Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Muốn học đại học hàng đầu thế giới mà không phải trả tiền? Hãy tới Đức!

Athena chuyển ngữ, CTV Dân Luận
Để kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ, CNN có chương trình đặc biệt “Fall of the Wall” tìm hiểu xem nền kinh tế của Đức đã phát triển như thế nào kể từ sau sự kiện quan trọng đó.

Sự ảnh hưởng của nền học thuật ở Đức là điều không thể xem thường được. Đây được coi là ngôi nhà chung của những trường đại học lâu đời nhất thế giới và cũng là nơi mà rất nhiều người từng đoạt giải Nobel từng theo học.
Nếu bạn muốn hưởng một nền giáo dục được cả thế giới công nhận mà không muốn trả học phí quá cao thì hãy “xách balo lên và đi” đến Đức.
Giữa tháng Mười vừa qua, Lower Saxony đã trở thành bang cuối cùng của Đức thông báo miễn toàn bộ học phí, điều đó có nghĩa là sinh viên không cần trả bất cứ khoản phí nào, kể cả sinh viên quốc tế đến học tại Đức.
Vì vậy dù bạn có đến từ đâu, thì cánh cửa các trường học viên tinh hoa như Đại học Heidelberg và Đại học kỹ thuật Munich, nằm trong top 100 trường đại học tốt nhất thế giới, sẽ luôn rộng mở chào đón bạn nếu bạn thật sự là một sinh viên xuất sắc.



Được thành lập vào năm 1914, Đại học Goethe là một trong những trường đại học lớn nhất của Đức, với khoảng 41.000 sinh viên theo học. Vào ngày 18 tháng Mười năm 2014 vừa qua, Đại học Goethe đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập.
“Chúng tôi không muốn giáo dục đại học bị phụ thuộc vào sự giàu có của phụ huynh,” Gabriele Heinen-Kljajic, bộ trưởng phụ trách khoa học và văn hóa ở Lower Saxony trả lời German Pulse.
Người đồng cấp với bà Gabriele là bà Dorothee Stapelfeldt, bộ trưởng ở Hamburg, nơi đã xóa bỏ học phí kể từ năm 2012, cho rằng học phí chính là bất công xã hội: “Họ chỉ đang ngăn cản những người trẻ, những người không xuất thân trong gia đình có nền tảng học thuật tốt, tiếp cận với nền giáo dục. Đây chính là nhiệm vụ cốt lõi của mọi chính trị gia, là cần phải đảm bảo rằng tất cả các thanh niên nam nữ đều có thể học tập trong ngôi trường đạt chuẩn chất lượng mà không cần trả khoản phí nào ở Đức.”, bà Dorothee trả lời tờ Thời báo Anh.
Chí phí thấp/xếp hạng cao



Trường đại học Leipzig là trường đại học lâu đời thứ hai ở Đức, được thành lập vào năm 1409. Hai cựu học sinh nổi tiếng nhất từng theo học tại đây là nhà thơ, nhà viết kịch Goethe và nhà triết học Nietzche.
Từ lâu, Đức đã có truyền thống trong việc miễn học phí, phí giới thiệu chỉ có vào năm 2006 khi tòa án hiến pháp phán quyết rằng học phí chỉ được ở mức độ vừa phải, để không mâu thuẫn với cam kết trước đó của quốc gia này về việc đảm bảo tất cả công dân đều được đến trường.
Tuy nhiên, ngay cả với mức chi trả 1.300USD/năm, thấp hơn rất nhiều so với 14.500USD và 30.000USD mà sinh viên ở Anh và Đức phải trả, thì mức phí này vẫn gây ra phản ứng dữ dội trên diện rộng, khiến chính phủ liên bang phải dần từ bỏ việc thu học phí.
Quỹ học bổng sẽ được tài trợ chủ yếu từ ngân sách chính phủ, với mức thuế thu nhập trung bình là 49.3% mà mỗi người dân lao động phải gánh, đây được coi là mức thuế cao thứ hai trong 34 nước thành viên của OECD. Hiện tại Đức là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, tỉ lệ thất nghiệp là 5.3% thấp gần nhất trong khối EU và là quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa nhất bên cạnh Trung Quốc.
Đức sẽ trở thành điểm đến chủ yếu của sinh viên quốc tế, xếp thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Anh, theo số liệu của OECD. Sinh viên nước ngoài sẽ đổ xô đến các trường đại học lừng lẫy của Đức bởi sức hút từ mức sinh hoạt phí tương đối thấp cũng như nền văn hóa và cuộc sống về đêm rất sôi động.
Tư duy độc lập

Đại học Leipzig nổi tiếng với lối kiến trúc đầu thế kỷ hai mươi bên cạnh những tòa nhà hiện đại. Trong ảnh là giảng đường lớn thuộc khuôn viên chính của trường
Nhưng trước khi đến Đức, bạn cần nhận thức được rằng việc học ở Đức có thể sẽ rất khác so với cuộc sống trong các trường đại học ở Mỹ và Anh. Mỗi bài giảng có thể có đến 200 sinh viên, và điều đó khiến sinh viên phải nỗ lực nhiều hơn để có thể theo kịp bài học cũng như hạn nộp bài tập.
“Tôi có cảm giác như các trường đại học ở Anh giống trường phổ thông hơn, họ thực sự quan tâm đến bạn, in thời khóa biểu cho bạn, và nếu bạn để lỡ buổi chuyên đề nào đấy thì họ sẽ gọi cho bạn và hỏi bạn có làm sao không. Ở Đức, bạn phải tự thân vận động nhiều hơn thế,” Phoebe Parke, cựu thực tập sinh tại CNN, người đã dành một năm học tại đại học Humboldt ở Berlin, cho biết.

Với 25 cựu sinh viên tại đây từng đoạt giải Nobel, Đại học Humboldt là một trong những trường danh tiếng nhất ở châu Âu.
“Trường đại học của tôi trải rộng trên toàn bộ đất Berlin, nên tôi phải di chuyển bằng tàu điện ngầm giữa các lớp học. Sẽ rất khó khăn nếu bạn không thông thuộc đường phố bởi không có ai giúp bạn, và có vài tòa nhà lại ở những nơi hẻo lánh,” Parke cho biết thêm. Cô đã hoàn tất chương trình học đại học tại trường đại học Warwick ở Anh.
Tìm ra con đường riêng cho bản thân

Trong số mười trường đại học lớn nhất tại Đức, đại học Ruhr là trường đại học công đầu tiên của Đức kể từ sau Thế chiến thứ II.
Cuộc sống sinh hoạt của các sinh viên quốc tế có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, bởi nhiều sinh viên Đức thường học tại thành phố nơi họ sinh ra và sống cùng bố mẹ, hoặc chia sẻ phòng trọ với bạn bè.
Nhưng nếu như bạn vượt qua được những thách thức này thành không, Parke nói rằng hệ thống giáo dục Đức tạo cho sinh viên sự tự do để nâng cao khả năng và sở thích của bản thân: “Vì không phải trả học phí nên sinh viên sẽ cảm thấy ít áp lực hơn, vậy nên thay vì phải lo lắng vượt qua các bài kiểm tra và quên đi mọi thứ xung quanh thì sinh viên có thể thoải mái theo đuổi đam mê của bản thân. Nhưng bạn mới là người phải tự thúc đẩy việc học của bạn, chứ không phải giảng viên.”

Được thành lập trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tại Tây Đức, đại học Free của Berlin là một trong những trường đẳng cấp nhất tại đây. Các ngành nghiên cứu của trường chủ yếu bao gồm khoa học xã hội và nhân văn.
Vì vậy với những sinh viên có tính tự lập cao và muốn được hưởng nền giáo dục tốt mà không phải trả học phí, thì Đức có thể là điểm đến phù hợp nhất.

Thành lập vào năm 1991, đại học Kỹ thuật Bradenburg là một trong những trường mới nhất tại Đức. Trong ảnh là một vị khách đến thăm trung tâm thông tin và truyền thông đặt trong khuôn viên của trường, được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Thụy Sĩ Thụy Sĩ Jacques Herzog và Pierre de Meuron.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"