Đông Ngàn Đỗ Đức
1- Một lần tôi hỏi bạn: Cậu thấy gì trong hai chữ cúi đầu. Nó vặn lại: cúi đầu là cúi đầu nhận tội chứ còn gì nữa. Nó nói them: như địa chủ nhận tội trước nhân dân. Còn gì nữa không? Còn một cúi đầu nữa là cúi đầu trước phật, cúi đầu trước bàn thờ tổ tiên. Tôi hỏi lại: Chỉ thế thôi sao?, nó gật đầu: chỉ có thế thôi.
Thế mới biết bạn mình đơn giản thật.
2- Lỗ Tấn có hai câu thơ khá hay: “Ngước mắt coi khinh ngàn lực sĩ/ cúi đầu làm ngựa đứa hài nhi”. Vâng, hài nhi trong sáng quá, con người đã sống thế nào cũng bẩn mình, phải cúi đầu trước sự trong sáng là điều không khó hiểu với kẻ sĩ trên đời.
Chuyện cúi đầu trên đời phong phú hơn nhiều, không đơn giản như cách nghĩ của bạn tôi.
Người Nhật chào nhau bằng cúi đầu. và cả hai bên cúi chào nhau hàng chục lần khi gặp hoặc tiễn biệt. Đó là sự trọng thị.
Cúi đầu còn là sự khuất phục. Trước một sự thật cúi đầu là nhận lỗi , với lời hứa sửa sang
Cúi đầu xin lỗi là một cử chỉ văn hóa của lòng chân thành.
Cúi đầu nhịn nhục có thể là một hành vi hèn kém, cũng có thể là sự nhịn nhục để tính kế dài lâu của kẻ cơ mưu.
Tất cả những cái cúi đầu đó nhìn thấy được vì nó có hình ảnh cụ thể, hiểu được ngay.
3- Nhưng có một loại cúi đầu không nhìn thấy mà chỉ có thể nhận ra trong tâm thức, đó là cái cúi đầu trước mối lợi, cúi đầu trước đồng tiền, cúi đầu trước quyền lực. Loại cúi đầu này thực sự hèn hạ vì có sự thúc giục của lòng tham. Kẻ cúi đầu loại này lưng vẫn đứng thẳng, mặt vẫn ngửa trước trời xanh, nói năng vu khoát, có khi còn cười sảng khoái và có lúc còn ngạo nghễ lên mặt đạo đức dạy dỗ. Cái cúi đầu loại này, nhẹ thì đánh mất lòng tự trọng, nặng thì thành tội ác, đánh mất toàn bộ nhân cách. Nạn tham những ngạo nghễ kéo dài triền miên chính là sự cúi đầu triền miên, thậm chí nằm phủ phục trước tiền như con tì hưu nằm phủ phục hai bên lối đi, đầu hướng ra ngoài, ngoác mồm nhe nanh hòng thu lợi ở một số cơ quan có “sếp” mê tín. Cái này hàng ngũ chức quyền dính nhiều, vì cúi đầu nó mới ra tiền và thỏa mãn cơn khát tiền.
Đó là cái đau của con người mất đi nửa nhân cách. Khi bị pháp luật sờ đến thì mới thấy cái cúi đầu của nó trước vành móng ngựa. Một loại cúi đầu ô nhục!
24/10/2012
1- Một lần tôi hỏi bạn: Cậu thấy gì trong hai chữ cúi đầu. Nó vặn lại: cúi đầu là cúi đầu nhận tội chứ còn gì nữa. Nó nói them: như địa chủ nhận tội trước nhân dân. Còn gì nữa không? Còn một cúi đầu nữa là cúi đầu trước phật, cúi đầu trước bàn thờ tổ tiên. Tôi hỏi lại: Chỉ thế thôi sao?, nó gật đầu: chỉ có thế thôi.
Thế mới biết bạn mình đơn giản thật.
2- Lỗ Tấn có hai câu thơ khá hay: “Ngước mắt coi khinh ngàn lực sĩ/ cúi đầu làm ngựa đứa hài nhi”. Vâng, hài nhi trong sáng quá, con người đã sống thế nào cũng bẩn mình, phải cúi đầu trước sự trong sáng là điều không khó hiểu với kẻ sĩ trên đời.
Chuyện cúi đầu trên đời phong phú hơn nhiều, không đơn giản như cách nghĩ của bạn tôi.
Người Nhật chào nhau bằng cúi đầu. và cả hai bên cúi chào nhau hàng chục lần khi gặp hoặc tiễn biệt. Đó là sự trọng thị.
Cúi đầu còn là sự khuất phục. Trước một sự thật cúi đầu là nhận lỗi , với lời hứa sửa sang
Cúi đầu xin lỗi là một cử chỉ văn hóa của lòng chân thành.
Cúi đầu nhịn nhục có thể là một hành vi hèn kém, cũng có thể là sự nhịn nhục để tính kế dài lâu của kẻ cơ mưu.
Tất cả những cái cúi đầu đó nhìn thấy được vì nó có hình ảnh cụ thể, hiểu được ngay.
3- Nhưng có một loại cúi đầu không nhìn thấy mà chỉ có thể nhận ra trong tâm thức, đó là cái cúi đầu trước mối lợi, cúi đầu trước đồng tiền, cúi đầu trước quyền lực. Loại cúi đầu này thực sự hèn hạ vì có sự thúc giục của lòng tham. Kẻ cúi đầu loại này lưng vẫn đứng thẳng, mặt vẫn ngửa trước trời xanh, nói năng vu khoát, có khi còn cười sảng khoái và có lúc còn ngạo nghễ lên mặt đạo đức dạy dỗ. Cái cúi đầu loại này, nhẹ thì đánh mất lòng tự trọng, nặng thì thành tội ác, đánh mất toàn bộ nhân cách. Nạn tham những ngạo nghễ kéo dài triền miên chính là sự cúi đầu triền miên, thậm chí nằm phủ phục trước tiền như con tì hưu nằm phủ phục hai bên lối đi, đầu hướng ra ngoài, ngoác mồm nhe nanh hòng thu lợi ở một số cơ quan có “sếp” mê tín. Cái này hàng ngũ chức quyền dính nhiều, vì cúi đầu nó mới ra tiền và thỏa mãn cơn khát tiền.
Đó là cái đau của con người mất đi nửa nhân cách. Khi bị pháp luật sờ đến thì mới thấy cái cúi đầu của nó trước vành móng ngựa. Một loại cúi đầu ô nhục!
24/10/2012