Hôm qua, ngày 14/9, cái ngày định mệnh của 56 năm về trước
Tào Lao/FB Tào Lao
Có một biến cố lịch sử khá trọng đại dường như mọi người đều
quên. Tôi dạo qua nhiều vòng trên Facebook, qua những người bạn có quan tâm đến
chính trị, thời cuộc hầu như không ai nhớ, chí ít cũng ko thấy họ viết gì trên
FB. Hôm qua, ngày 14/9, cái ngày định mệnh của 56 năm về trước ông Phạm Văn
Đồng ký công hàm thừa nhận quyết định về hải phận của Trung Quốc. Và chính công
hàm ấy sau này được Trung Quốc làm cơ sở để khẳng định chủ quyền của họ đối với
Hoàng Sa, Trường Sa.
Chẳng biết vô tình hay hữu ý mà tên ông Phạm Văn Đồng thường được đặt tên cho những con đường ven biển. Và đó thường là những con đường đẹp. Ngày trước, khi đi trên những con đường như vậy tôi thường chẳng có suy nghĩ gì, nhưng kể từ khi biết về Công hàm 1958 thì con đường ven biển ấy lại làm tôi liên tưởng đến nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc.
Nếu có một mơ ước, thì tôi ước gì tên con đường Phạm Văn Đồng được viết dài thêm. Thay vì chỉ là "Đường Phạm Văn Đồng" thì sẽ thành "Đường Phạm Văn Đồng 1958". Đương nhiên, việc tiêu tốn một ít tiền là điều không tránh khỏi, nhưng cái lợi về giáo dục, bài học lịch sử lớn hơn nhiều so với thứ bỏ ra.
Nhiều người dù biết nhưng lại cứ vờ như là mình ngây thơ, hồn nhiên và tin rằng lãnh tụ Cộng sản chẳng ai tham quyền cố vị, trong khi sự thật là ông Phạm Văn Đồng ngồi ngôi Thủ tướng đến những 32 năm (1955-1987). Và không chỉ riêng ông Đồng, những đồng chí khác của ông cũng như vậy.
Tôi ko thù ghét gì ông Đồng, vì với tôi, hình ảnh một Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhợt nhạt, chẳng để lại chút ấn tượng gì. Trong những cuốn sách mà tôi từng đọc về ông cũng chẳng thấy ông có đóng góp gì to lớn. Người ta có thể đã quên đi ông Phạm Văn Đồng chính vì sự nhợt nhạt, kém tài và bạc nhược. Trong những cuộc đấu đá nội bộ phe phái, ông Đồng luôn đứng trung gian để hòa giải. Người ta nhớ đến ông Đồng, nhắc đến ông nhiều nhất là qua Công hàm 1958.
Đó cũng chính là bi kịch cuộc đời vậy.
Theo FB Tào lao
Chẳng biết vô tình hay hữu ý mà tên ông Phạm Văn Đồng thường được đặt tên cho những con đường ven biển. Và đó thường là những con đường đẹp. Ngày trước, khi đi trên những con đường như vậy tôi thường chẳng có suy nghĩ gì, nhưng kể từ khi biết về Công hàm 1958 thì con đường ven biển ấy lại làm tôi liên tưởng đến nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc.
Nếu có một mơ ước, thì tôi ước gì tên con đường Phạm Văn Đồng được viết dài thêm. Thay vì chỉ là "Đường Phạm Văn Đồng" thì sẽ thành "Đường Phạm Văn Đồng 1958". Đương nhiên, việc tiêu tốn một ít tiền là điều không tránh khỏi, nhưng cái lợi về giáo dục, bài học lịch sử lớn hơn nhiều so với thứ bỏ ra.
Nhiều người dù biết nhưng lại cứ vờ như là mình ngây thơ, hồn nhiên và tin rằng lãnh tụ Cộng sản chẳng ai tham quyền cố vị, trong khi sự thật là ông Phạm Văn Đồng ngồi ngôi Thủ tướng đến những 32 năm (1955-1987). Và không chỉ riêng ông Đồng, những đồng chí khác của ông cũng như vậy.
Tôi ko thù ghét gì ông Đồng, vì với tôi, hình ảnh một Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhợt nhạt, chẳng để lại chút ấn tượng gì. Trong những cuốn sách mà tôi từng đọc về ông cũng chẳng thấy ông có đóng góp gì to lớn. Người ta có thể đã quên đi ông Phạm Văn Đồng chính vì sự nhợt nhạt, kém tài và bạc nhược. Trong những cuộc đấu đá nội bộ phe phái, ông Đồng luôn đứng trung gian để hòa giải. Người ta nhớ đến ông Đồng, nhắc đến ông nhiều nhất là qua Công hàm 1958.
Đó cũng chính là bi kịch cuộc đời vậy.
Theo FB Tào lao