Chúng tôi có dịp ghé ngang chợ Tuyên Nhơn thuộc huyện Thạnh
Hóa tỉnh Long An vào buổi chiều ngày chủ nhật. Chợ Tuyên Nhơn đông đúc,
nhộn nhịp tàu ghe đặc trưng của vùng sông nước. Và điều đặc biệt tại khu
chợ này là sự tồn tại của một khu nhà lá sụp xệ mà người dân địa phương
gọi đó là “xóm dân oan”. Cái tên gọi đó phát sinh từ việc có hơn 30 hộ
dân bị chính quyền giải tỏa nhà cửa một cách bất công và đền bù không
hợp lý. Họ không đồng tình với cách làm trái pháp luật của chính quyền
sở tại nên đoàn kết cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi lẽ phải. Trong cái
nhìn của những tiểu thương tại đây, “xóm dân oan” tuy là một xóm nghèo
nhưng họ là những người đấu tranh cho chính nghĩa. Và dĩ nhiên, khi
chống lại chính quyền, đồng nghĩa với việc họ sẽ bị thiệt thòi về mọi
mặt.
Phải trải qua một cuộc trò chuyện dài với đại diện của những hộ dân
oan mất đất như Phùng Thị Ly, Nguyễn Thị Nhanh, Nguyễn Trung Can, Mai
Thị Kim Hương, bé Tuấn… mới hiểu thấu được nỗi khó khăn khổ cực của họ
trong suốt quá trình đấu tranh tìm công lý.
Trong suốt thời gian đấu tranh tìm công lý từ năm 2012 đến nay. Cuộc
sống của “xóm dân oan” xuống cấp trầm trọng.Vì đa phần họ là những người
buôn bán nhỏ, nông dân và lao động chân tay kiếm cơm đong qua bữa.
Chính quyền cho họ là những thành phần chống đối và chụp cho cái mũ phản
động. Thế là coi như xong đường kinh tế. Như trường hợp điển hình là
anh Nguyễn Trung Can làm ghề rửa xe và giao Oxy, gas cũng bị khách hàng
từ chối vì cho là “phản động”. Tương tự như anh Can là chị Phùng Thị Ly
cũng không dám nuôi gà vì sợ bị cành sát môi trường quấy nhiễu. Chị Mai
Thị Kim Hương bán nước mía, café vỉa hè cũng không thể khá nỗi vì liên
tục có người rình mò quấy nhiễu. Trong khi đó gia đình chị phải nuôi 2
cháu nhỏ đang học cấp 2.
Chị Mai Thị Kim Hương cho biết: “Từ khi giải tỏa đến giờ gia đình
tôi gặp rất nhiều khó khăn. Trước ngày cưỡng chế 31/7 vừa rồi, chính
quyền huyện Thạnh Hóa đã cắt đường kinh tế làm ăn của gia đình tôi là
không cho gia đình tôi bỏ oxy, gas và gió đá. Đây là công việc mưu sinh
chính của gia đình chúng tôi. Hiện nay gia đình chúng tôi rất khó khăn.
Việc sinh sống, đi lại để kiện tụng thì chính quyền ràng buộc không cho
tôi đi. Họ bắt bớ và cắt đứt đường kinh tế của chúng tôi.”
Cháu Tuấn là con trai lớn của dân oan Nguyễn Trung Can và chị Mai Thị
Kim Hương. Tuy năm nay mới học lớp 9 nhưng đã theo gia đình đấu tranh
đòi lại đất từ năm 2012. Vì cháu cũng là nạn nhân của bất công như cha
mẹ cháu và những người hàng xóm. Và cháu Tuấn cũng phải gánh chịu rất
nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và tương lai học tập của mình.
Cuộc sống của những dân oan này sẽ đi về đâu nếu nhà cầm quyền không hiểu thấu và sớm khắc phục trong một tương lai gần?
PVTD thực hiện