền được giải trình các nội dung mà Đoàn Thanh tra đặt ra chưa được Sacombank thực hiện. Các cam kết và thỏa thuận của các nhóm cổ đông lớn hiện đang nắm quyền điều hành Sacombank, cũng như các quyết sách mà họ đã long trọng đưa ra, đều là những vấn đề, nội dung đang trong lộ trình cần được xem xét, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, tính lịch sử của vấn đề, cũng như đánh giá bản chất và có căn cứ xem các khoản tiền bị coi là thiệt hại có xác thực hay không.
Ông Thành khẳng định, là người sáng lập và tận lực, tận tâm đổ biết bao mồ hôi, công sức, cùng bạn bè, cộng sự, tập thể cán bộ nhân viên gây dựng nên hệ thống Sacombank từ khi mới thành lập (1991 với vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng) đến sự phát triển như ngày nay: tổng tài sản hơn 160.000 tỷ đồng; 400 chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp nước cũng như sang cả thị trường của hai nước bạn Lào và Campuchia…10 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế là 2.259 tỷ đồng, đặc biệt là thặng dư tiền mặt hơn 1.700 tỷ đồng. Tổng cộng tích sản đạt trên 7.000 tỷ đồng. Đồng thời Sacombank là một trong 20 đơn vị nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Niềm vui chưa trọn thì gia đình ông Thành bị Cơ quan CSĐT liên tục mời lên làm việc. Việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của gia đình ông, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính gia đình ông (hiện tại, cổ phần của gia đình ông Thành còn tại ngân hàng là 8%); mà đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán và hoạt động tài chính – ngân hàng, khiến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị các phương án đối phó, giải quyết tình trạng bất ổn tại Sacombank hiện nay.
Nguyện vọng của ông Thành và các con hiện nay là được tạo điều kiện giải trình với Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề có liên quan quá trình thanh tra hoạt động của Sacombank và xin nghiêm túc chấp hành các quyết định có liên quan về việc giải quyết, khắc phục hậu quả (nếu có), như :Xin xem xét, đánh giá về các thỏa thuận, cam kết và kiến nghị mà đại diện nhóm cổ đông lớn, Hội đồng quản trị mới đã chấp thuận hoặc quyết định hiện vẫn còn nguyên giá trị pháp lý, đang trong quá trình triển khai thực hiện. Về bản chất các vấn đề nêu trong các thỏa thuận, quyết nghị nêu trên là các quan hệ dân sự – kinh doanh thương mại. Trong trường hợp phát sinh các tranh chấp về quyền lợi, tài sản, nêu không thỏa thuận, thương lượng được thì các bên có thể đưa ra giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự – kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật;…
Xin chuyển nội dung xin cứu xét của các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho gia đình ông cũng như sự phát triển chung của Sacombank.
Theo Bảo vệ Pháp Luật
____________________________
Đây là những tin đồn từ Quan Làm Báo mà Dân Luận chưa có điều kiện kiểm chứng, độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết:
QUAN LÀM BÁO - ÔNG THÀNH ĐÃ CHÍNH THỨC "BỊ CƯỚP TRẮNG" SACOMBANK!
Ngân Hàng Nhà Nước vội vã chấp thuận đơn từ chức của ông Đặng Văn Thành mà ai cũng thừa biết bởi chính sự 'ép buộc' của thầy trò Tô Lâm để hoàn tất vụ ăn cướp Sacombank của Trầm Bê và Eximbank, xoá sạch mọi bằng chứng tội lỗi của Thống đốc Bình đã tiếp tay rót tiền 10.000 tỷ từ NHNN và Eximbank đã thông qua Lê Hùng Dũng, Phạm Hữu Phú, Phạm Trung Cang rút tiền của Eximbank để thâu tóm cổ phiếu Sacombank 'thay cho' Trầm Bê để được trả công mỗi cổ phiếu 2.000 đồng!
Vậy là đén hôm nay chính thức Thống đốc Bình đã đặt bút hợp thức hoá cho bè lũ ăn cướp và gia đình ông Đặng Văn Thành đã 'bị đuổi' ra khỏi Sacombank.
Lẽ ra tất cả những bố già 'đỏ' và đen tham gia thâu tóm Sacombank phải bị nhanh chóng điều tra công bố kết quả cho nhân dân cả nước vì một vụ thâu tóm chấn động đầy khuất tất! Nhưng ngược lại gia đình ông Đặng Văn Thành lại đang phải đối mặt với vòng lao lý và hàng ngày bị triệu tập đến hầu lũ đầu trâu mặt ngựa của Tô Lâm và Phạm Quý Ngọ. Mục đích của việc bắt giam, điều tra gia đình ông Thành để buộc ông phải giao chức vụ Chủ tịch HĐQT Sacombank mà chắc chắn bình thường ông sẽ không bao giờ giao đứa con mang nặng đẻ đau 20 năm của mình cho lũ ăn cướp khát máu!
Thật tức cười khi thấy Quan làm báo đăng tải hàng loạt bài về sự lộng hành của những tên bạo chúa đồ tể thì chúng lại chụp mũ ngay "gia đình ông Đặng Văn Thành có quan hệ gì với QLB?"...
Đúng là những kẻ đồ tể đứng trên pháp luật đang hành hạ dân lành và người dân lương thiện không còn hiểu được một chân lý đơn giản: Quan làm báo đấu tranh cho công lý, tiêu diệt bè lũ tham quan đang ăn mục ruỗng đất nước... Lũ đầu trâu mặt ngựa Phạm Quý Ngọ và Tô Lâm không tiền thì đố chúng nó làm, 'suy bụng ta' ra để mà quy kết người dân vô tội cho dù chính QLB chưa một lần gặp mặt gia đình ông Đặng Văn Thành.
Nhân dân Việt Nam sẽ còn phải chịu nhiều bất công, áp bức, nhục hình của những tên bạo chúa đồ tể đang thống trị đất nước hiện nay đến bao giờ?
QUAN LÀM BÁO - ĐƠN TỪ NHIỆM CỦA ÔNG THÀNH KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ
Báo Thanh Niên 'chụp' đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Samcobank của ông Đặng Văn Thành khiến chúng ta gợi nhớ lại lá đơn cũng na ná của Lý Xuân Hải - Từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng ACB!
Đằng sau những chữ viết tay loằng ngoằng của cả Lý Xuân Hải và Đặng Văn Thành đều chung một ẩn số! Đó chính là họ đều buộc phải viết đơn từ nhiệm một cách trái pháp luật trước sự ép buộc của lực lượng công an!
Về nguyên tắc những vị trí Chủ tịch và Tổng giám đốc của những công ty niêm yết không thể anh muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì xin từ chức! Những vị trí quan trọng này đều phải được đại hội đồng cổ đông thông qua đơn xin từ nhiệm và chỉ khi đó mới chính thức được bàn giao trọng trách của mình cho ngừoi kế nhiệm.
Với cái trò ép buộc rời khỏi vị trí trọng trách đã được Đại hội đồng cổ đông tin tưởng bầu lên của công an một cách trái pháp luật nếu gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, gây thiệt hại cho cổ đông, cho Công ty niêm yết thì chính lực lượng ép buộc việc làm trái pháp luật này sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Có thể hôm nay những loại đồ tể , loại ma quỷ như thầy trò Tô Lâm đang coi Trời bằng vung, song trong 10 năm tới những cổ đông bị thiệt hại từ sự vi phạm luật pháp này vẫn có quyền khởi kiện để buộc chúng phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy cho đến hôm nay, việc từ nhiệm của ông Thành là hoàn toàn chưa được Đại hội cổ đông thông qua và việc đưa Phạm Hữu Phú - Một mắt xích đồng loã của đường dây ăn hối lội, rút tiền Eximbank thôn tính Samcobank - hoàn toàn là bất hợp pháp. Do vậy mọi quyết định và chữ ký của Phạm Hữu Phú hoàn toàn là bất hợp pháp và phải bị vô hiệu hoá!
QUAN LÀM BÁO - HƯỞNG: "DIỆT TẬN GỐC NHÀ ÔNG THÀNH"!
Quanlambao - Ngày 1/11/2012 Bà Huỳnh Bích Ngọc - Vợ của ông Đặng Văn Thành chủ tịch Samcobank vừa bị Tô Lâm và thuộc hạ của Nguyễn Văn Hưởng bắt đã từ nhiệm thành viên công ty mía đường Bourbon. Bà Ngọc vẫn được mệnh danh 'Nữ hoàng mía đường'. Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, mặc dù đã bắt cả hai cha con ông Đặng Văn Thành, song thầy trò Hưởng và Tô Lâm vẫn chưa dừng lại, chúng đang dự định sẽ tiêu diệt tận gốc để trừ hậu hoạ và bà Ngọc có thể sẽ là người tiếp theo bị chúng bắt.
Bà Ngọc dưới con mắt của Hưởng và Tô Lâm là một người phụ nữ bản lĩnh và không dễ gì khuất phục, viẹc để 'sổng' bà này có thể sẽ gây mầm hoạ, do vậy bà Ngọc hiện đã vào tầm ngắm của chúng. Đồng thời Luật sư Trần Văn Hải - Người vừa bào chữa cho hai nhạc sĩ vừa bị kết án, đồng thời cũng là Luật sư lên tiếng về vụ cưỡng chế Văn Giang, là người đã từng làm đơn tố cáo Nguyễn Văn Hưởng, dù chưa gởi đi, song đã trở thành đích nhắm để Tô Lâm và Hưởng sẽ bắt đợt này 'vì đã to miệng' bảo vệ 'lũ dân đen' như Tô Lâm 'gọi tên'. Như vây sau Luật sư Trần Đình Triển đã từng là đối tượng tiễu trừ vì 'dám' nhận lời bảo vệ Cù Huy Hà Vũ đã bị an ninh bám theo và đã bị cảnh cáo yêu cầu không được lên tiếng phát biểu bảo vệ dân chủ thì Luật sư Trần Văn Hải có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo. Đặc biệt Luật sư Hải lại là luật sư của Gia đình ông Đặng Văn Thành và Samcobank - Đó càng làm cho Hưởng và Tô Lâm điên cuồng xây dựng hồ sơ để bắt giam.
Chỉ một thời gian ngắn sau Hội nghị Trung ương 6, tình hình Việt Nam đang đi vào những ngày đen tối cùng cực. Bè lũ tham quan bạo chúa Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Văn Hưởng trở nên vô cùng lộng hành, dù 'nhận trách nhiệm lớn' trước Quốc Hội, song xem ra ông Thủ Tướng này đã không làm gì để cải thiện tình hình kinh tế đất nước mà đang dồn lực để tiêu diệt những nhân chứng có thể vạch mặt tham nhũng, lũng đoạn của gia đình ông và băng nhóm tội phạm.
Hiện nay Hưởng và Tô Lâm có thể độc diễn làm mưa làm gió vì ngoài quyền lực được ba Dũng chống lưng, chúng còn được đô la của Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang mang rải khắp nơi để 'trả công' cho đam tay sai 'an ninh' của Tô Lâm và Hưởng nhằm tiêu diệt các đối thủ
Đêt giữ 'cái ghế' của Nguyễn Tấn Dũng, Hùng Anh và Quang đã bỏ ra 300 triệu Mỹ kim, đây chỉ là một phần nhỏ trong số tiền mà chúng đã kiếm được từ dự án mỏ Núi Pháo. Hiện nay chúng đang được Thủ Tướng khẩn trương thực hiện đề án thâu tóm Gtel để sáp nhập vơi Mobilefone. Nếu thương vụ này thành công, chỉ cần bỏ ra 50 triệu nhưng Thầy trò Huỏng - Hùng Anh - Quang và Phượng sẽ dễ dàng thu được cả tỷ USD khi bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy chính ba Dũng đang tạo nguồn tài chính cho Quang và Anh để rồi chúng lại dùng tiền này bơm lại 'cho guồng máy' các quan tham trong lực lượng an ninh chạy đềutheo điều khiển của chúng.
Chính trường và thương truòng Việt Nam đang bị bè lũ Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Văn Hưởng và cac bô giá Quang - Anh điều khiển....
Chắc chắn sẽ còn nhiều người trở thành nạn nhân của những kẻ khát máu và khát tiền này.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"