VietuSaigon 23.11.2012
Gần
đây, thông tin về nạn bắt chó trộm, đập chó giữa ban ngày, thậm chí
cướp trắng chó trước mặt chủ và dùng hung khí đe dọa… ngày càng trở nên
nổi cộm. Thêm nữa, chuyện người dân tức giận, phục kích, bắt và đánh
chết, đốt xe, khi công an can thiệp, đưa xe cứu thương đến để đưa kẻ
trộm đi cứu cấp thì người dân bao vây xe cứu thương, không cho đi, cho
đến khi kẻ trộm chết, họ chứng kiến tận mắt mới chịu ra về.
Vì đâu kẻ trộm lại lộng hành đến thế? Vì đâu người dân lại có cách hành xử nặng tay đến độ nhẫn tâm như vậy?
Trước
tiên, có lẽ phải coi lại vấn đề an ninh, coi lại cách làm việc của
ngành công an. Theo dõi và khảo sát nhiều vụ công an xử lý kẻ trộm chó,
một kết quả dễ nhận biết là ngành công an không hiểu gì về luật (chí ít
là trong hành xử với kẻ trộm chó). Dựa vào sự yếu kém, dốt nát pháp luật
của công an mà kẻ trộm ngày càng lấn lướt, càng bạo hành. Hoặc ngược
lại, công an đã đạp lên pháp luật để đồng lõa cái xấu, tội ác.
Đơn
cử một ví dụ, hiện nay, nếu người dân bắt được kẻ trộm chó trong lúc
hắn đang hành sự, đương nhiên là muốn bắt được kẻ trộm chó, người dân
phải đối mặt với mức độ nguy hiểm rất cao, có thể bị kẻ trộm đánh lại,
châm roi điện, dùng mã tấu chém cho đến chết.
Nhưng
khi giải kẻ trộm đến cơ quan công an, hắn sẽ bị xử phạt ở mức độ hành
chính, căn cứ theo giá trị thịt chó trên thị trường, giả dụ con chó hắn
bắt nặng hai mươi ký, giá trên thị trường sẽ là 500 ngàn đồng, công an
sẽ phạt hành chính 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. Lúc này, kẻ trộm ký
biên bản, nộp phạt, nói nhỏ nhờ công an đưa hắn ra khỏi cơ quan, về nhà
để khỏi bị đánh thêm. Mọi việc coi như xong!
Và
cứ như vậy, kẻ trộm ung dung đi bắt chó, ung dung nộp phạt, ung dung
sắm thêm “đồ nghề”, hung khí để hành nghề, để gở vốn đã bỏ ra nộp cho
công an. Riêng về khoản tiền nộp phạt, dần dà trở thành một thứ cống
phẩm không cần biên lai nộp/thu tiền, không cần văn bản nào ngoài một
bên dúi tiền, một bên nhận tiền và bên “bị phạt” được bên “phạt” dắt ra
về an toàn. Xem như kẻ trộm trả công người bảo vệ cho mình ra về!
Nếu
đặt ngược vấn đề, công an làm việc một cách nghiêm túc, căn cứ trên
những điều khoản luật qui định thì còn kẻ trộm nào dám tiếp tục hành
nghề, càng ngày càng bạo như bây giờ?
Ngay
trong đơn vị xã, phường, cơ số công an và dân phòng luôn luôn là một
đến ba tiểu đội, ở những phường trực thuộc quận nhạy cảm trong thành
phố, con số này lên đến trung đội, thậm chí vài trung đội. Nếu những
tiểu đội, trung đội này phân công thành tốp để tuần tra, phục kích mỗi
đêm thì chắc chắn bằng cách gì, kẻ trộm cũng phải sa lưới pháp luật. Vì
không có thứ trộm nào liều lĩnh và dễ bị lộ như trộm chó – vật báo động
an ninh số một.
Và
sau khi bắt kẻ trộm, thay vì phạt hành chính như đã thấy, tập trung
điều tra, phân tích cấu thành tội phạm để thấy rằng đây không còn là một
cái tội trộm cắp vặt mà là hành vi trộm cắp, cướp bóc có tổ chức, từ cơ
sở tiêu thụ sau khi trộm, cướp cho đến xe máy khi hành nghề, băng nhóm
để giải vây, hung khí để trấn áp, hành hung người dân, thậm chí, sự việc
này tiếp diễn, lặp đi lặp lại nhiều lần và ngày càng táo tợn… Chỉ ngần
ấy yếu tố, cũng đủ để ghép vào khung hình sự và phạt tù.
Nhưng
công an đã không làm những thao tác lẽ ra họ phải làm để bảo vệ an ninh
cho nhân dân (vì trên một nghĩa nào đó, chó là vật nuôi báo động an
ninh gia đình, nhiều gia đình hợp thành cộng đồng, xã hội. Bảo vệ chó
cũng là cách bảo vệ an ninh cho nhân dân. Và kẻ trộm chó, dù cố ý hay vô
tình cũng làm tổn hại đến an ninh xã hội) mà họ chỉ phạt qua loa, không
có văn bản, biên bản thu/nộp phạt.
Chính
vì cách làm việc thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm, qua loa và mang
tính đồng lõa với kẻ xấu của công an đã khiến người dân không còn tin
tưởng vào công lý, không còn tin tưởng vào công an, họ quay sang tự xử
để vừa bảo vệ vật nuôi yêu quí, vừa xả cơn tức giận và vừa tiêu diệt kẻ
gian, cái ác.
Nhưng
một khi tức nước vỡ bờ, cơn nổi giận của đám đông sẽ khó mà lường trước
mức độ. Những cái chết kinh hoàng của kẻ trộm chó trong những năm gần
đây ở Nghệ An, Thanh Hóa là bằng chứng rõ nét cho vấn đề này.
Đối
với kẻ trộm chó, kẻ cướp giật giữa ban ngày của nhân dân thì mọi
chuyện, công an cứ xử như không có gì. Nhưng đối với người yêu nước, nói
lên tiếng nói tự do, dân chủ, khoa học, tiến bộ thì lại khác, không có
tội cũng ghép cho có tội, dùng mọi thủ đoạn, hành vi man trá, bỉ ổi, bất
chấp lương tri, đạo đức, tình người. Thậm chí, chỉ bằng cái bao cao su
qua sử dụng, bằng vài trò bắt nguội giữa đường, đâm xe, gây tai nạn… Để
đẩy người đó vào tù tội, lao lý.
Nếu
chịu khó xâu chuỗi lại những chuyện đã diễn ra từ những năm đầu thế kỷ
21 đến nay, có một sự trùng lặp khá buồn cười: Nạn trộm/cướp chó gia
tăng; Người yêu nước bị đàn áp, bị bắt ngày càng cao; Ông Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ngày càng bình thản hơn.
Sự gia tăng ở hai vế đầu thì dễ nhận biết hơn, vì nó đã thành hiện tượng gây nhức nhối trong quốc dân.
Gương
mặt ngày càng lạnh tanh của ông Dũng thì có vẻ tinh vi hơn, kín đáo hơn
cho dù ông vẫn trương ra mỗi ngày bằng những câu rất cửa miệng trên
truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, như: “Toàn
đảng, toàn dân quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh”; “Không xóa được
tham nhũng, tôi xin từ chức!”; “Tôi xin cam kết với toàn thể nhân dân sẽ
làm tròn trách nhiệm”; “Tôi xin thay mặt toàn thể chính phủ xin lỗi
nhân dân…”…!
Nếu
xét trên góc độ bản chất, việc ông Thủ tướng Dũng cứ lặp đi lặp lại câu
hứa, cam kết, xin lỗi, đổ thừa cho tập thể… Lại rất giống với bản chất
của một kẻ trộm chó.
Sở
dĩ nói giống vì bản thân kẻ trộm chó chưa bao giờ bị hình phạt đúng
người, đúng tội. Và hơn nữa, chính sự lu loa, lấy lệ, đã khiến cho kẻ
trộm càng lúc càng bị mù mờ về tội lỗi, hắn đâm ra nghi ngờ ngay cả hành
vi của mình có thật sự là cái tội, hay chỉ là một kế sinh nhai không
hợp lẽ cho lắm. Bởi “không hợp lẽ cho lắm” nên hắn được du di, xí xóa,
đóng phạt qua loa, lấy lệ và hắn cứ tiếp tục ngày càng mạnh tay cũng
không hề hấn gì.
Ông
Thủ tướng Dũng, không chừng đến giờ phút này, mọi sai trái, tội lỗi của
ông đối với nhân dân, qua nhiều lần “du di”, nhiều lần đấu đá nội bộ,
phần thắng vẫn thuộc về tay ông đã làm ông nghĩ lại, chưa chắc ông tin
mình đã làm sai, có tội với nhân dân, mà cái đầu ông sẽ chứa những ý
nghĩ như: Do dân kém hiểu biết, thử làm Thủ tướng như ông đi sẽ thấy khó
nhường nào; Tài sản cả khối rừng vàng biển bạc ra đấy, ông khoắn một tí
thì có gì là ghê gớm…
Và
cứ thế, ông thẳng tay làm theo lòng ham muốn mà chẳng hề hấn gì, cùng
lắm thì xin lỗi, mà không phải xin lỗi cá nhân, ông còn nắm uy lực của
một kẻ đứng đầu, đại diện tập thể để thay mặt tập thể nhận lỗi. Như vậy
thì ông quá sang, quá liêm chính rồi chứ còn gì, đâu phải lỗi cá nhân
ông?!
Cái
khác của ông Thủ tướng Dũng với kẻ trộm chó là, kẻ trộm chó còn phải lo
lót cho công an, còn sợ bị tù nếu công an chịu làm việc nghiêm túc. Còn
ông Dũng có cả một đám lâu la, tay chân bộ hạ là đủ các loại công an từ
lớn cho đến bé. Như vậy ông còn phải sợ ai?!
Nhưng
có một điều, hình như ông Dũng và đảng Cộng sản chóp bu đã quên hoặc cố
tình quên: Công lý và lòng người. Những thứ đó, nếu không may để lệch
lạc, mất đi, xem như không còn gì nữa. Và nguy cơ bị đánh đập, bị đốt
thành tro như những tên trộm chó đối với những tham quan như ông và đám
chóp bu không phải còn xa. Nếu không nói là trong gang tấc!