Ông Định đã có những quan điểm làm chính quyền không hài lòng
Ông Đinh Đăng Định, giáo viên Hóa ở tỉnh Đắc Nông, đã bị tòa giữ
nguyên mức án sơ thẩm là sáu năm tù trong phiên phúc thẩm vừa kết thúc
sáng nay thứ Tư ngày 21/11.
Ông Định bị kết tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
'Chỉ muốn đóng góp'
Từ Đắc Nông, vợ ông Định là bà Đặng Thi Dinh, người đến dự phiên tòa
cùng hai con và em gái ông Định, nói với BBC rằng ông Định vẫn nói trước
tòa rằng ông không có tội.
“Anh ấy nói là không có tội gì cả và tòa phải thả tự do cho ông ấy,”
bà Dinh thuật lại lời ông Định, “Đó là quyền con người theo công ước
quốc tế nên không ai có quyền cấm.”
Tuy nhiên, tòa đã không chấp nhận lý lẽ tự bào chữa của ông Định, bà cho biết, vì tòa cho rằng ‘anh Định hạn chế về nhận thức’.
“Những người nào không nhận thức được thì tòa vẫn phải tuyên phạt
theo như bản án cũ thôi. Những người chống lại Nhà nước thì sẽ bị xử
theo điều luật Tuyên truyền chống Nhà nước,” bà Dinh thuật lại lời vị
chủ tọa phiên tòa.
Trước đó ông Nguyễn Thanh Lương, luật sư của ông Đinh Đăng Định, đã
nói với BBC rằng thân chủ của ông chỉ có thể được giảm án nếu chịu thừa
nhận tội.
Vợ ông Định cho biết gia đình sẽ tiếp tục khiếu nại bản án lên giám đốc thẩm.
“Chồng tôi là một nhà giáo hết lòng vì sự nghiệp. Anh ấy không có suy
nghĩ gì chống phá đất nước cả mà chỉ muốn đóng góp cho Nhà nước thôi,”
bà Dinh trả lời khi được hỏi về nguyên nhân hành động của ông Định.
Bà cho biết là sau khi phiên tòa kết thúc và ông Định được đưa trở
lại xe tù thì ‘công an đã đẩy anh ấy vào thùng xe, xô anh ngã và lấy dùi
cui đập vào đầu’.
“Con tôi gào thét lên là công an đánh người, công an đánh bố tôi,” bà
kể và cho biết phiên tòa sáng nay có sự hiện diện đông đảo của hàng
trăm công an nổi lẫn chìm.
Theo bà thì phiên tòa đã kết thúc nhanh gọn chỉ trong vòng 45’.
Suy nghĩ ‘không phù hợp’
Trao đổi với BBC sau phiên xử, luật sư Nguyễn Thanh Lương cũng xác nhận phiên tòa diễn ra từ 7h30 cho đến 8h15 thì kết thúc.
Lý do tòa xử chóng vánh như thế, theo ông Lương, là về nguyên tắc phúc thẩm thì tòa chỉ xem xét những vấn đề do bị cáo đặt ra.
“Hội đồng xét xử cho rằng ông Định đã có hành vi. Bản thân ông Định
cũng thừa nhận có hành vi làm ra tài liệu và lưu hành chúng nhưng ông
Định cho rằng những việc đó không vi phạm pháp luật,” luật sư Lương nói.
Ông Lương cho biết phần tự bào chữa của bị cáo về các công ước quốc
tế đã bị tòa cắt ngang vì cho rằng ‘đó là suy nghĩ của riêng ông Định và
không phù hợp’.
“Ông Định có tư tưởng đa nguyên đa đảng, đòi sửa điều 4 Hiến pháp,
đòi phi chính trị trong giáo dục, đề cao xã hội dân chủ,” ông Lương giải
thích, “Hội đồng xét xử cho rằng không phù hợp và đi ngược lại đường
lối của Nhà nước và pháp luật.”
“Tòa cho rằng bản án sơ thẩm đúng quy định pháp luật nên giữ y án là 6 năm tù,” ông nói thêm.
Tuy nhiên ông Lương cũng nói có sự mâu thuẫn giữa luật pháp Việt Nam
hiện hành vốn xem tư tưởng của ông Định là không phù hợp với công ước
quốc tế vốn xem đó là điều bình thường.
Về trình tự tố tụng, luật sư cho biết ‘đảm bảo hơn so với phiên tòa
xử các blogger trước đây khi mà các luật sư bị hạn chế bào chữa và bị
cáo cũng không nói được lời sau cùng.’
Ông nói ông có 15’ để trình bày lập luận bào chữa cho ông Định.
Về việc khiếu nại lên giám đốc thẩm, ông nói ông đã giải thích với gia đình là làm được nhưng ‘không có tác dụng gì’.
Về việc khiếu nại lên giám đốc thẩm, ông nói ông đã giải thích với gia đình là làm được nhưng ‘không có tác dụng gì’.
Phản ứng quốc tế
Sau khi bản án được công bố, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực
châu Á của tổ chức Theo dõi nhân quyền đã lên tiếng rằng ‘việc truy tố
như thế đã làm dấy lên những quan ngại cơ bản về ý định của Việt Nam đối
với quyền tự do bày tỏ trên Internet’.
“Nếu nói sự thật thì nguyên do ông Đinh Đăng Định ra tòa hôm nay là
vì ông ấy dám sử dụng Internet để bày tỏ những ý kiến mà chính phủ không
muốn người dân nghe thấy,” ông Robertson nói trong một thông cáo.
“Lẽ ra ông ấy không thể bị bắt bởi vì tất cả những gì ông ấy làm là
thực hiện quyền cơ bản là tự do bày tỏ ý kiến,” ông nói, “Đinh Đăng Định
giống như một con cờ domino bị đánh đổ trong một chiến dịch có hệ thống
của chính quyền Việt Nam nhằm bịt miệng những người dám chỉ trích bằng
cách nhốt họ trong lao tù trong thời gian dài.”