Trần Thu Nam
Vừa qua, tôi và Luật sư Hà Huy Sơn được mời dùng bữa sáng với Ông Tom
Malinowski - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và
Lao động. Qua câu chuyện trong bữa sáng, tôi nhận thấy Hoa Kỳ đã sẵn
sàng nâng tầm quan hệ với Việt Nam về mọi mặt. Đặc biệt sắp tới lệnh cấm
vận về vũ khí sát thương có thể được gỡ bỏ, Hiệp định TPP có thể được
thông qua (chúng ta có thể có cả súng và tiền). Tuy nhiên, vẫn còn một
số vấn đề phía VN chưa đáp ứng được, trong đó vấn đề về nhân quyền và
công đoàn độc lập đang là một rào cản lớn.
Luật sư Trần Thu Nam, bên phải khi tham gia phiên tòa bào chữa cho Bùi Hằng
Ông Tom Malinowski nói “khuyến khích Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước chống Tra tấn và Công ước về Quyền của những người bị khuyết tật”, ngoài ra ông Tom Malinowski băn khoăn tại sao Quyền im lặng là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Công ước về Quyền dân sự và chính trị
mà VN đã tham gia, tại sao cho đến nay Quyền im lặng này chưa được cụ
thể hoá trong luật của VN, sắp tới sửa đổi luật tố tụng hình sự quyền
này có được công nhận không? Ngoài ra, quyền im lặng cũng được ghi nhận
trong Công ước chống tra tấn,
kể cả luật pháp VN không ghi chi tiết nhưng quyền này đã có và phải
được áp dụng tại VN. Ông Tom Malinowski cũng quan tâm đến quyền lập hội
và các quyền con người khác ở VN và sẽ khuyến khích VN tôn trọng các
quyền con người này.
Ông Tom Malinowski có nói một câu mà tôi rất quan tâm đó là, Chính
phủ Mỹ quan tâm đặc biệt đến các luật sư hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ
nhân quyền và đây là mối quan tâm số một của họ về nhân quyền tại VN.
Sau buổi trò chuyện, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì nhân quyền ở VN
được quan tâm hơn, các luật sư có hoạt động bảo vệ nhân quyền được quan
tâm hơn trước. Nhưng cũng lo, vì luật sư nhân quyền sẽ bị những người
không thích nhân quyền ở VN gây khó khăn, sách nhiễu...
Quyền con người là một tất yếu, không ai có thể bị tước bỏ quyền con
người một cách trái pháp luật. Từ khi VN tham gia Hội đồng nhân quyền
Liên Hợp quốc, quyền con người ở VN càng được quốc tế chú ý hơn. Việt
Nam chúng ta cần phải chú ý, bảo vệ, tôn trọng quyền con người hơn,
chúng ta không thể nói một đằng làm một nẻo. Quốc tế họ không phải ngô
ngọng đến mức tin ngay vào lời nói của chúng ta nếu chúng ta nói mà
không làm.
Sắp tới, các Đại sứ quán Châu âu tiếp tục tổ chức buổi trao đổi về
các quyền hợp pháp và quy trình thủ tục pháp lý trong bối cảnh Kiểm điểm
định kỳ phổ quát (UPR) đối với Việt Nam. Tôi vinh dự cùng một số luật
sư khác được tham dự buổi trao đổi, tôi hi vọng không bị gây khó khăn gì
khi đến buổi trao đổi này.
Chúng ta muốn hội nhập quốc tế, muốn phát triển kinh tế, muốn có vũ
khí thì quyền con người cần được cải thiện hơn nữa. Hi vọng, VN ngày
càng tươi sáng và sớm thoát Trung cộng!
Trân trọng!
Trần Thu Nam