Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Xin làm dự án để... xà xẻo

T.A.M
Tháng 6 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Việt nam đưa ra đề án đầu tư xây mới và trùng đại tu lại 71 nhà hát trên cả nước với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 10 ngàn tỷ đồng thì đã bị báo chí phản pháo rần rần, bởi thực tế hiện nay các sân khấu nhà hát không thể sáng đèn hàng đêm vì không có khán giả.
Nhiều báo đưa ra dẫn chứng ở tỉnh Thái Nguyên có tới 4 nhà hát mới xây mà bỏ hoang cả bốn, nhiều nhà hát ở các tỉnh khác chỉ để tiếp khách và tổ chức hội nghị, thậm chí chuyên dùng để tổ chức đám cưới. Về vấn đề này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam thì bức súc ‘’Nhà hát Tổ chức hội nghị, đám cưới còn tốt, có nơi còn trở thành chuồng bò, chuồng trâu, chăn nuôi gia súc. Bây giờ lại đầu tư nhà hát, trong khi hát thì không ai xem, dẫn đến thua lỗ, vậy thì xây thêm để làm gì? Bộ Văn Hóa không có dự đoán, cũng không thăm dò, khảo sát gì, thích thì xây để còn kiếm chác bỏ túi riêng!’’.
Xét thấy lời của vị Giáo sư này có lẽ chẳng sai chút nào, bởi đời sống văn hóa ở Việt Nam bây giờ đã thông qua nhiều hình thức như truyền hình, Internet, nên việc đến nhà hát cũng rất hạn chế nên mỗi tỉnh, thành vài nhà hát là đủ rồi, trong khi mỗi một tỉnh thành hiện tại có ít nhất cũng có tới 4 nhà hát, chưa kể các sân khấu ngoài trời ở các huyện, thị trấn.

Các Bộ, Ngành khi đưa ra đề án, ai cũng nói cần cái này, cần cái kia, nhưng chẳng biết hiệu quả như thế nào. Trong khi nhu cầu bệnh viện chỗ nào cũng cần thì lại thiếu trang thiết bị, thậm trí thiếu cả giường cho bệnh nhân nằm. Hay biết bao trẻ em vùng cao, vùng khó khăn còn lắm gian nan, chúng cần những cái trường học có những bộ bàn ghế ra hồn một tý, cần một cây cầu qua suối dù nhỏ để khỏi phải chui vào túi nilon qua sông nữa, nhưng lại không đáp ứng được. Chính vì xã hội quản lý kém nên làm kẽ hở cho những kẻ chỉ thích chuộc lợi, làm sao để có tiền chạy vào túi, cái tư tưởng đó nó ăn sâu trở thành căn bệnh khủng khiếp, làm gì cũng cần tiền. Giáo sư Ngô Đức Thịnh còn kể một câu chuyện rằng, ông tham gia vào đội ngũ cùng làm một triển lãm dùng tiền vốn nhà nước, nhưng khách rất ít. Sau khi ông thắc mắc thì vị Giám đốc tổ chức chương trình lại điềm nhiên nói ‘’quan trọng là nhà nước đầu tư tiền cho làm, chứ còn khách đến nhiều hay ít thì quan trọng gì’’. Và ông Thịnh thực sự sửng sốt, vì đó còn là quan chức văn hóa!
Ở Việt nam có rất nhiều những dự án mà tự các Bộ, Ngành đưa ra rất nực cười, ví dụ việc Bộ Giao thông Vận tải nằng nặc xin được xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, rồi bị tranh cãi ầm ầm và Quốc hội không đồng ý làm vì đất nước nghèo nàn mà lại muốn xây dựng một tuyến đường mà trên thế giới không phải nước nào cũng xây dựng. Trong khi đó con đường lấy tên là Hồ Chí Minh dài gần 1500 km, tiêu tốn gần 100 ngàn tỷ đồng nhưng xe đi qua rất ít, mà trong GTVT xe qua lại ít thì lại lỗ, thế là lại vứt tiền qua cửa sổ.
Nguyên nhân chính tôi nghĩ là do cán bộ tham mưu, nhà lãnh đạo cơ quan chức năng tầm nhìn chiến lược phát triển không phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, mà làm theo kiểu chạy theo thành tích; trong đó vừa có thành tích, vừa có yếu tố cá nhân, lại vừa có điều kiện xè xẻo bỏ túi riêng ở mức độ nào đó./.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"