Nguyễn Nhơn(baotoquoc.com)
Trong video clip Chúc Mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút
1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt
Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
Cử chỉ nầy diễn giải ra sao?
Phải chăng Điếu Cày muốn nói: Tôi tranh đấu vì Tự do – Dân chủ cho
Việt Nam, nhưng không phải là theo khuynh hướng, lập trường của Việt Nam
Cộng Hòa?
Nếu diễn giải như vậy thì nghĩ cũng chua chát cho những ai phất cờ
vàng VNCH chào đón Điếu Cày, bởi vì người được chào đón xác định: Tôi
không đứng cùng trong tập thể cộng đồng VNCH.
Nếu như vậy, thì phải xác định lại vấn đề về “ Lập trường Tranh đấu
“: Tranh đấu giải trừ chế độ toàn trị cộng sản hay thỏa hiệp với nó làm
cải lương kêu là cải cách dân chủ hóa tiệm tiến được khoa trương là “
Con đường Diễn biến Hòa bình ” theo phương châm “ Đối thoại – Hòa bình –
Phát triển “ theo Khuynh hướng Thời đại!
Và như vậy là đặt lại vấn đề Cách mạng vs. Cải lương.
Từ mấy năm nay, nhất là từ ngày trong nước khoa trương rầm rộ phong
trào “ Xã hội Dân sự “, tôi không nề hà gì mà nói thẳng thừng: Con đường
xã hội dân sự khai dân trí, dân chủ hóa tiệm tiến “ diễn biến hòa bình “
là con đường đi không bao giờ tới, là “ liều thuốc an thần,” trấn an
dân chúng khỏi nổi dậy, chỉ có tác dụng kéo dài ách thống trị tàn bạo
việt cộng.
Để khỏi mang tiếng “ chống cộng cực đoan, quá khích “, lần nầy xin
mượn lời của một trí thức trong nước, giảng sư Đại học Hà Nội Nguyễn Thị
Từ Huy phê phán về các nhà dân chủ trong nước:
“ Điều đáng buồn là những người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam có
thể nhìn một số hoạt động dân chủ hiện tại ở Việt Nam như là những đối
lập cuội. Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này và cố tìm cách lý giải tại sao
họ lại có thể nhìn nhận như vậy.
Và tôi đụng phải cái thực tế này: chính quyền biến các đối lập thật thành các đối lập cuội bằng cách không trừng phạt những người có các đòi hỏi mang tính chất đối lập nhưng lại vô hiệu hóa các đòi hỏi của họ (dĩ nhiên những người bị trừng phạt do các hoạt động đối lập không nằm trong trường hợp này), do đó mà tạo nên tình trạng: ai đòi cứ đòi, ai làm cứ làm, không cần nghe, không cần đếm xỉa. Để cho đòi thoải mái, để cho phản đối thoải mái, nhưng những đòi hỏi đó hoàn toàn bị phớt lờ, bị vứt vào sọt rác.
Đó là tình trạng diễn ra những năm gần đây: nào là góp ý cho hiến pháp, nào là kiến nghị dừng Boxit Tây Nguyên, nào là yêu cầu đòi hiệu trưởng ĐHSPHN hủy bỏ quyết định vi phạm pháp luật đối với Đỗ Thị Thoan, nào là kiến nghị đòi thay đổi thể chế…, vô vàn các văn bản kiến nghị mà nhà nước không bao giờ thèm trả lời, không bao giờ thèm thực hiện . Bằng cách đó chính quyền cho phép tồn tại một thứ trạng thái dân chủ giả. Khi cần, có thể nói với quốc tế rằng: « Không, chúng tôi không bóp nghẹt tự do ngôn luận, chúng tôi vẫn để cho người dân nói đấy chứ. Bằng chứng là: a, b, c….»
Nhưng bản chất của vấn đề là: chính quyền để cho người dân nói, nhưng chỉ thực hiện những gì do chính mình quyết định, không đếm xỉa đến ý kiến của người dân. Hãy xem thực tế của tình trạng khai thác Boxit, hãy xem bản hiến pháp 2013 được thông qua còn tệ hơn cả bản dự thảo, hãy xem việc Thông tư 15/2014/TT-BGDD đã khiến cho tình trạng tự do học thuật trong đại học Việt Nam còn có thể bị vi phạm trầm trọng hơn rất nhiều lần trước khi có vụ việc của Đỗ Thị Thoan. V.v…
Ở đây phải nói rõ rằng, tôi không nghi ngờ mong muốn dân chủ hóa của những người đang cố gắng cho phong trào dân chủ. Đó là một mong muốn thực sự, ít nhất đó là điều mà cá nhân tôi nhìn thấy. Nhưng mong muốn của họ bị vô hiệu hóa, và vì thế họ bị đẩy vào tình thế đối lập mà thành ra không đối lập. Nếu để tình trạng này kéo dài, nếu để mình bị biến thành đối lập cuội, thì vô hình chung (ngoài ý muốn) những người làm dân chủ có thể góp phần củng cố sự dối trá của chính quyền.
Và tôi đụng phải cái thực tế này: chính quyền biến các đối lập thật thành các đối lập cuội bằng cách không trừng phạt những người có các đòi hỏi mang tính chất đối lập nhưng lại vô hiệu hóa các đòi hỏi của họ (dĩ nhiên những người bị trừng phạt do các hoạt động đối lập không nằm trong trường hợp này), do đó mà tạo nên tình trạng: ai đòi cứ đòi, ai làm cứ làm, không cần nghe, không cần đếm xỉa. Để cho đòi thoải mái, để cho phản đối thoải mái, nhưng những đòi hỏi đó hoàn toàn bị phớt lờ, bị vứt vào sọt rác.
Đó là tình trạng diễn ra những năm gần đây: nào là góp ý cho hiến pháp, nào là kiến nghị dừng Boxit Tây Nguyên, nào là yêu cầu đòi hiệu trưởng ĐHSPHN hủy bỏ quyết định vi phạm pháp luật đối với Đỗ Thị Thoan, nào là kiến nghị đòi thay đổi thể chế…, vô vàn các văn bản kiến nghị mà nhà nước không bao giờ thèm trả lời, không bao giờ thèm thực hiện . Bằng cách đó chính quyền cho phép tồn tại một thứ trạng thái dân chủ giả. Khi cần, có thể nói với quốc tế rằng: « Không, chúng tôi không bóp nghẹt tự do ngôn luận, chúng tôi vẫn để cho người dân nói đấy chứ. Bằng chứng là: a, b, c….»
Nhưng bản chất của vấn đề là: chính quyền để cho người dân nói, nhưng chỉ thực hiện những gì do chính mình quyết định, không đếm xỉa đến ý kiến của người dân. Hãy xem thực tế của tình trạng khai thác Boxit, hãy xem bản hiến pháp 2013 được thông qua còn tệ hơn cả bản dự thảo, hãy xem việc Thông tư 15/2014/TT-BGDD đã khiến cho tình trạng tự do học thuật trong đại học Việt Nam còn có thể bị vi phạm trầm trọng hơn rất nhiều lần trước khi có vụ việc của Đỗ Thị Thoan. V.v…
Ở đây phải nói rõ rằng, tôi không nghi ngờ mong muốn dân chủ hóa của những người đang cố gắng cho phong trào dân chủ. Đó là một mong muốn thực sự, ít nhất đó là điều mà cá nhân tôi nhìn thấy. Nhưng mong muốn của họ bị vô hiệu hóa, và vì thế họ bị đẩy vào tình thế đối lập mà thành ra không đối lập. Nếu để tình trạng này kéo dài, nếu để mình bị biến thành đối lập cuội, thì vô hình chung (ngoài ý muốn) những người làm dân chủ có thể góp phần củng cố sự dối trá của chính quyền.
Những người tiến hành các hoạt động dân chủ, nếu không ý thức được
rằng trên thực tế các hoạt động của mình đã bị làm cho vô hiệu, sự đối
lập của mình đã bị biến thành đối lập cuội do tình trạng vô hiệu triền
miên, thì sẽ dễ dàng có cảm giác tự hài lòng, tự cho là mình đã làm được
việc nọ việc kia, nói được điều nọ điều kia… Nhưng lại không biết rằng,
trên thực tế họ có thể đang ở vào tình trạng « đối lập cuội ». Vị thế
đối lập cuội hẳn còn đáng buồn hơn là vị thế trí thức cận thần.
Tôi vốn là một cán bộ hành chánh thực hành, ít nệ vào “ lí thiết “ mà
lần nầy, trước thái độ, cách nhận thức và hành xử khác biệt giữa người
Việt Quốc gia VNCH và người Việt công dân CHXHCNVN đành phải qui chiếu
vấn đề vào căn nguyên văn hóa.
Vậy xin mượn lời “ Ông công dân VNCH chân chính “ Trần Mộng Lâm để kết thúc bài viết ngán ngẩm nầy:
“ Ngày nay, trong nước, còn sót lại những công dân cũ của VNCH. Tại
Hải Ngoại, đa số là người của VNCH.Tại Việt Nam, những người sống tại
Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN. Hiện nay, đại đa số người
Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.
Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một
thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc. Người Anh, người Úc, người
Mỹ, cùng nói tiếng anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.
Cũng vậy, người Việt Nam Cộng Hòa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc.
Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ : Họ nói khác tôi ( tiếng Việt
Cộng), họ suy nhĩ khác tôi , sống khác tôi, thậm chí lài xe, chưởi thề,
ăn mặc, hát , đóng kịch, mọi thứ đều khác. Họ có một lá cờ khác, một bài
quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác.
Những người đó là gốc của tôi hay sao ???
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??
Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa. Công dân của VNCH là công dân VNCH và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.
Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện
hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại. Bây giờ, giả thử
có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn
một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, thì đó là việc của họ.
Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ. Sửa nó? đúng là nằm mơ giữa ban ngày. ( Mất Gốc !!! – Trần Mộng Lâm )
Nguyễn Nhơn