Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Những bức ảnh làm cho mình gần khóc

Jonathan London
October 25, 2014
Sáng nay ngay sau khi dậy và chưa tới 5 giờ sáng, tôi đã lên mạng qua điện thoại và thấy một số ảnh mà đã được chụp tại Mỹ trong dịp gặp gỡ giữa Nina Phạm và tổng thống Obama tại Nhà Trắng. Bây giờ là sáp 12:00 nhưng tôi đang cứ nhìn những ảnh đẹp này và cũng đang suy nghĩ làm sao những ảnh này có sức cảm động nhứ thế.
Có những lý do đơn giản và đương nhiên như những sự kiện trên thế giới dạo này sợ quá, buồn quá. Hay là chuyện riêng của Nina Phạm, một người trẻ làm trong một ngành nhân đạo, có nguy cơ và đã không may lấy nghiễm ebola từ một người khác như thế. Cũng đương nhiên là việc cô Nina Phạm là người Việt làm làm cho tôi đặc biệt quan tâm. Như ai đề ý đến tôi, những sự hiểu biết của tôi đối với cộng đồng người Việt Nam bên mỹ còn hạn chế. Một lý do tôi đã lên mạng sáng nay là xem còn bị những người yêu cờ vàng tiếp tục ném đá không! (hê hê hê…) Dù ‘chẳng hiểu gì’ về người Việt Nam ở bên Mỹ thì ít nhất tôi cũng muốn hiểu thêm và đương nhiên (một lần nữa) tôi rất thông cảm với cộng đồng người Việt Mỹ, bất chấp những hạn chế của mình.
Là một người đã lớn lên ở một cộng đồng mà chủ yếu là người ‘da đen’ và là một người đã lớn lên trong một gia đình đã đầu tranh vì những quyền dân sự, ngày xưa tôi đã từ lâu ủng hộ cho B. Obama (hoặc gọi bằng cách của một số bạn là ‘Ô’). Dù tôi cũng khá buồn về kết quả của 2 nhiệm kỳ của Ông (là chuyện khác) tôi vẫn thích tính cách của Ông và cũng đáng tự hảo về nhũng thành đạt của ông. Nhưng đó cũng chưa phải là gì do tôi thấy xúc động quá.
Nhưng tôi thấy những lý do tại sao những ảnh này (dù nhìn bao nhiều lần) làm cho mình muốn khóc là vì những tấm ảnh này phản ánh một số yếu tố đẹp nhất của xã hội Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung.
Ý tưởng thứ nhất là tôi nhớ nhà. Nhớ Mỹ. Nhớ lắm. Mỹ có nhiều vấn đề quá và có nhiều yếu tố tôi thực sự ghét (trong đó có nhũng ‘di sản’ về phần biệt chủng tộc v.v.). Tôi không ảo tưởng một tí nào về Mỹ. Là đất nước mà cụ Ông của tôi đã sang cách đây 106 năm để tránh đàn áp. Là đất nước mà có một lịch sử xã hội quá phức tạp. MỸ là một xã hội đặc biệt mà thình thoảng tạo cho tôi có những cảm giấc tuyệt với. Ở các nước khác cũng có những dân số đa dạng về ‘chủng tộc’ (một khái niệm không có nghĩa gì về mặt khoa học) và có những chuyện hay. Nhưng chỉ ơ xã hội Mỹ của hôm nay mà có thể có những hình ảnh này là đúng.
Ý tưởng thứ hai mà những bức ảnh này đã và đang làm cho mình nghĩ đến là những đặc trung tốt nhất và cao nhất của nhân loại. Ở bất cứ nước nào, có một gặp gỡ như này là quá đẹp. Một người gốc Việt và một người gốc châu Âu và châu Phi. Một dân thường và một tổng thống. Một con gái mới thoát nguy hiểm trầm trọng đang sống và đứng trước những mắt tự hảo của mẹ và em gái.
Thôi, viết nhiều quá. Xin phép nghỉ để cho mình xem những ảnh này thêm.
JL

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"