Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Đảng Cộng sản và Cải cách ruộng đất - quá khứ và hiện tại

Văn Minh
Một việc hệ trọng như CCRĐ không phải ngẫu nhiên được đem ra triển lãm.
Đó có thể xem là một phần trong nỗ lực cải cách chính trị nhằm thay đổi vai trò của Đảng CS: hợp tác nhiều hơn chứ không còn độc quyền về tư tưởng - nhất là với những vấn đề nền tảng như tính chính danh, công lao và sai lầm của Đảng.
Đây không phải là điều nhiều người trong Đảng muốn làm, bởi khi thả lỏng về tư tưởng sẽ gây ra nhiều tranh luận, xung đột có thể gây chia rẽ, làm giảm uy tín và sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Dù vậy, khi muốn lãnh đạo một xã hội ngày càng phân hóa thì Đảng không thể mãi độc quyền về tư tưởng. Vẫn phải có những hành động chứng tỏ những tâm tư của người dân được Đảng lắng nghe, và Đảng thực sự thẳng thắn về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Chỉ có điều, những hành động này đều không được có các ảnh hưởng quá tiêu cực đến Đảng hay sự ổn định của xã hội.
Vụ trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến Pháp, nới lỏng biểu tình chống TQ hay triển lãm CCRĐ đều là những hành động như vậy.
Điều đáng đặt câu hỏi là tại sao triển lãm CCRĐ - vốn có vẻ được làm khá gấp rút, vội vàng, không có bài bản, không có chuẩn bị chu đáo - lại được làm vào lúc này???

Bảo tàng Cách Mạng, giống Báo Nhân Dân, không phải là nơi ai muốn làm gì thì làm. Đây là cơ quan chịu sự chỉ đạo từ Trung ương Đảng. Không thể có chuyện cán bộ bảo tàng tùy hứng làm vụ triển lãm này khi suốt 60 năm qua, đây là một trong những vấn đề được khai thác nhiều nhất để chống Đảng. Một vấn đề mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy sự ngu dốt, dã man của những kẻ theo sự chỉ đạo của Đảng trong việc đối xử với đồng bào và đồng chí của chính mình.
Liệu đây có phải là một hành động đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận vào việc Trung Quốc xây dựng mở rộng các cơ sở quân sự ngoài Trường Sa?
Dù là thế nào, cuộc triển lãm này đang khiến nhiều người Việt quay ra dằn vặt nhau về quá khứ; sự chính danh và "sáng suốt" của Đảng đang thêm phần sứt mẻ; Có thể chưa thể hiện ra, nhưng hố ngăn cách giữa những người có tư tưởng khác nhau trong Đảng đang rộng ra.
Bất ổn, chia rẽ nội bộ, nghi ngờ sẽ dẫn đến suy yếu; từ suy yếu sẽ tạo ra thay đổi. Đó là thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, giống như mọi cuộc cách mạng như cách mạng Tháng 8 / 1945; Cách mạng tháng 10 ở Nga; các cuộc cách mạng ở Bắc Phi. Điều nguy hiểm hơn cả với lợi ích dân tộc là quá trình suy yếu diễn ra quá lâu trước khi thay đổi - giống như trường hợp Ukraine; hay nhà Thanh trước cách mạng Tân Hợi. Khi bị suy yếu, chia rẽ trong một thời gian dài đất nước sẽ không có đủ sức mạnh để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp; không thể chống lại các tác động tiêu cực từ nước ngoài; không thể thanh lọc, trừng trị những kẻ cơ hội trong nước.
Một điều rất quan trọng chúng ta cần nhớ: đó là chỉ có những hành động hiện tại, những con người hiện tại mới có khả năng khắc phục các vấn đề hiện tại để có tương lai tốt đẹp hơn.
Quá khứ vĩnh viễn là quá khứ. Quá lệ thuộc mình vào những gì đã diễn ra trong quá khứ chỉ dẫn đến những định kiến cho hiện tại và những cái nhìn méo mó về tương lai. Không phải bao giờ cũng cần phải quan tâm đến quá khứ. Có những quá khứ nhất thiết phải quên và chôn vùi mãi vì sự an bình của hiện tại và những mục tiêu cho tương lai. Nhiều người Campuchia hiện nay đã chọn cách tha thứ và quên lãng quá khứ diệt chủng Pol pốt vì hòa hợp hòa giải và tương lai dân tộc - chỉ có vài lãnh đạo Việt Nam sốt sắng với quá khứ Pôl Pốt vì nó lý giải, tôn vinh sự hy sinh của Việt Nam khi tiêu diệt chế độ này.
Thực tế con người có thể làm những việc thực sự ngu ngốc và độc ác trong một số hoàn cảnh - nhưng những con người đó không nhất thiết sẽ mãi ngu ngốc và độc ác.
Những sự cuồng tín, ngu ngốc, độc ác trong chính sách CCRĐ ngày trước đáng lên án - nhưng không có nghĩa rằng Đảng CS và những con người trong Đảng hiện nay cũng sẽ phải có những đặc tính của 60 năm trước.
Cái sai của Đảng CS hiện nay là họ đang quá "ăn mày dĩ vãng" - khi cố tình gây dựng, ca ngợi các chiến công, thành tích trong quá khứ của mình để lý giải tính chính danh và sự sáng suốt của họ khi lãnh đạo đất nước ngày nay. Vì cái sai này mà chuyện CCRĐ trở nên trầm trọng vì nó chỉ ra Đảng thực sự có nhiều "vết đen" chưa được vạch ra.
Cái sai của nhiều người dân nước mình là chấp nhận cái lý luận đó như là một điều hiển nhiên. Sai vô cùng. Châm ngôn của Đặng Tiểu Bình mới chuẩn "mèo đen mèo trắng miễn bắt chuột được là được". Bất kể lịch sử, truyền thống anh được tô vẽ thế nào - thực tế anh làm việc thế nào mới là điều quan trọng.
Bất kể chuyện Đảng có thành tích hay tội trạng gì trong quá khứ - sự lãnh đạo thực tế của Đảng mới là quan trọng. Khả năng hoàn thành các nhiệm vụ mà đất nước, nhân dân đặt ra cho Đảng mới là điều cần quan tâm và thực sự quan trọng đến vận mệnh đất nước. Đảng phải chứng tỏ được điều đó bằng các hành động, vì tương lai của dân tộc. Mọi sự "ăn mày dĩ vãng" cần phải được chấm dứt. Hãy để lịch sử chỉ là lịch sử. Đừng dùng lịch sử để gây ra các ảo giác về hiện tại và tương lai. Bởi cuối cùng, sớm hay muộn chúng ta cũng phải đối diện với những vấn đề hiện tại. Sớm muộn gì chúng ta cũng thất bại nếu không biết nhìn nhận và khắc phục các vấn đề hiện tại.
Điều này có nghĩa rằng chúng ta cần nhìn.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"