Chiều 28 Tết. Ngồi đọc sách khi đã dọn dẹp nhà cửa xong xuôi.
Tìm trong giá sách xem có cuốn gì đáng đọc lúc này. Rồi tìm ra cuốn này.
Sở dĩ vì sao tìm cuốn này, vì nó có đoạn.
Tám điều yêu sách của Nguyễn Ai Quốc gửi hội nghị Véc-Xây tính đến
nay đã hơn 90 năm. Gần một thế kỷ đã trôi qua. Nhưng 8 điều yêu sách
Nguyễn Ái Quốc có còn giá trị hay không?
Chiều 28 Tết, mọi nhà sum họp, những đứa con đi làm xa đã trở về mái
nhà với quà Tết, cành đào, những bà mẹ túi bụi bên món măng nấu, nồi
bánh chưng, thái thịt thủ gói giò xào, ngâm miến, mộc nhĩ, nấm hương,
rang hạt tiêu, cắm hoa... Những chàng trai, cô gái soạn quần áo, thử bộ
cánh mới. Những em bé hí hửng mừng rỡ trước đủ thứ hấp dẫn mà anh chị,
bố mẹ mang về.
Nhưng ở nơi nào đó xa xôi.
Có bao nhiêu người con trai, con gái của dân tộc Việt Nam ngày hôm
nay, đang đón Tết mới bằng tuổi thanh xuân của mình ở trong chốn lao tù,
vì những tội đòi tự do báo chí, tư tưởng, tự do lập hội, tư do cư trú
và tự do đi ra nước ngoài. Ngoại trừ điều thứ 8, còn 7 điều trước đó đều
là những điều mà những người tù nhân này đòi hỏi y như gần một thế kỷ
trước Nguyễn Ái Quốc đã đòi hỏi với chế độc thực dân cai trị. Chế độ
hiện hành trả lời họ bằng những bản án tù dài đến mười mấy năm bởi chế
độ cho đó là "âm mưu lật đổ chế độ".
Năm 1961 Nguyễn Ái Quốc trở thành chủ tịch Hồ Chí Minh, đứng đầu
chính quyền. Ở vị trí tối cao này khi về thăm lại hang Pắc Pó, Hồ chủ
tịch hứng khởi làm thơ.
Hai mươi năm trước ở nơi này
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non song gấm vóc có ngày nay.
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non song gấm vóc có ngày nay.
Hay nhất câu kết, rất văn hoa trái với những câu trên không có tính
mỹ miều. Hồ chủ tịch nhắc tới Giang Sơn, Gấm Vóc có ngày nay. Ngày nay
của Hồ Chủ Tịch vào lúc đó là năm 1961., tính đến ngày hôm nay 2013 cũng
hơn nửa thế kỷ. Ngay nay một người tù là nhà văn Xuân Nghĩa miêu tả về
giang sơm, gấm vóc thế này.
Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Mỗi lần ước mất đi một góc
Ước phồn vinh rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn mất biển đảo, cao nguyên...
Mỗi lần ước mất đi một góc
Ước phồn vinh rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn mất biển đảo, cao nguyên...
Nhà văn người Hải phòng này hiện đang bị giam với mức án tù 6 năm
trong trại Thanh Chương, một huyện heo hút miền núi tỉnh Nghệ An. Với
tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước hiện nay.
Tổ quốc lâm nguy là thế nào,những người dân thường rất khó có thể
thấy được điều đó. Bởi chế độ cai trị vẫn hàng ngay ra rả xuyên tạc rằng
đất nước đang ổn định, đời sống nhân dân đang cao, các cuộc tổ chức vui
vẫn được nhà nước cai trị tổ chức rầm rộ. Điều đó đã từng xảy ra ở hơn
90 năm trước khi mà Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp qua một
chế độ bù nhìn do chúng dựng lên. Qua cách tuyên truyền như thế, chuyện
một số người không thấy tổ quốc lâm nguy là điều tất nhiên. Nhưng nếu để
ý sẽ thấy, nếu như nhiều người bị bắt tù vì yêu sách với chế độ hiện
hành, ấy là lúc tổ quốc lâm nguy. Hồ chỉ tịch và nhiều đồng chí của
mình chính là những người tù như vậy.
Còn hôm nay, tổ quốc của ta vẫn gấm vóc lắm, vẫn phì nhiêu, phồn
thịnh, có tự do tư tưởng, có tự do báo chí, lập hội, có tự do đi ra nước
ngoài và có rất nhiều trò vui chơi, giải trí trên khắp nơi.
Và tổ quốc hôm nay cũng có nhiều bọn "phản động" yêu sách đòi hòi chế
độ này nọ về quyền tự do, báo chí, tư tưởng, lập hội. Chúng đã bị Đảng
và nhà nước ta xử lý nghiêm khắc để mang lại ổn định, chính trị cho đất
nước.
Chưa có con số thống kê về những người yêu sách ngày xưa với chế độ
thực dân và số người yêu sách với chế độ bây giờ. Con số nào bị bắt tù
nhiều hơn. Áng chừng có khi cũng bằng nhau rồi cũng nên. Chẳng biết là
vui hay buồn, vì dù ở chế độ nào thì đó cũng là những người Việt Nam,
cùng dân tộc, màu da, huyết thống với chúng ta.
Nếu chúng ta đang hân hoan đón năm mới, xin một phút lắng lòng nhớ
tới những người ở trong tù ở chế độ thực dân tàn ác trước kia cũng như
đang ở trong tù của chế độ mới CNXH tươi đẹp này.
______________________
Trần Minh Khôi - Ở tù
(Những ngày cuối năm, nghĩ đến những người đã từng ở tù, vừa ra tù, hoặc đang ở tù cho niềm tin của chúng ta.)
Nói gì thì nói, một đất nước sẽ không thay đổi cho đến khi có đủ
người đi ở tù cho nó. Thời đại nào cũng thế, quốc gia nào cũng thế.
Ở tù là làm nhân chứng cho những giá trị mới định hướng cho tương lai
của một quốc gia. Ở tù là đóng góp lớn nhất có thể có của một cá nhân
cho niềm tin vào tương lai chung của đất nước.
Chúng ta mang ơn họ và chúng ta không có quyền đòi hỏi gì thêm ở họ.
Nếu họ không làm gì thêm nữa thì họ cũng là làm xong trách nhiệm của họ
đối với đất nước.
Những năm tháng ở tù trở thành vốn liếng chính trị của những cá nhân
chấp nhận tù tội và, quan trọng hơn, chúng trở thành vốn liếng tinh thần
của một quốc gia. Chúng chứng thực rằng quốc gia đó vẫn còn những người
dám sống cho niềm tin của mình. Chúng chứng thực rằng quốc gia đó có
tương lai.
Điều này quan trọng. Nó gợi ý rằng những người sở hữu thứ vốn liếng
này phải ý thức được rằng họ đang giữ một thứ tài sản chung. Thứ tài sản
này không thuộc riêng họ, và họ không có quyền phung phí nó vào những
chuyện bá vơ.
Tạo ra vốn đã khó, gìn giữ vốn khó hơn. Vốn liếng chính trị cũng như
những thứ vốn liếng khác, nếu không biết gìn giữ thì sẽ hao mòn, nếu đem
đánh cuộc vào những canh bạc hão huyền thì sẽ thua lỗ, nếu dùng nó cho
quyền lợi phe phái thì sẽ bội tín.
Những năm tháng sau khi ở tù, do đó, là những năm tháng của những thử thách khác lớn hơn nhiều.
Chân cứng đá mềm.