“Phóng Tay Phát Động Quần Chúng” bắt đầu từ CCRĐ- 1953-1956…
(“diễn biến hung bạo, không hòa bình của nước ngoài nắm vững Mác – Lê.” -Trần Đỉnh)”Lại nhớ đến lớp chỉnh huấn trí thức xây dựng lập trường cải cách ruộng đất năm ngoái, Thanh phàn nàn với mấy chúng tôi rằng trong nhà ăn lớp học từ nay anh và chị phải ăn riêng. Vì? – Tôi lạ quá. “Anh ấy ăn chế độ tiểu táo, bếp bé, tôi đại táo.” Rồi chị giải thích, tiểu táo là cơm có ba món đặc và một canh… Tôi nhớ nhiều phần là Vũ Đình Khoa, nguyên tri huyện sau đó khẽ thì thào bảo tôi: – Chế độ tế nhị này rắc rối đây. Ăn thế rồi, ngủ sao?
Lúc ấy chúng tôi mới chỉ pha trò cười thứ chế độ lố bịch này chứ chưa biết qua phát động cải cách ruộng đất ở Việt Nam
(Hoàng Tùng hồi ký rằng Mao đã “gọi” Hồ chủ tịch sang bảo phải làm cải cách ruộng đất),
*
Trung Quốc đã rắp đưa Đảng cộng sản Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Cộng như bóng với hình. Chẳng hạn chế độ phân biệt đối xử chi li đến gần như tàn nhẫn về hưởng thụ vật chất nói trên.
Hay quan trọng hơn nữa, những thay đổi nhân sự dựa trên giai cấp xuất thân.
Chẳng thế mà ở Điện Biên Phủ, Giáp dặn khẽ Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Đạo Thúy cần nói năng cẩn thận về lý lịch, các cố vấn đang xem xét, kể cả tôi (Võ Nguyên Giáp). Đánh mọi kẻ thù, Giáp chỉ thua kẻ thù giai cấp đang được cố vấn Trung Quốc trình làng mà nguy nhất là nó có thể nằm ngay ở trong người Giáp.
Tháng 2 – 1954 nổ súng ở Điện Biên thì tháng 11 – 1953, Hoàng Văn Thái xuống làm phó tổng tham mưu trưởng,Văn Tiến Dũng lên thay. Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao…
Rồi sau này đi đến phương châm nhân sự kinh hoàng của Song Hào, Nguyễn Ngọc Mậu: đề bạt bần cố nông một năm một cấp là chậm, đề bạt tiểu tư sản mười năm một cấp là nhanh.
Tất nhiên lúc ấy càng không biết đảng thay đổi nhân sự theo sự chỉ trỏ khôn khéo của cố vấn Trung Cộng cũng có nghĩa là đảng phủ nhận những thành tích đảng đã thu được trong quá khứ.
Đúng thế, không thì thay người làm gì cho rách chuyện…? Chỗ thâm hiểm ở đó.
*
Quá khứ của anh chưa có tôi “phụ trách” nên không ra sao, nay có tôi, anh phải thay đổi theo ý tôi. Thực chất đó là gì? Là diễn biến hung bạo, không hòa bình, của nước ngoài nắm vững Mác – Lê hơn Việt Cộng …”(Đèn Cù – Trần Đỉnh)
(“diễn biến hung bạo, không hòa bình của nước ngoài nắm vững Mác – Lê.” -Trần Đỉnh)”Lại nhớ đến lớp chỉnh huấn trí thức xây dựng lập trường cải cách ruộng đất năm ngoái, Thanh phàn nàn với mấy chúng tôi rằng trong nhà ăn lớp học từ nay anh và chị phải ăn riêng. Vì? – Tôi lạ quá. “Anh ấy ăn chế độ tiểu táo, bếp bé, tôi đại táo.” Rồi chị giải thích, tiểu táo là cơm có ba món đặc và một canh… Tôi nhớ nhiều phần là Vũ Đình Khoa, nguyên tri huyện sau đó khẽ thì thào bảo tôi: – Chế độ tế nhị này rắc rối đây. Ăn thế rồi, ngủ sao?
Lúc ấy chúng tôi mới chỉ pha trò cười thứ chế độ lố bịch này chứ chưa biết qua phát động cải cách ruộng đất ở Việt Nam
(Hoàng Tùng hồi ký rằng Mao đã “gọi” Hồ chủ tịch sang bảo phải làm cải cách ruộng đất),
*
Trung Quốc đã rắp đưa Đảng cộng sản Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Cộng như bóng với hình. Chẳng hạn chế độ phân biệt đối xử chi li đến gần như tàn nhẫn về hưởng thụ vật chất nói trên.
Hay quan trọng hơn nữa, những thay đổi nhân sự dựa trên giai cấp xuất thân.
Chẳng thế mà ở Điện Biên Phủ, Giáp dặn khẽ Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Đạo Thúy cần nói năng cẩn thận về lý lịch, các cố vấn đang xem xét, kể cả tôi (Võ Nguyên Giáp). Đánh mọi kẻ thù, Giáp chỉ thua kẻ thù giai cấp đang được cố vấn Trung Quốc trình làng mà nguy nhất là nó có thể nằm ngay ở trong người Giáp.
Tháng 2 – 1954 nổ súng ở Điện Biên thì tháng 11 – 1953, Hoàng Văn Thái xuống làm phó tổng tham mưu trưởng,Văn Tiến Dũng lên thay. Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao…
Rồi sau này đi đến phương châm nhân sự kinh hoàng của Song Hào, Nguyễn Ngọc Mậu: đề bạt bần cố nông một năm một cấp là chậm, đề bạt tiểu tư sản mười năm một cấp là nhanh.
Tất nhiên lúc ấy càng không biết đảng thay đổi nhân sự theo sự chỉ trỏ khôn khéo của cố vấn Trung Cộng cũng có nghĩa là đảng phủ nhận những thành tích đảng đã thu được trong quá khứ.
Đúng thế, không thì thay người làm gì cho rách chuyện…? Chỗ thâm hiểm ở đó.
*
Quá khứ của anh chưa có tôi “phụ trách” nên không ra sao, nay có tôi, anh phải thay đổi theo ý tôi. Thực chất đó là gì? Là diễn biến hung bạo, không hòa bình, của nước ngoài nắm vững Mác – Lê hơn Việt Cộng …”(Đèn Cù – Trần Đỉnh)
Cám ơn triển lãm CCRĐ
Bá
tước de Balais – Đảng CS và nhà nước CHXHCNCC vừa mở “Triển Lãm CCRĐ
1949-1957” tại nhiều nơi trong nước đã khiến cho bà con ba miền đang
buồn ngủ bổng gặp chiếu manh, hồ hởi phấn khởi đồng thanh lên tiếng hát
“như có bác Hồ trong ngày vui… triển lãm”.
Ước gì “như có bác Hồ trong ngày vui triển lãm” để bà con tận mắt xem
cảnh bác bịt râu giấu mặt đi coi đấu tố “địa chủ ác ghê” Nguyễn Thị Năm
mà ông Trần Đĩnh là một người rất thân cận với bác Hồ, biết rõ tên tuổi
cháu gái ngoan nào của bác là con nuôi trong hang pắc Bó, cháu gái
ngoan nào “tự nhiên xách ba lô, chăn chiếu đến chỗ ông Cụ” kể lại trong
Đèn Cù, hay để được xem bác sụt sùi khóc vì số “địa chủ ác ghê” bác giết
hơi bị nhiều khiến muôn dân than oán bác và đảng.
Có lẽ vì mới triển lãm CCRĐ lần đầu nên các cháu của bác chưa có kinh
nghiệm, đã thiếu mất ảnh bác cầm cái khan mu-soa (mouchoir) to tổ chảng
thấm thấm nước mắt mà bọn phản động chốc tổ cuốc chọc tổ cu gọi là nước
mắt cá sấu. Nhắc đến cá sấu lại nhớ đến ca cuống. Bác còn hơn cà cuống
chết đến đít còn cay; bác chết 45 năm rồi mà vẫn còn mùi gì đó khủng
khiếp gớm ghiếc lắm sao khiến bọn phản Kách mạng phải tìm đủ cách bôi
bác bác.
Thú thật, mặc dầu có vợ Việt, gốc Hải Phòng đàng hoàng, và có sổ hộ
khẩu hẳn hoi ở Vũng Tàu, ăn nước mắm Phú Quốc made in China, tôi vẫn
thấy khó hiểu người Việt Nam về nhiều cái.
Chẳng hạn như trong khi một bộ phận không nhỏ người nước vợ tôi càm
ràm về cuộc triển lãm CCRĐ, họ cho là đảng bày ra để chạy tội ác tày
trời bác và đảng đã phạm cách đây nửa thế kỷ, thì tôi, bá tước de
Balais, một dân người nước ngoài chỉ ở rể VN thôi, lại thấy khác. Tôi
cảm ơn Triển Lãm CCRĐ.
Cảm ơn Triển lãm CCRĐ là vì, nhờ xem hình và tang vật và nghe các cô
gái đồng hương với vợ tôi, trông trẻ đẹp như bá tước phu nhân ngày tôi
gặp để rồi đưa tôi đến quyết định thà mất nước còn hơn mất gái, họ
thuyết minh dẫn giải chỉ chỏ tôi mới biết được thì ra thời đó có sự cách
biệt giàu nghèo giữa giai cấp địa chủ và giai cấp bần nông, chứ không
như ngày nay nhờ Kách mạng thành công, đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh
tiến vững chắc lên CHXH đến hết thế kỷ 21 này chưa biết đã xong chưa,
mọi người đều giàu có ngang nhau, khó mà phân biệt ông bà chủ với đám
đầy tớ. Ai ai cũng xây nhà thờ họ hoành tráng như TT. Nguyễn Tấn Dũng;
ai ai cũng có nhà ở như cựu TBT Lê Khả Phiêu chưng ngà voi to khủng và
trống đồng là thứ quốc cấm; ai ai cũng có biệt thự của cựu uỷ viên Trung
ương đảng Trần Văn Truyền; ai ai cũng có khối tài sản khổng lồ là biệt
thự và hàng trăm héc- ta rừng cao su như Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Lê Thanh Cung… Đại khái là không có sự khác biệt giàu nghèo như thời
phong kiến “địa chủ ác ghê” mà bác Hồ lấy bút hiệu CB để viết bài kết
tội bà Cát Hanh Long.
Nói chung là phải cám ơn Triển Lãm CCRD vì nhờ đó mà người dân mới sáng mắt sáng lòng.
Bá tước de Dalais