Gia đình của sinh viên Nguyễn Phương Uyên không tin vào cáo buộc của
cơ quan điều tra quy kết rằng con gái của họ hoạt động chống phá, lật đổ
nhà nước.
Trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 04/11/2012, ông Nguyễn Duy Linh, bố đẻ
của nữ sinh Phương Uyên nói ông tin rằng có thể đã có âm mưu chống lại
con gái của ông, đồng thời cho rằng con gái của ông chỉ thể hiện lòng
yêu nước trước nguy cơ Trung Quốc, điều mà ông “khâm phục”.
Ông Linh nói:
“Họ cho rằng nằm vô điều luật 88 chống nhà nước xã hội chủ nghĩa,
theo tôi nghĩ trong điều đó có gì đâu mà chống nhà nước. Cái đó là biểu
lộ tinh thần yêu nước chứ có gì đâu mà chống.
“Tại sao không đưa những câu thơ [Phương Uyên làm] đó lên để người ta hiểu, biết những câu thơ đó nói lên điều gì.
“Đưa các câu thơ đó lên để trong dư luận, xã hội mình phân tích ý kiến đó có phải là chống nhà nước hay không hay là biểu lộ lòng yêu dân tộc, yêu đất nước, thế thôi.
“Giờ nhà nước khép vào tội chống nhà nước thì gia đình vẫn chịu thôi.”
“Tại sao không đưa những câu thơ [Phương Uyên làm] đó lên để người ta hiểu, biết những câu thơ đó nói lên điều gì.
“Đưa các câu thơ đó lên để trong dư luận, xã hội mình phân tích ý kiến đó có phải là chống nhà nước hay không hay là biểu lộ lòng yêu dân tộc, yêu đất nước, thế thôi.
“Giờ nhà nước khép vào tội chống nhà nước thì gia đình vẫn chịu thôi.”
Cha đẻ của Phương Uyên, nữ sinh sinh năm 1992, sinh viên trường Đại
học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho hay gia đình không tin vào
cáo buộc cuộc của nhà chức trách và cơ quan an ninh cho rằng con gái của
họ có hành vi chống chính quyền.
Ông Linh nói tiếp:
“Nó là học sinh mà làm gì mà chống cả chính quyền, rồi trong cái đường dây nào đó [thì] không có.”
“Dĩ nhiên là không tin điều đó [cáo buộc]. Nó là tuổi trẻ mà làm gì nó làm đến cái đường dây đó.”
“Dĩ nhiên là không tin điều đó [cáo buộc]. Nó là tuổi trẻ mà làm gì nó làm đến cái đường dây đó.”
‘Kịch bản dàn dựng?’
Khi được hỏi liệu có một ‘kịch bản’ nào đó đã được xây dựng nên để
quy ghép cô Nguyễn Phương Uyên hay không, cha đẻ của nữ sinh này nói:
“Cái đó thì họ làm họ biết chứ gia đình không hiểu sâu về vấn đề
đó. Có thể chính xác là như vậy mà có thể là dựng nên vấn đề đó thì cũng
có.”
“Họ dựng nên nhằm mục tiêu đàn áp học sinh, sinh viên và không cho học sinh, sinh viên bày tỏ, hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hàng Trung Quốc, là (để) ngăn chặn làn sóng đó”
“Họ dựng nên nhằm mục tiêu đàn áp học sinh, sinh viên và không cho học sinh, sinh viên bày tỏ, hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, hàng Trung Quốc, là (để) ngăn chặn làn sóng đó”
Ông Linh rằng nếu có một ‘kịch bản’ nào đó, thì mục tiêu của việc này
là để ‘đàn áp học sinh, sinh viên’ và ‘ngăn chặn làn sóng’ yêu nước,
chống Trung Quốc của họ:
Gia đình của Phương Uyên cho biết họ chưa tìm kiếm được luật sư để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của cô, nhưng đang trong quá trình tìm kiếm
một luật sư để làm “người đứng giữa” có khả năng thăm gặp tiếp cận cô và
cung cấp “thông tin” về việc đó cho gia đình.
Khi được hỏi, nếu được gặp lại con gái, ông sẽ nói gì với Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh nói với BBC:
“Sau này mà có gặp cháu, thì… ba mẹ rất cảm phục con có một lòng
yêu nước, là ba mẹ rất hãnh diện, vì [con] có một lòng yêu nước vì dân
tộc Việt Nam.”
Hôm 3/11, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP HCM và Công an tỉnh
Long An đã công bố việc khởi tố, bắt tạm giam với thời hạn 4 tháng với
sinh viên Nguyễn Phương Uyên về tội ‘rải truyền đơn có nội dung chống
phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Công hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam.’
Cô bị chính quyền và an ninh cáo buộc tham gia vào một tổ chức có
hành vi phát tán tài liệu chống chính quyền và đảng cộng sản, đường dây
này còn có ít nhất hai thanh niên khác tham dự.
‘Phản đối cách bắt’
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho hay ông ký tên trong thư gửi Chủ tịch nước để phản đối cách bắt nữ sinh Phương Uyên
Hôm 14/10, một nhóm nhân sỹ, trí thức và các cá nhân thuộc nhiều giới đã gửi một bức thư kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc xem xét lại vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên và đề nghị trao trả tự do cho nữ sinh này.
Hôm 14/10, một nhóm nhân sỹ, trí thức và các cá nhân thuộc nhiều giới đã gửi một bức thư kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc xem xét lại vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên và đề nghị trao trả tự do cho nữ sinh này.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những người ký tên vào thư kiến
nghị hiện đã thu được ít nhất 144 chữ ký, trong đó có sự tham gia của
nhiều tên tuổi trí thức như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Tương Lai,
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà thơ Hoàng Hưng,
nhà văn Bùi Ngọc Tấn…
Hôm 01/11, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC ông tham gia ký tên vào
bản kiến nghị này là để ‘phản đối’ cách chính quyền đối xử với người
dân, ‘với một nữ sinh viên còn ít tuổi như thế’:
“Tôi không biết cô Phương Uyên bị bắt ra sao, nhưng tôi phản đối
cách thức bắt người như vậy, một chính quyền đàng hoàng không thể có
cách bắt người theo kiểu thiếu đàng hoàng, thiếu minh bạch như thế, dù
là họ có biện ra bất cứ nguyên nhân, căn cớ nào.”
Người đứng đầu Viện nghiên cứu phản biện chính sách IDS, đã tự giải
thể, cũng nhận xét ông thấy rằng gần đây có quá nhiều các vụ bắt bớ với
quá nhiều cáo buộc của chính quyền về việc những người bị bắt, mà trong
đó có nhiều học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sỹ… phạm những tội
nghiêm trọng như ‘hoạt động chống chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống
nhà nước’ mà ông tin là có số lượng và mật độ bất thường.
Hôm Chủ Nhật, 04/11/2012, một luật sư ở trong nước, kiêm giảng viên về luật hình sự không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC:
“Cơ quan điều tra có dấu hiệu vi phạm luật tố tụng hình sự khi
không kịp thời, bằng mọi phương tiện hiệu quả nhất, thông báo cho gia
đình, cũng như không cho phép các luật sư tham gia ngay từ đầu vào quá
trình bắt giữ, điều tra, truy tố,” điều mà luật sư này cho rằng vẫn
thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm nay, nhất là với các vụ án có
màu sắc ‘vi phạm an ninh quốc gia’.
“Nhiều bị cáo ‘phản cung’ trước tòa cũng vì điều này bởi vì họ bị
cơ quan điều tra gây sức ép và cách ly với các hỗ trợ tư pháp theo luật
định mà lẽ ra phải được chính quyền tôn trọng.
“Cơ quan an ninh điều tra cũng chỉ là một bên tham gia trong quá
trình tố tụng và họ cũng phải tuân thủ luật định để tránh lạm dụng quyền
lực và vi hiến,” chuyên gia luật này nói.
Gần đây, nhiều định chế quốc tế và các quốc gia trong đó có Liên minh
Châu Âu, Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức theo dõi nhân quyền đã bày tỏ lo
ngại về tình hình vi phạm nhân quyền gia tăng ở Việt Nam với con số các
vụ bắt giữ, đàn áp, sách nhiễu đối với người dân, các bloggers và những
người bày tỏ bất đồng chính kiến ôn hòa ngày một nhiều.
Trong một vụ gần nhất, hai người sáng tác ca khúc là nhạc sỹ Việt
Khang và ông Trần Vũ Anh Bình bị kết án tổng cộng 10 năm tù giam vì tội
danh “tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa” khi soạn các ca khúc
của họ.
Tin BBC