Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Không sập mới là lạ

Viet nam qua la co rat nhieu thien tai (không dấu ai muốn hiểu sao thì hiểu :-)
 
"Chúng ta chia sẻ với đồng chí Bình điểm này, bởi đồng chí Bình khi còn đương chức đã từng bổ nhiệm người thân trong gia đình đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Tập đoàn. Trước hết, con trai đồng chí Bình là Phạm Bình Minh (sinh 1980), chỉ trong vòng 5 năm liên tiếp được thăng chức, từ một nhân viên tập sự trở thành Viện phó Viện KH công nghệ tàu thủy, kiêm GĐ Trung tâm Thử nghiệm và kiểm định tàu thủy. Trong năm 2009, đồng chí Bình đã ký quyết định bổ nhiệm con trai đến ba lần: ngày 27/03, bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công nghiệp; ngày 16/07, bổ nhiệm kiêm chức GĐ Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy; ngày 22/12, bổ nhiệm kiêm Phó tổng GĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất."
 

Phan Thế Hải – Đệ của anh Ba nhận án

1332989774.img_.jpg
Đồng chí Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Vinashin bị tòa kết án mức án tối đa 20 năm tù hôm 30/03/2012 trong phiên xử ở Hải Phòng về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bằng việc tuyên án mức tối đa cho đồng chí Phạm Thanh Bình và những bị cáo khác, CP của anh Ba như muốn gửi đi thông điệp mạnh tới các tập đoàn DN nhà nước đã và đang được ưu đãi về nhiều mặt, rằng sự cưu mang của anh là có hạn, anh cũng không đỡ được hết nếu các chú cứ mần bậy.
Bằng cách đó, CP của anh Ba muốn trấn an giới đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài về nỗ lực tái cơ cấu nền KT, đặc biệt là cam kết cải cách DN nhà nước, khu vực tiếp tục đóng vai “chủ đạo” trong nền KT. Tuy nhiên mức độ nghiêm túc của nỗ lực này đến đâu lại là chuyện khác vì Tiệc ta vẫn có thói quen đùa dai.
Đường lối KT của Tiệc vẫn kiên trì đặt nền KT nhà nước làm chủ đạo, điều này có ý nghĩa rất lớn về chính trị. Tiệc ta vốn không ưa sự minh bạch, nếu không có sân sau, kiếm đâu ra tiền để chi tiêu, kiếm đâu ra tiền để to tiếng với dân chúng?
Chính vì chủ đạo nên những DN Nhà nước như Vinashin được ưu ãi hết cỡ về vốn liếng, đất đai, tài nguyên và các nghĩa vụ nộp ngân sách. Khi cần chi tiêu, các đệ của anh Ba ở các cơ quan công quyền phải lo xoay xở để đưa tiền vào đến tận nơi.
Trong lời cuối trước tòa, đồng chí Phạm Thanh Bình nói: có những lúc nóng vội, thậm chí có những lúc xé rào làm sai quy định của Chính phủ nhưng tất cả đều vì lợi ích chung của tập thể, không vì tính cá nhân nào. Câu này nghe quen quen!
Chúng ta chia sẻ với đồng chí Bình điểm này, bởi đồng chí Bình khi còn đương chức đã từng bổ nhiệm người thân trong gia đình đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Tập đoàn. Trước hết, con trai đồng chí Bình là Phạm Bình Minh (sinh 1980), chỉ trong vòng 5 năm liên tiếp được thăng chức, từ một nhân viên tập sự trở thành Viện phó Viện KH công nghệ tàu thủy, kiêm GĐ Trung tâm Thử nghiệm và kiểm định tàu thủy.
Trong năm 2009, đồng chí Bình đã ký quyết định bổ nhiệm con trai đến ba lần: ngày 27/03, bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công nghiệp; ngày 16/07, bổ nhiệm kiêm chức GĐ Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy; ngày 22/12, bổ nhiệm kiêm Phó tổng GĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
Việc bổ nhiệm các chức vụ trên, vì lợi ích chung của tập thể nên đồng chí Bình không thông qua ý kiến Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Em ruột đồng chí Bình là Phạm Thanh Phong, tốt nghiệp tại chức ĐH Xây dựng năm 2000, khi về công tác tại Vinashin, được đồng chí Bình cất nhắc dần lên giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin. Sau khi được cử làm đại diện góp vốn của Tập đoàn cho Công ty Cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư, đ/c Bình bổ nhiệm em trai mình giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc.
Vì lợi ích tập thể, đồng chí Bình còn ưu tiên san sẻ vốn nhà nước trong Tập đoàn để cho người trong gia đình mình đứng tên làm đại diện như con trai Phạm Bình Minh được cử làm đại diện 10% vốn của Tập đoàn Vinashin trong Công ty Cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin, hoặc em trai Phạm Thanh Phong được cử làm đại diện 51% vốn của Tập đoàn Vinashin và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin tại Công ty cổ phần Vinashin – Tư vấn đầu tư.
Bị kết án 20 năm, nhưng đồng chí Bình vẫn có thể hy vọng ra tù sau vài năm, bởi điều này đã có tiền lệ. Năm 1993, đồng chí Ngô Đình Quý, Tổng GĐ Liên hiệp đóng tàu Việt Nam, bị bắt vì tội tham ô, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước bị kết án 20 năm tù nhưng được tự do sau 5 năm.
Tháng 12/2011, anh Ba đã chân thành nhận trách nhiệm trên VTV, anh nói: “Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”. Việc đệ của anh phải nhận mức án cao cho thấy, anh Ba rất nghiêm khắc với các đệ.
(Tổng hợp từ các nguồn)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"