Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Chuyện trưng bày cải cách ruộng đất và chuyện đường bay vàng.

Bùi Anh Trinh
Bản đồ dõm
Thưa chú,
Việc CSVN cho trưng bày về Cải cách ruộng đất thời kỳ 46-57 có phải để đối lại với việc tác phẩm “Đèn Cù” ra mắt?
Việc trưng bày buộc phải đóng cửa vô thời hạn chỉ sau 3 ngày hoạt động (thời hạn mở cửa ban đầu đề ra là đến cuối năm) ban đầu khiến cháu nghĩ rằng CSVN trưng bày nhằm để đối phó với “Đèn Cù”, nhưng với việc ông Trần Đĩnh vẫn an nhiên tự tại ở trong nước và việc phát tán tác phẩm không giới hạn lại có vẻ như mâu thuẩn với chuyện CSVN bị động trước ĐC mà phải cho trưng bày đối lại.
Việc thứ 2 cháu muốn tham khảo chú là đường bay thẳng Saigon-Hanoi, lâu nay hàng không VN bay trong nội địa trên đất liền ra tới Quảng Trị thì bay trên biển để tới Hanoi. Thời gian gần đây CSVN đang cho chuyển đường bay thẳng qua đất Campuchia, Lào rồi trên biển VN (gần bờ hơn).
Trong khi đó, đang có lan truyền bản đồ cấm bay ở biển Đông mà TQ có thể quy định trong tương lai. Nhìn cái bản đồ đó với đường bay cũ của hàng không VN thì có thể thấy đường bay đó có vẻ như nằm trong vùng cấm bay của TQ.
Cháu chào chú


Cháu thân mến
Về chuyện trưng bày bảo tàng Cải cách ruộng đất
Theo chú thì ý đồ trưng bày bảo tàng CCRĐ phải được lên kế hoạch trước đó ít nhất là vài tháng chứ không phải là một ngày sau khi Đèn Cù ra đời. Có thể suy ra điểm xuất phát của trưng bày CCRĐ bắt đầu từ khi tình hình Biển Đông lắng dịu
Nghĩa là sau khi giàn khoan rút đi thì người ta tiếp tục đưa lên băng chuyền những sự việc mà ông NTD đã hứa trong thông điệp đầu năm, cháu đọc lại bài “Phân tích thông điệp đầu năm của NTD”:
(Trích):
(20) Thực hiện “đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế. Đây cũng là đòi hỏi bức xúc cần phải được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó phải tập trung thực hiện đồng thời việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.
*(Phân tích: “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật” nghĩa là đưa máy cày máy kéo xuống ruộng. Trước đây theo luật “Khoán 10” thì mỗi hộ nông dân được “khoán” cho 1 sào ruộng, tức là 1/10 hecta. Với diện tích khai thác ruộng như thế này thì chỉ có nước cày trâu và gặt tay. Vậy muốn đưa máy cày máy kéo xuống ruộng thì phải sửa lại luật sở hữu ruộng đất, cho phép tư nhân có quyền sở hữu hằng trăm mẫu ruộng để thực hiện cày cấy bằng cơ giới.
Vấn đề là sửa đổi quyền sở hữu đất chứ không phải là cải cách kỹ thuật nông nghiệp)
(21) Thực hiện: chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn.
Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
*(Phân tích: “Thúc đẩy tập trung ruộng đất có nghĩa là nhanh chóng sửa luật đất đai để một người có thể làm chủ hằng trăm hecta ruộng đất. Một khi ruộng đất tập trung trong tay một số ít người, máy cày máy kéo làm thay cho con người thì sẽ dư lao động tại nông thôn, cho nên sẽ giải quyết bằng cách phát triển chế biến nông hải sản ngay tại địa bàn nông thôn để giải quyết nạn thất nghiệp. Cách gải quyết như vậy được gọi là “chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn”).
(Hết trích).
Giải đoán: Việc trưng bày bảo tàng CCRĐ của Nguyễn Tấn Dũng là nhằm khơi rõ sự phi lý của cuộc đại tàn sát CCRĐ: “Những người đồ mồ hôi sôi nước mắt để làm ra của cải từ đồng ruộng đã bị giết một cách tàn bạo để cướp của. Trong khi những kẻ chây lười, ngồi không ăn bám lại trở thành chủ nhân ông của đồng ruộng”.
Giờ đây CSVN muốn đưa máy cày xuống ruộng để cách mạng hóa nông nghiệp; nhưng muốn sử dụng máy cày thì cần phải có người làm chủ hằng trăm hecta ruộng, nghĩa là phải soạn luật trả quyền sở hữu đồng ruộng lại cho nông dân (người cày có ruộng).
Như vậy động thái khơi gợi sự phi lý của CCRĐ là nhằm mở đường cho kế hoạch “chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn” mà NTD đã công bố hồi đầu năm. Nghĩa là phục hồi danh dự cho giai cấp địa chủ và phú nông để mở đường cho nông dân VN mạnh dạn trở thành chủ điền.
Đây không phải là tư tưởng cách mạng của NTD mà là áp lực của Nhật và HK để CSVN có thể hội nhập vào TPP. (Trong phương thức cạnh tranh xuất khẩu của TPP, giá cả một ký gạo tùy thuộc vào phương thức “cày trâu, gặt tay” hay là “cày gặt bằng máy cày, máy gặt đập liên hợp”. Hiện nay gạo VN được tính trên công cày trâu, gặt tay; trong khi gạo Thái Lan được tính trên công cày máy gặt máy)
Tác phẩm Đèn Cù ra đời tại Hoa Kỳ cùng một thời điểm với trưng bày CCRĐ thì có nghĩa là Đèn Cù được sắp xếp tuyên truyền làm khúc dạo đầu cho “chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp”. Cháu đã đúng khi liên kết Đèn Cù với mở cửa trưng bày CCRĐ. Nhưng cháu đã sai khi cho rằng trưng bày CCRĐ là để chống lại Đèn Cù.
Sai bởi vì nếu là chống Đèn Cù thì cần phải có một khoảng thời gian vài tháng, để cho Đèn Cù thấm vào bàn tán của dư luận; rồi sau khi dư luận đã có hướng kết luận thì ban tuyên huấn Trung ương mới đề ra hướng đối phó. Nhưng đằng này việc trưng bày xảy ra cùng thời điểm với Đèn Cù chứng tỏ cả hai đã hẹn nhau xuất hiện cùng một lúc. Và Đèn Cù sẽ hướng dẫn suy nghĩ của dư luận một khi xem trưng bày CCRĐ:
Ban đầu các chiến lược gia của CSVN và HK muốn đưa CCRĐ ra để làm tiền đề cho phong trào phục hồi giai cấp diền chủ. Họ nghĩ rằng CCRĐ chỉ là một vết sẹo do một sai lầm nhất thời của Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt… nhưng sau đó Hồ Chí Minh đã thấy sai và cho dừng lại ngay. Vì vậy ngày nay các chiến lược gia cho trưng bày vết sẹo này ra lần cuối để chứng minh rằng truất quyền làm chủ của những người biết làm ra của cải từ động ruộng là sai. Và ngày nay sửa lại cho đúng bằng cách phục hồi quyền làm chủ cho nông dân.
Để làm tiền đề cho cái sai của Trường Chinh và làm tiền đề cho cái đúng của Hồ Chí Minh mà ngày 1-9 vừa qua CSVN đã quảng cáo rầm rộ hành động “dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghĩa là NTD sẽ noi gương HCM sửa sai chế độ sở hữu ruộng đất.
Tuy nhiên mưu đồ đổ bị bể vì sự thực không giống như các chiến lược gia tưởng tượng: Đối với dân tộc Việt Nam thì CCRĐ không phải là một vết sẹo, mà là một vết thương đang còn mưng mủ chờ bục vỡ không biết lúc nào.
Sau 1990 lần lượt các tác phẩm gây sốc về CCRĐ lần lượt xuất hiện như “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên, hồi ký “Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ” của Hoàng Tùng, hồi ký “Làm Người Khó” của Đoàn Duy Thành, “Chuyện Làng Tôi Ngày Ấy” của Võ Văn Trực “Chuyện Ba Người Khác” của Tô Hoài, bài phát biễu của nhà văn Trần Trọng Tân, bài viết “Con ngáo ộp là có thật”của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu, tự truyện “Tôi Tự Phỏng Vấn” của nhà thơ Hữu Loan, bài viết “Vai trò của Hồ Chi Minh trong cải cách ruộng đất” của Nguyễn Quang Duy…
Các tác phẩm này đã làm mưng mủ vết thương CCRĐ cho dầu thời gian đã qua đi hơn nửa thế kỷ. Tất cả những gì oan khiên, oan khuất chưa hề được giải quyết, những nạn nhân vẫn là những người có tội, gia đình, con cháu ba đời của họ không cách chi ngóc đầu lên nổi trong một xã hội mà những kẻ chây lười làm chủ đồng ruộng và những kẻ ăn không ngồi rồi làm cha thiên hạ.
Gian hàng triển lãm đã bị đóng cửa vô thời hạn bởi vì phản ứng của dân chúng cho thấy có thể bùng phát một cuộc cách mạng lật đổ những gì bất công, tàn ác và phi lý. Cái phi lý và tàn ác khởi nguồn từ Hồ Chí Minh cho nên người ta muốn lật đổ luôn thần tượng HCM mà NTD mới “dâng hương tưởng niệm” cách đó vài ngày. Sai lầm của NTD là ở chỗ này: Thay vì chối bỏ HCM thì ông ta lại ôm HCM vào.
Cháu đã liên kết Đèn Cù với CCRĐ nhưng cháu cảm thấy “mâu thuẩn” bởi vì cháu không thấy rằng Đèn Cù được xuất bản bởi báo Người Việt. Có nghĩa là Trần Đĩnh là “bạn” của Đổ Ngọc Yến trong khi tác giả của “chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp” cũng là bạn của Đỗ Ngọc Yến.
Vì không thấy cho nên cháu không giải thích được tại sao sách xuất bản tại HK mà tác giả ở trong nước an nhiên tự tại. Cháu hãy lục lại thư gởi cho cháu khi cái tên Trần Đĩnh mới xuất hiện lần đầu, chú đã chỉ cho cháu Trần Đĩnh là bạn của “Đỗ Ngọc Yến”, căn cứ vào hình chụp của Trần Đĩnh với vợ chồng Đoàn Viết Hoạt và Đinh Quang Anh Thái vào thập niên 1990.
Về chuyện đường bay Sải Gòn – Hà Nội
Cuối thập niên 1980 phi công Mai Trọng Tuấn đề nghị đường bay Sài Gòn- Hà Nội nên bay bằng một đường thẳng ngang qua Campuchi và Lào thay vì bay theo đường cong dọc theo bờ biển VN. Công ty Hàng Không không lý tới đề nghị này vì cho rằng bay như thế không lợi bao nhiêu mà thêm tốn chi phí quá cảnh cho Campuchia và Lào
Tháng 9 năm nay, sau vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi tại Ukrain, các hãng bảo hiểm máy bay buộc các công ty hàng không phải bay theo lộ trình tránh xa vùng có chiến tranh hoặc có thể xảy ra chiến tranh. Vì vậy công ty Hàng Không VN cho bay thử trên phòng lái SIM 321 (Phòng lái ảo dùng để huấn luyện, thuê tại Thái Lan). Kết quả các thông sồ thử nghiệm cho thấy “bay thẳng” lợi được 5 phút bay, 85 cây số, và 190 kg nhiên liệu, tương đương 190 USD. Trong khi tiền thuê lộ trình cho Campuchia và Lào là 637 USD. Kết luận là lỗ, không thực hiện.
Cháu nói rằng “gần đây CSVN đang cho chuyển qua đường bay thẳng” nhưng theo chú biết thì mới chỉ là thử nghiệm để tính toán lời lỗ chưa đổi đường bay, thậm chí sẽ không đổi vì sau thử nghiệm thấy lỗ. Ngoài ra cháu cũng cho biết đang có lan truyền tầm bản đồ khu vực cấm bay của TQ mà không cho biết ai tung ra tin đó? Địa chỉ nguồn tin có đáng tin cậy hay không?
Căn cứ theo bản đồ mà cháu chuyển cho chú thì đó là một tin bịp. Bởi vì trong bản đồ ghi một dòng chữ Hán màu đỏ là “Đông Hải Phòng Không Thức Biệt Khu”, trong khi TQ không đời nào gọi Biển VN là Đông Hải, mà luôn luôn gọi là Nam Hải. Còn Đông Hải của TQ là vùng biển tiếp giáp với Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc.
Dĩ nhiên những đường thẳng cạnh trong bàn đồ đã vẽ sai so với hình lưỡi bò, cố tình lấn vào vùng biển Đà Nẵng và Vịnh Bắc Bộ. Trong khi theo hiệp ước ranh giới trên biển giữa CSVN và TQ năm 2.000 là đường cong chia đôi giữa đảo Hải Nam và vịnh Bắc Việt.
Miễn bàn về chuyện ai là người tung ra tin và tấm bản đồ thất thiệt này. Chỉ biết một điều là người này trình độ rất thấp. Hắn ta đã copy hàng chữ trong bản đồ nhận dạng phòng không tại Đông Hải của TQ rồi dán vào bản đồ Biển Đông của VN.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"