Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

"Đòi sửa Hiến Pháp" cũng bị phạm tội? Thế bắn hết những đứa nào đang đòi sửa Hiến pháp ở Quốc Hội!

Innova, biên tập viên Dân Luận
29353_497888413577502_896387632_n.jpg
Tôi không biết mình đọc có lộn không nữa:
“Ông Định có tư tưởng đa nguyên đa đảng, đòi sửa điều 4 Hiến pháp, đòi phi chính trị trong giáo dục, đề cao xã hội dân chủ,” ông Lương giải thích, “Hội đồng xét xử cho rằng không phù hợp và đi ngược lại đường lối của Nhà nước và pháp luật.”
1. "Có tư tưởng" cũng bị phạm tội? Nguy hiểm thật.
2. "Đòi sửa Hiến Pháp" cũng bị phạm tội? Thế bắn hết những đứa nào đang đòi sửa Hiến pháp ở Quốc Hội.
3. "Đòi phi chính trị trong giáo dục" cũng bị phạm tội? Thế từ khi nào VN chính trị hóa giáo dục?
4. "Đề cao xã hôi dân chủ" có phạm tội? Thế anh Ba vừa mới tuyên bố cái gì về dân chủ?

Thủ tướng nhấn mạnh: “Giải pháp có ý nghĩa quyết định cơ bản, động lực bao trùm cơ bản đó chính là thực hành dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và chăm lo lợi ích của nhân dân, là lòng dân, là sự đồng thuận của xã hội. Như Bác Hồ đã dạy là mọi quyền hành, mọi lợi ích, mọi lực lượng là ở dân và vì nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, theo tôi đây là giải pháp cơ bản quyết định và cũng là động lực bao trùm để chúng ta thực hiện thành công cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Theo báo Pháp luật TPHCM
Tôi thấy chẳng được điểm nào cả. Tòa thật... phản động.
Các điều luật 79, 88 ngày càng được áp dụng một cách tùy tiện và quá đáng, thậm chí mang tính khủng bố.
Trước hết phải định nghĩa lại. Thế nào là chống "Nhà nước".
Nhà nước ở đây là gì? Là đất nước (country), hay là chính phủ (goverment) hay là thể chế chính trị (political regime).
Ở đây cần phải khai báo cho rõ, không thể để người dân hiểu nhầm "nhà nước" là đất nước thành "nhà nước" là thể chế chính trị. Sự nhầm lẫn này rất tai hại vì có những hành động được xem lại giúp ích cho đất nước, nhưng gây hại cho thể chế chính trị. Ví dụ như "Đòi hỏi thay đổi điều 4 hiến pháp".
Đây là sự gian lận con chữ, đánh tráo khái niệm. Luật pháp không thể mù mờ như thế.
Tôi đề nghị từ nay, luật pháp phải ghi rõ định nghĩa khái niệm nhà nước để toàn dân được hiểu, từ đó không phạm luật và vào tù vì thiếu hiểu biết.
Định nghĩa nhà nước theo Wiki, và có lẽ cũng là định nghĩa của pháp luật VN:
Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên, nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị. Thực chất, nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc
Theo định nghĩa này, mà theo tôi biết, cũng là định nghĩa ở VN, thì "nhà nước không phải là đất nước", mà nó là thể chế chính trị, là một tổ chức xã hội ở Việt Nam. Bất cứ hành vi nào chống lại tổ chức xã hội này sẽ vi phạm vào điều luật 88.
Suy nghĩ không phù hợp của thầy giáo Đinh Đăng Định, cũng như nhiều người khác là ở đây. Họ làm những điều phù hợp cho "đất nước", nhưng không phù hợp cho "nhà nước" nên bị bỏ tù.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"