Liên Mạng
Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
Chuyện cờ quạt và hoà hợp hoà giải
Gs Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan
Ảnh: Diễn đàn người Việt |
Chuyện "cờ quạt" lại trở thành vấn đề thời sự trong cộng đồng người
Việt ở Mĩ. Số là Thượng nghị sĩ Pam Roach (bang Washington) bảo trợ một
nghị quyết (?) yêu cầu Mĩ công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH ngày
xưa. Thế là ngài đại sứ VN tại Mĩ viết thư đến TNS Roach phản đối. Một
công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết thư phản đối sự can thiệp
của ông đại sứ. Đọc hai lá thư cũng cho chúng ta biết vài ý tưởng về
cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt …
Chuyện cờ quạt ở ngoài này thật
khó nói. Một điều chắc chắn là cộng đồng người Việt tị nạn, phần lớn đi
từ miền Nam, sẽ vẫn giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ dù quốc gia có tên
VNCH không còn nữa. Một điều chắc chắn khác là các cộng đồng này sẽ
không bao giờ chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng mà họ gọi là "cờ máu". Do đó,
có thời người ta có phong trào vận động các chính quyền địa phương công
nhận cờ vàng. Tôi đoán cái bill bang ở Washington nằm trong chiến dịch
này. Do đó, cái bill có câu viết rõ ràng là "Recognizing the flag of the
former Republic of Vietnam" (Công nhận lá cờ của nguyên Việt Nam Cộng
Hòa).
Tôi không biết ý nghĩa và tác động của việc công nhận lá
cờ vàng này là gì, vì VNCH không còn tồn tại. Tuy nhiên, tôi thông cảm
cho những người còn lưu luyến lá cờ đó vì họ đã từng phục vụ Nhà nước
VNCH, từng chiến đấu và hi sinh dưới lá cờ đó. Chính tôi vẫn thấy lá cờ
đó thân quen vì tôi từng đứng chào cờ mỗi sáng thời còn là học trò, và
lớn lên dưới thể chế mà lá cờ đó biểu tượng. Do đó, tôi thấy chẳng có
vấn đề gì khi trong các diễu hành cộng đồng người ta dùng lá cờ vàng như
là một biểu tượng của VNCH. Giương cao lá cờ đó có lẽ cũng là một cách
phát biểu họ không chấp nhận Nhà nước đương quyền ở VN. Tôi đoán việc
công nhận lá cờ vàng chắc chỉ có ý nghĩa chính trị chứ chẳng có ý nghĩa
thực tế nào khác.
“Văn hóa tổ chức” của người Việt và bài học từ Hội Nhà Báo Độc Lập
Việt Hoàng
“…Để khắc phục nhược điểm này không khó, chỉ cần chịu khó học hỏi và biết lắng nghe trên tinh thần bao dung và cầu tiến là sẽ ổn thỏa. Một tổ chức xã hội khác hoàn toàn với cơ cấu của một công ty vì nó được xây dựng trên nền tảng của sự đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau. Tư tưởng, mục tiêu và sự chấp nhận khác biệt sẽ là chất keo kết dính các thành viên lại với nhau…”
Có lẽ anh em chúng tôi (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) là những người
nói nhiều nhất về Hòa Giải Dân Tộc, về Dân Chủ Đa Nguyên và về cả “Văn
hóa tổ chức” của người Việt. Không ít người đã cho rằng người Việt không
cần phải hòa giải, dân chủ nào mà chẳng đa nguyên và ‘văn hóa tổ chức’
của người Việt cũng bình thường như bao nước khác… Sự thực không hoàn
toàn đơn giản như vậy. Người Việt vốn đơn giản và lười suy nghĩ. Vì thế
mà người Việt không có các nhà tư tưởng, nhất là tư tưởng chính trị. Các
nhà thơ, nhà văn, nhà văn hóa lớn cũng không có, ngay cả với cộng đồng
người Việt tại hải ngoại, là những người đã sống hơn 40 năm dưới các thể
chế chính trị tự do và dân chủ.
Chửi bọn làm cầu đường
Nguyễn Hoàng Văn
1,5 tỷ USD (31.500 tỷ VND) để làm đoạn đường có 245km lún nứt sau 2 ngày thông xe. Ảnh nguồn internet.
Nhẹ nhàng có rồi, chân thành có rồi, tử tế có rồi, cầu xin có rồi từ
bao nhiêu năm nay, thế mà đoạn đường chỉ có 245 km làm mất 1,5 tỷ USD
(31.500 tỷ VND) vừa sau 2 ngày thông xe đã bị lún, nứt bề mặt kéo dài cả
chục mét. Không thể chịu được nữa, tôi xin phép nhân dân, chính phủ,
đảng chửi vào mặt cái bọn làm cầu đường này.
Này này cái bọn làm cầu làm đường cả trong nước lẫn ngoài nước kia, chúng mày dựng cái tai, mở cái mắt mà nghe cho rõ nhé.
Đây không phải lần đầu nhé, đường nào cái lũ chúng mày vừa làm xong
cũng lăn ra hỏng nhé, thậm chí còn chưa làm xong đã hỏng nhé (Đại lộ Võ
Văn Kiệt TP.HCM). Không biết nguồn cội tổ tiên nhà chúng mày từ đâu
nhưng tao dám chắc không phải bình thường như mọi người. Bởi được bình
thường như mọi người thì không bao giờ có hậu duệ con cháu là chúng mày
hiện giờ.
Nếu chúng mày là người, chúng mày đã biết làm hỏng 1 lần có thể châm
chước làm lại. Làm hỏng lần thứ 2 thì cơ hội sửa sai cho chúng mày chỉ
còn 1. Làm hỏng lần thứ 3 thì chúng mày phải tự động cuốn gói ra đi.
Nhưng chúng mày cứ làm là hỏng, làm hỏng đến lần thứ n, không có con
đường nào chúng mày làm mà… không hỏng mà chúng mày vẫn cứ trơ trơ,
không thấy chúng mày có hơi hướng biểu hiện của lòng tự trọng. Thế nên
dân tao mới dám chắc chúng mày chỉ hình hài là người.
Sự tồi tệ của tâm lý bầy đàn
Nguyễn Trần Sâm
Tôi chưa được thấy ở đâu một định nghĩa chính xác về tâm lý bầy đàn.
Nhưng tôi đoán, cụm từ này có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất là
giống như “tâm lý đám đông”, tức là tâm lý chung của một đám người, với
những “hiệu ứng” của nó, nhưng nghiêng về kiểu không có suy nghĩ, gần
với bầy đàn động vật.
Thứ hai là tâm lý của những cá thể, luôn muốn sống giữa đám đông, sợ
những khoảng thời gian đơn độc, và làm gì cũng đều nhìn đám đông mà làm
theo, gần như không suy nghĩ, không có quan điểm và sở thích riêng.
Trong bài này, chúng tôi nói về tâm lý bầy đàn theo cách hiểu thứ hai.
Mỗi một con người đều cần đến những người chung quanh: gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, đoàn thể,… Cần vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì có những
nhu cầu trong cuộc sống mà có sự phối hợp tập thể thì việc đáp ứng sẽ dễ
dàng hơn. Thứ hai, quan trọng hơn, là nhu cầu tình cảm: người thân là
chỗ dựa tinh thần cho chúng ta. Và thứ ba là nhu cầu nhận thức: việc
trao đổi, bàn bạc, học và dạy lẫn nhau là vô cùng quan trọng đối với
việc thu nhận và sàng lọc kiến thức, chắt lọc lấy chân lý.
Đừng làm ếch chín trong nồi
Thái Tuấn
Một tâm lý khá phổ biến của người Việt Nam đó là “nước đến chân mới
nhảy” khi giải quyết các vấn đề của mình. Điều này thể hiện ở những vấn
đề hàng ngày như quản lý sức khỏe. Nhiều người nhất quyết không muốn đi
bệnh viện dù có một số triệu chứng quan ngại ban đầu. Tâm lý “không sao
đâu nó tự khỏi thôi” khá phổ biến. Đến khi bệnh bùng phát, không chịu
được nữa mới vào bệnh viện. Nhẹ thì chạy chữa tốn kém làm tổn hao tài
sản và sức khỏe, nặng thì bệnh viện trả về vì ung thư đã vào giai đoạn
cuối.
Ảnh: khi bị đun từ từ, ếch không biết mình đang bị luộc chín (nguồn: internet)
Tâm lý né tránh này cũng phổ biến trong nhiều vấn đề khác. Ai cũng
biết thực phẩm độc hại phổ biến nhưng “ăn thì có hại không ăn thì chết”
nên tặc lưỡi cho qua. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cũng biết
nhưng mình họ không giải quyết được. Phần vì năng lực hạn chế, phần vì
động lực chiến đấu với “các thế lực thù địch” không có. Chỉ có hàng chục
triệu người tiêu dùng đơn lẻ không có tổ chức than thở với nhau. Tiếc
rằng không mấy ai kiên quyết đặt câu hỏi tại sao vấn đề tồn tại, làm sao
giải quyết được để tất cả mọi người có cuộc sống an toàn hơn?
Dân tộc anh hùng
Trương Nhân Tuấn
Người đã dán cái nhãn « một dân tộc anh hùng » cho dân tộc VN thực ra
mới là người thâm độc. Cái nhãn đó tương tự cái lá bùa dán trên đỉnh
ngọn Ngũ Hành Sơn đè Tề Thiên đại thánh nằm chết dí ở dưới.
Một « dân tộc anh hùng », sống với chuẩn mực đạo đức « anh hùng », ra ngõ là gặp « anh hùng ». Nhưng « anh hùng » là gì?
Đọc lịch sử VN thì thấy: anh hùng là những người gan dạ, dám đem thân
lấp lỗ châu mai, dám ôm bom cho nổ phanh thây chết cùng với « quân thù
». Anh hùng chống Tây, anh hùng diệt Mỹ…
Anh hùng là đồng nghĩa với việc giết chóc, máu đổ đầu rơi. Sẽ không
lạ khi lá cờ của cái « dân tộc anh hùng » này có màu đỏ của máu.
Chất « anh hùng » của « dân tộc anh hùng » đó được xuất khẩu (rất
thành công) sang các xứ hồi giáo chủ nghĩa ngu dân. Các xứ này thay kinh
Mác bằng kinh Coran ở mặt tối tăm nhất.
Bọn khủng bố Taliban trước đây, hay quốc gia Hồi giáo (Daech) mới
đây, học chủ nghĩa « dân tộc anh hùng » từ A đến Z. Chỉ khác cái là tên
gọi. « Anh hùng » từ nay đổi thành « thánh ». Ra ngõ là gặp thánh nhân
(chứ không gặp anh hùng như VN nữa).
Văn hóa dân chủ
Nguyễn Hưng Quốc
\
Một nền dân chủ không phải là tổng số các thiết chế dân chủ. Có những
nơi và những lúc có các thiết chế dân chủ; ừ, thì cũng bầu cử, cũng có
đối lập, cũng có tam quyền phân lập đàng hoàng nhưng lại vẫn không có
dân chủ. Ngoài vấn đề thiết chế, để có dân chủ, người ta cần một yếu tố
khác: văn hoá dân chủ.
Nói một cách tóm tắt, một nền dân chủ lành mạnh cần được xây dựng
trên một nền văn hoá dân chủ lành mạnh. Không có văn hoá dân chủ, chế độ
độc tài, sau khi bị lật đổ, sẽ dẫn đến tình trạng hoặc hỗn loạn hoặc
một chế độ độc tài khác, có khi còn khắc nghiệt hơn nữa.
Nhưng văn hoá dân chủ là gì?
Nhưng văn hoá dân chủ là gì?
Trước hết, về khái niệm văn hoá: Trong cả mấy trăm định nghĩa khác
nhau về văn hoá, tôi tâm đắc nhất với định nghĩa của các nhà nhân học
(anthropology) trong thời gian gần đây: Đó là một hệ thống biểu tượng, ý
nghĩa, giá trị và quy phạm (norm) chi phối cách nhìn, cách nghĩ, cách
cảm và cách hành xử của cả một cộng đồng đông đảo. Theo cách hiểu ấy,
văn hoá dân chủ có thể được định nghĩa là một hệ thống biểu tượng, ý
nghĩa, giá trị và quy phạm chi phối quan hệ quyền lực giữa những người
cai trị và những người bị trị để mọi người biết phân biệt cái đúng và
cái sai, cái nên và cái không nên, cái có thể chấp nhận được và cái
không thể chấp nhận được, từ đó, biết tương nhượng nhau hầu tạo nên một
cuộc sống hài hoà, ở đó, mọi người đều được tôn trọng.
Các nhóm bảo vệ nhân quyền cáo buộc Trung Quốc xuất khẩu “công cụ tra tấn”
Dan Levin/The New York Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế vừa công bố một bản báo cáo
cho biết, các công ty Trung Quốc, trong đó có một số là của nhà nước,
đang thu lợi từ việc sản xuất và xuất khẩu các thiết bị thực thi pháp
luật dùng trong việc tra tấn, chà đạp nhân quyền ở châu Phi và châu Á.
Theo Amnesty International và Omega Research Foundation, một tổ chức
chuyên nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối các dụng cụ này cho biết,
hơn 130 công ty Trung Quốc đang tham gia vào việc buôn bán sinh lợi,
tăng hơn 28 công ty so với một thập kỷ trước, và nhiều công ty đã công
khai rao bán các "công cụ tra tấn" như gậy điện, dùi cui nhọn, và các
loại cùm chân nặng nề.
Bản báo cáo mô tả đặc tính của các dụng cụ này là "độc ác vô nhân
đạo" và kêu gọi hãy cấm bán, sản xuất các hung khí này đồng thời cũng mô
tả các sản phẩm khác của Trung Quốc tuy hợp pháp nhưng ẩn chứa mục đích
độc ác.
"Đã đến lúc để Trung Quốc phải có trách nhiệm về các thiết bị sản
xuất nhắm vào các mục đích độc ác vô nhân đạo" Patrick Wilcken, một nhà
nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại London tuyên bố.
Khi được tiếp xúc, bộ Thương mại Trung Quốc đã không trả lời gì về việc này.
Mặc dù về mặt chính thức, Trung Quốc nghiêm cấm việc tra tấn và
thường chối tội khi bị tố cáo, các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã có hồ sơ
về nhiều trường hợp tra tấn bởi các nhà chức trách Trung Quốc. Vào
tháng tư, Zhao Chunguang, một quan chức nhà nước chuyên giám sát các cơ
sở giam giữ của cảnh sát, nói rằng trong năm năm qua, việc tra tấn không
bao giờ được dùng đến để ép nhận tội trong các trung tâm giam giữ của
Trung Quốc.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong Diễn đàn “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới“
Một bạn đọc của HM Blog vừa gửi tin. Cảm ơn anh và cháu đã đóng góp cho blog.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh tại diễn đàn. Ảnh: BBC
Kính gửi bác Hiệu Minh,
Đêm qua lúc 2 giờ sáng ở Việt nam – 3h chiều ngày 24-9-2014 tại New
York, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có mặt
tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, địa chỉ: 725 Park Avenue, New York, NY,
để tham dự hội thảo “Vị trí Việt Nam trong trật tự thế giới“ -
Vietnam’s Place in the World Order.
Dưới đây là phần tường thuật vắn tắt của con em – 1 sinh viên GW, xin gửi bạn đọc blog tham khảo.
* * *
Con mới xem xong hội thảo. Nửa tiếng đầu Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng
Phạm Bình Minh nêu lên sơ lược vị trí, những thử thách của ASEAN và sau
đó cụ thể hơn là Việt Nam và những gì Việt nam có thể làm được để nâng
cao vị trí của mình cũng như đóng góp với ASEAN. Phần này chủ yếu những
thứ chung chung.
Có một điểm khá thú vị mà giáo trình trường con hay góc nhìn của Mỹ
không để ý đến là ông Minh nói mục đích security (an ninh) của các nước
“nhỏ” bây giờ là có thể đảm bảo an ninh khu vực mà không chịu sự can
thiệp của các nước lớn, hiểu ngầm ra có nghĩa là không chỉ Trung quốc mà
cả Mỹ, phù hợp với chỉ tiêu 3 không- liên minh quân sự, liên minh chống
lại bên thứ ba và trại quân đội của nước ngoài- mà ông nhắc đến trong
phần trả lời câu hỏi.
Dân oan: Sự sỉ nhục vào học thuyết Mác - Lênin và chính thể chuyên chế
Dương Hoài Linh
Dân oan không phải là một sản phẩm mang tính đặc thù. Nó là sản phẩm
lỗi của bất kỳ chế độ xã hội nào, bởi đòi hỏi một nền luật pháp hoàn
thiện là một điều bất khả thi. Xã hội càng thượng tôn luật pháp thì oan
sai càng ít đi. Đồng thời với việc giảm và đi đến bãi bỏ án tử hình, các
nền luật pháp tiến bộ trên thế giới đã cho thấy việc coi trọng và giải
quyết oan sai một cách đầy nhân bản và văn minh, trong đó tính nghiêm
minh của pháp luật đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu, quyền sống của con
người mới là cái đáng giá và được tôn trọng nhất.
Chủ nghĩa Marx-Le nin ra đời với học thuyết "đấu tranh giai cấp" và
xóa bỏ "chế độ tư hữu" đã tạo ra những sai lầm quan trọng về nhận thức.
Điều này đã dẫn đến tội ác hủy diệt nhân loại dưới thời Stalin và Mao
Trạch Đông, đó là "Cải cách ruộng đất" và chính sách "Đại nhảy vọt".
"Sông Đông êm đềm" của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov và
"36 Millions de morts" của Dương Kế Thắng đã phơi trần những thực trạng
gây nên vết thương lòng đau xót trong xã hội loài người.
Điều sỉ nhục lớn nhất là tính phổ biến của oan sai dưới chế độ Cộng
Sản và thể chế độc tài toàn trị. Bỏ qua những dân oan được tạo ra từ một
nền tư pháp yếu kém với lối xét xử, định tội tùy tiện... hãy nhìn vào
những thảm án mang tính dân tộc xảy ra trong lịch sử Việt Nam: "cải cách
ruộng đất", "nhân văn giai phẩm", "xét lại chống Đảng", "cải tạo tư
sản"... bất cứ ai cũng có thể nhận ra lỗi hệ thống, trong đó thủ phạm
chính không ai khác hơn chính là Đảng CSVN. Từ ngày thành lập cho đến
nay Đảng CS là nguyên nhân chính gây ra những thảm kịch cho dân tộc.
Điều đáng nói là sau khi rũ bỏ hệ tư tưởng Marx-Lênin, Đảng vẫn tiếp tục
đi vào vết xe đổ đó. Dân oan trên cả nước được tạo ra ngày càng đông.
Lực lượng dân oan ngày càng lớn mạnh và có thể nói không ngoa rằng đang
lấn át cả phong trào dân chủ trên phạm vi cả nước.
Phỏng vấn Nghệ sĩ Kim Chi và Nguyễn Phương Uyên về Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết
Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết do Mạng Lưới Blogger Việt Nam
khởi xướng hôm 2/9/2014, tính đến thời điểm này đã nhận được tuyên bố
ủng hộ của 11 tổ chức dân sự như: Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn
Giáo, Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Cựu Tù Nhân Lương
Tâm, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền, Khối 8406, No-U FC, Hội Nhà Báo Việt
Nam Độc Lập, Lao Động Việt, No-U Sài Gòn, Phong Trào Liên Đới Dân
Oan...
Đồng thời, chiến dịch cũng đã được rất nhiều người dân cả trong và
ngoài nước cùng tham gia, đồng hành. Các trang mạng xã hội Facebook đã
bày tỏ sự ủng hộ bằng cách chụp hình làm Avata với các thông điệp “Tôi/Chúng Tôi Muốn Biết; Được Biết Là Quyền Của Công Dân” bằng tiếng Việt, tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.
Chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết đã khơi nguồn cảm hứng cho không chỉ
người dân trong nước mà còn lan rộng trong cộng đồng người Việt hải
ngoại. Và đây là thông báo của một trong những nhóm Facebook:
“Phong Trào "Chúng Tôi Muốn Biết” đáp ứng đúng trăn trở tâm tư
người yêu nước và tạo nguồn cảm hứng cho nhóm Facebook “Hát Cho Tự Do”
tổ chức một Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh với chủ đề “Chúng Tôi Muốn Biết” vào
ngày Quốc Tế Quyền Được Biết (International Right To Know Day) 28/9 hàng
năm để đồng hành cùng thế giới hưởng ứng chiến dịch.”
Sinh viên Hồng Kông mang cuộc chiến đấu cho dân chủ đến tận nhà người lãnh đạo thành phố
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Khi những căng thẳng về tương lai dân chủ của trung tâm tài chính đang nóng dần, hàng ngàn sinh viên và người biểu tình, bất chấp cảnh sát cảnh cáo, đã tuần hành đến tư gia của nhà lãnh đạo của Hồng Kông hôm thứ Năm để yêu cầu được gặp.
Mang theo bức ảnh khổng lồ của Leung Chun-ying với hàm răng ma cà
rồng hút máu, những người biểu tình hô vang yêu cầu nhà lãnh đạo được
Bắc Kinh hậu thuẫn này phải từ chức trong một cuộc diễu hành ngoằn ngoèo
qua những tòa nhà thương mại và đường phố dẫn đến cổng sau tòa nhà
chính phủ.
Cảnh sát đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn dòng người, tay cầm áp phích
màu vàng cảnh báo chống lại việc "hành động phạm pháp", nhưng không làm
được gì, những người biểu tình đã vượt qua và tiếp tục tuần hành.
"Đêm nay, CY Leung là tội phạm hình sự nguy hiểm nhất của chúng tôi", Nathan Law, một trong những sinh viên cho biết.
"Đêm nay, CY Leung là tội phạm hình sự nguy hiểm nhất của chúng tôi", Nathan Law, một trong những sinh viên cho biết.
Hồng Kông được Anh quốc trao trả về cho Trung Quốc trong năm 1997 như
là một "đặc khu hành chính" với "một mức độ tự chủ và tự do cao mà
Trung Quốc đại lục không được hưởng trong một hình thức gọi tên là "một
quốc gia, hai chế độ".
Chuyện phiếm viết báo
Người Buôn Gió
Cái này ít ai biết, trước kia thỉnh thoảng mình cũng viết báo. Báo
giấy hay tập san, tạp chí xuất bản đàng hoàng nhé. Mỗi tội là tác giả do
biên tập tuỳ hứng đặt tên gì thì đặt.
Suýt nữa mình đi vào nghề báo thật. Có lần một bà chị là nhà văn thấy
mình lông bông, mới bảo mày đi viết báo đi, kiếm tiền nuôi con. Chứ vật
vờ này phí. Để chị giới thiệu cho mày lên viết cho một nơi.
Theo giới thiệu chị ấy, đến toà soạn ở Lý Nam Đế, anh chủ bảo. Gì chứ
chị... đã giới thiệu thì khỏi cần kiểm tra khả năng, anh có đề tài này
em xem viết cho anh. Cứ làm hai tháng thì vào biên chế. Giờ có chương
trình sân khấu, ca nhạc gì thì đến đó làm tin, cố gắng khai thác những
chuyện sau hậu trường, xem bọn ca sĩ nó ăn, uống hay chơi bời gì cũng
thì mình đều viết được hết. Mỗi lần có chương trình thì sẽ có giấy giới
thiệu, giấy mời anh đưa cho đi.
Mình về nhà, vắt tay lên trán, nghĩ cảnh luồn sau hậu trường chụp
bọn nó thay quần áo cũng thích. Rồi cảnh bọn nó đi píc-ních hay ở trong
những khu sang trọng mình cũng được mò vào, thấy sướng lâng lâng. Nhưng
nghĩ một hồi bụng bảo dạ, Hàn Tín ngày xưa luồn trôn vì đại nghĩa. Loại
mình có làm được cái gì lớn đéo đâu mà đi rình bọn ca sĩ, diễn viên nó
mặc quần lót gì. Làm thế không đáng tí nào, thà vật vờ còn hơn.
Không thấy mình đi làm báo chỗ kia, bà chị nhà văn hỏi, mình thật
lòng tâm sự. Chị ấy nghe chuyện thế cười tươi, bảo thôi thế thì em viết
truyện ngắn cuộc sống đi, chị lo xuất bản cho. Cứ viết để cho thiên hạ
biết mình, sau có đấu tranh gì còn có cái tiếng, chúng nó muốn làm gì em
cũng khó.
Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014
Vũ khí sát thương: Có, TPP: Không.
Nguyễn Ngọc Già
Cộng sản VN đứng trước những vấn đề gai góc: nợ xấu, vũ khí sát thương và TPP.
Chính phủ chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế trị giá một tỉ đô la Mỹ. Các chuyên gia kinh tế âu lo và không tin tưởng về hiệu quả sử dụng số vốn này. Thật vậy, dù có phát hành gấp đôi số đó, chỉ tăng thêm số nợ đầm đìa không có cách gì giải quyết ổn thỏa, với khoảng thời gian còn lại ít ỏi cho nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng đang đếm lùi.
Vụ phát hành trái phiếu cũng làm người dân băn khoăn, khi biết con số dự trữ ngoại hối (nhà nước nói) hiện nay khoảng 30 tỉ đô [1], không hiểu tại sao không thể nhín một chút xíu nhằm trang trải nhu cầu lúc thắt ngặt gấp gáp (?).
Chút hài hước về kinh phí đại hội đảng
Xích Tử
Văn phòng trung ương đảng vừa ban hành văn bản 39-QĐ/VPTW ký ngày 4/9/2014 qui định về chế độ chi cho đại hội đảng.
Nội dung điều chỉnh của qui định áp dụng cho đại hội đảng cấp tỉnh và
tương đương trở xuống. Kinh phí đại hội đảng toàn quốc là bí mật quốc
gia.
Loại hình và văn phong của văn bản có tính qui phạm; theo đó, Văn
phòng trung ương đảng, do một phó chánh văn phòng ký, ra lệnh và bắt
buộc tất cả các cơ quan/ cấp quản lý ngân sách thuộc phía nhà nước từ
cấp tỉnh trở xuống, và dĩ nhiên, theo luật, cả quốc hội và các cơ quan
thuộc lĩnh vực này cấp trung ương nữa, phải chấp hành.
Nội dung văn bản là nói về tiền, về nội dung chi và mức chi. Đúng ra,
với tính chất như thế, ít nhất nó phải được điều chỉnh bằng một văn bản
cấp nghị định của chính phủ. Tại sao bên đảng lại không có một thủ tục
làm việc với hệ thống nhà nước để ra một văn bản điều hành như vậy nhỉ;
nó sẽ phù hợp với phương châm mấy chục năm ra rả rằng đảng không ra
lệnh, không dài tay, không bao biện làm thay; nó cũng thể hiện màu sắc
pháp quyền hơn, giống với người ta hơn chứ ? Để ít nhất người ta cũng
tham khảo vào đó để tin vào tính minh bạch trong quản lý ngân sách, hạch
toán thống kê của nước Việt Nam đang mong muốn đến năm 2018 được hội
nhập đầy đủ vào kinh tế thế giới và được công nhận là nền kinh tế thị
trường.
Tại sao không thể cho phá sản các ngân hàng ở VN?
Phan Châu Thành
Thủ tướng và chủ trương rất “dũng” và “cảm”...
Hệ thống gần 40 các NHTM VN năm 2014 đang có nạn dịch ung thư
nợ xấu từ nhiều năm nay mà đợt sát nhập các NH yếu kém dạng
“ép hôn” với các NH chưa yếu kém” do NHNN đạo diễn “chủ hôn” 2-3
năm nay vẫn chưa “dập” được dịch, dẫn đến những cái chết
“tiền lâm sàng” của một số ngân hàng lớn như Agribank và nhỏ
như NH Xây dựng...
Hơn thé nữa, nạn dịch đó còn bùng phát trong số các NH
“hùng mạnh” lâu nay “nổi danh” với bao nhiêu “danh hiệu và giải
thưởng quốc tế” như nhóm 8 NH: Vietinbank, Vietcombank, ACB,
Military Bank, Eximbank, BIDV và SHB, cùng Agribank tạo nên Nhóm
G(8+1) nổi danh...
Trong tình hình đó Thủ tướng đã “sáng suốt” ra chủ trương
rất “dũng” và “cảm” là cho phá sản các NHTM yếu kém. Chủ
trương rất “dũng” thì rõ rồi, vì đó là lời Thủ tướng, còn
“cảm” (sốt) là vì: việc đó có luật điều tiết chứ, sao lại
phải có chủ trương? Nền kinh tế này hóa ra không hoạt động theo
luật, mà theo chủ trương thôi ư?
Thế mà, sự “sáng suốt” vừa “dũng” vừa “cảm” đó lại không khả thi, vì mấy nguyên nhân cộm cán sau:
Luật phá sản hay Luật cấm phá sản?
Phát biểu của phó thủ tướng Phạm Bình Minh ở NYC
Jonathan London
Xem toàn phát biểu (và cả phần hỏi đáp) của Phạm Bình Minh tại tổ chức Asia Society ở New York là một cơ hội tương đối hiếm để nghe và đánh giá lập trường của Chính Phủ Việt Nam (hay ít nhất một bộ phận của nó) tại Mỹ. Nói chung, tôi đánh giá khá cao nội dung của phát biểu và cách phát biểu, đáp câu hỏi của Ông.
Trong bài phát biểu, Ông Phạm Bình Minh đã nêu một số điểm đáng chú ý
về quan điểm của Ông (nếu nhớ chính xác thì ông cũng nói “quan điểm của
tôi.” Dù là một phát biểu không chính thức, nói thế cũng làm cho tôi
suy nghĩ một chút chứ.)
Về nhũng thách thức quốc tế lớn, Ông Phạm Bình Minh có nói đến những
rủi ro trên Biển Đông, những rủi ro về thay đổi khí hậu, và sự cần thiết
của pháp luật quốc tế và ‘đa phương chủ nghĩa’ (multilateralism). Đáng
ghi nhận là bình luận của ông nói (trong một thời điểm mà thế giới có
nhiều điểm nóng) Mỹ phải tiếp tục đóng một vai trò chủ chốt và không nên
bỏ qua ‘trách nghiệm của mình” ở Đông Á. Đối với khu vực Đông Nam Á ông
bảo là Việt Nam sẵn sàng đóng một vai trò chủ động cùng với những nước
khác trong việc xây xựng kiến trúc an ninh mới trong khu vực. Ông Phạm
Bình nói cũng phải chống những động thái hung hăng đơn phương
(‘unchecked unilaterialism)
Sinh viên, ngọn lửa cách mạng của trí thức trẻ
Lê Diễn Đức
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1967 cuộc biểu tình của sinh viên ở
Prague đòi loại bỏ các nhà lãnh đạo ngày càng không được lòng dân của
Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã bị đàn áp tàn bạo.
Tháng 01 năm 1968, ông Alexander Dubcek trở thành Bí thư thứ nhất
chi nhánh Slovak bắt đầu một quá trình cải cách đã đi vào lịch sử với
tên gọi của Mùa xuân Prague.
Trong những tháng tiếp theo, những người biểu tình yêu cầu bãi bỏ
kiểm duyệt, cho phép thành lập tổ chức độc lập, tự do hóa chính sách đối
với các nhà thờ, dần dần sẽ đưa quy tắc dân chủ vào nội bộ đảng, chuẩn
bị một nhà nước liên bang...
Mùa xuân Prague bị dập tắt bởi sự can thiệp quân sự của các nước
thuộc khối Hiệp ước Warsaw. Các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện
của quân đội Xô Viết đã bị đàn áp dã man. Biểu tượng của cuộc biểu tình
chống lại cuộc xâm lược này là vụ tự thiêu của Jan Palach, sinh viên tại
Đại học Charles ở Prague, vào ngày 16 tháng 01 năm 1969. Tang lễ Palach
trong ngày 25 tháng 01 đã trở thành một cuộc biểu tình lớn với sự tham
gia của khoảng 100 ngàn người.
Cảm hứng từ Mùa xuân Prague, tháng 3 năm 1968 sinh viên Ba Lan từ
các thành phố Warsaw, Gdansk, Krakow, Lodz và Poznan đã tổ chức biểu
tình đòi cải cách chính trị. Cuộc biểu tình cũng bị công an đàn áp tàn
nhẫn.
Sự độc ác của công an Việt Nam
Ở vào một thời điểm khá nhạy cảm, khi Việt Nam đang tìm kiếm một thỏa hiệp với Mỹ để mua vũ khí, thì Human Rights Watch (HRW), trụ sở ở New York, tung ra một bản phúc trình rất thấu đáo về sự độc ác của công an và sự lộng hành của nền tư pháp Việt Nam.
Bản phúc trình đã nêu: Có ít nhất là 24 nạn nhân chết tại đồn công an
từ năm 2010 đến 2014 và vô số những nạn nhân khác bị đánh trọng thương.
Trong số 24 nạn nhân chết tại đồn, cơ quan quyền lực chỉ công nhận 14
nạn nhân tử vong do công an, còn lại 10 nạn nhân khác chết là do bệnh
hoặc do tự tử.
HRW nói rằng đây mới chỉ là một cuộc khảo sát đầu tiên thông qua
những tổ chức, mà không thể tiếp xúc trực tiếp với gia đình các nạn nhân
vì sợ bị liên lụy và trả thù.
Vào Tháng Tám vừa qua, Thượng nghị sỹ John McCain và Sheldon
Whitehouse vận động Quốc hội Mỹ hủy bỏ lệnh cấn bán vũ khí sát thương
cho Việt Nam. Những nhà hoạt động nhân quyền ráo riết vận động cả hai
phía Mỹ và Việt Nam phải gây áp lực lên chính quyền Hà Nội đối xử tử tế
với những công dân của họ.
Thông tin từ giới truyền thông của chính quyền thừa nhận phóng viên
là đối tượng luôn phải đối mặt với những tình huống bị quy là nhạy cảm.
Chính quyền Hà Nội thường bị lên án vì chính sách vô nhân đạo của họ.
Từ khi Myanmar tiến hành cải cách chính trị, nhiều nhà bình luận quốc
tế cho rằng Việt Nam bây giờ trở thành một quốc gia tồi tệ nhất về nhân
quyền trong vùng.
Dựa hơi?
Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
Thử đọc vài cái tít mới đây trên báo chí từ lề đảng đến lề dân: "Con
trai cố TBT Lê Duẩn: Tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng
suốt nhất để bước đi", “Người vợ Miền Nam của cố Tổng bí thư Lê Duẩn”,
và mới đây nhất là "Thư kiến nghị vợ hai của cố tổng bí thư Lê Duẩn "
rất nổi tiếng.
Thấy gì qua những cái tít đó? Tất cả những cái
tít đó đều gắn liền với một nhân vật nổi tiếng quyền uy một thời (Lê
Duẩn). Nhưng người nổi tiếng không phải là đối tượng chủ động của bản
tin, mà là vợ ông ta hay con trai ông ta. Hiện tượng này người dân gọi
là "dựa hơi". Có thể đương sự không dựa hơi, nhưng rất có thể là báo chí
muốn đặt cái tít như thế để thu hút độc giả.
Tôi phải tự hỏi
tại sao lại dựa hơi như thế. Nếu là ý kiến hay thì dù người phát biểu là
ai vẫn có thể có người quan tâm và chú ý; nếu ý kiến dở cho dù từ người
nổi tiếng thì người ta sẽ bỏ qua. Dựa hơi, do đó, có thể phản ảnh một
phần sự thiếu tự tin. Vì thiếu tự tin nên phải dựa vào một nhân vật nổi
tiếng để làm tăng trọng lượng phát biểu của mình.
Trong trường
hợp liên quan đến ông LD, tôi vẫn chưa hết thắc mắc tại sao người ta lại
dùng "Vợ hai của cố tổng bí thư Lê Duẩn" trong cái tít? Trong văn hoá
VN, "vợ hai" thường bị người đời dèm pha, chứ chẳng có gì đáng tự hào để
khoe ra. Ấy vậy mà người ta dùng cái tít đó trong tựa đề bài viết!
Ảo tưởng thiên bẩm sinh ra quốc gia dốt và nghèo
Nguyễn Hoàng Đức
Việt Nam cho tới nay chưa làm được cho dù một cái kim khâu, bởi chúng
ta có quá nhiều thiên bẩm mà chưa có kỹ nghệ và óc khoa học!
Giáo dục Việt Nam thua kém các nước trong khu vực cả trăm năm, là vì
chúng ta lúc nào cũng ca ngợi thiên bẩm mà không chú trọng đến giáo
dục. Thậm chí không ít người Việt còn hát bài ca “văn hay chữ tốt không
bằng ngu dốt lắm tiền”. Than ôi, đã ngu dốt, thì cái ăn, cái mặc còn khó
nói gì đến giầu có!
Văn học nghệ thuật của Việt Nam như chính giới phải thừa nhận bé,
vừa, tép riu, chúng ta thiếu vắng tuyệt đối các văn hào là vì không đủ
tầm học vấn đỉnh cao lý tưởng mà mới chỉ cậy chủ yếu vào thiên bẩm!
Các chuyên gia nước ngoài nhận định: người Việt thường ôm mộng vĩ
mô, thiên bẩm phi phàm nhưng thiếu óc thực tế và khoa học, kết quả lúc
nào cũng bàn về những dự án hoành tráng như Vinashine … rồi đổ vỡ chóng
vánh và thảm hại!
Có người bàn “không có thiên bẩm thì người ta
chỉ là người thợ mà không thể trở thành bậc thầy”. Làm gì có ai trở
thành bậc thầy mà không có giáo dục? Giờ hãy bàn về thầy và thợ. Giỏi
như Đặng Thái Sơn, thi Chopin đạt giải nhất, nhưng cũng chỉ là nhạc công
và là người thợ mà thôi. Nhưng thử xem, mấy anh làm ca khúc vớ vẩn hay
mấy bài thơ đọc bên mép chiếu có dám đọ không? Một đằng lấy đấu đong
không hết, một đằng nhiều thế hệ mới dạy và học được một người! Từ Âu
qua Á, kỹ sư bao giờ cũng nhiều hơn thợ bậc bảy. Nhưng chẳng nhẽ thợ bậc
bảy phải làm việc cả đời mới chạm đích lại thua kỹ sư ư? Cái lối tư duy
thầy – thợ, đã dẫn đến chính thức ở Việt Nam thừa thầy thiếu thợ. Đây
là kết quả của lối học vấn hão chuộng hư vinh, dẫn đến nghèo đói và lạc
hậu.
Trước Hội Nghị 10: Phân tích 'báo cáo phân tích nội bộ'
Phạm Chí Dũng
Chẳng mấy dị biệt với các kỳ hội nghị trung ương trước đây,
trước hội nghị trung ương đảng thứ 10 cuối năm 2014, bầu không khí
“chính trị nội bộ” ở Việt Nam có vẻ đang dần được sưởi ấm bởi một chiến
dịch “phản tuyên truyền” manh nha khởi phát.
Nhưng khác hẳn với năm 2012 khi các bài viết đả kích nội bộ tập trung
trên hệ thống trang điện tử cá nhân của dư luận viên, giờ đây mặt bằng
dân trí “phản tuyên truyền” đã được “nâng lên một tầm cao mới”: thông
qua kênh thông tin “lề dân” và hải ngoại để “khách quan.”
Năm câu hỏi về ông Lê Hồng Anh
Hồi Tháng Tư, loạt bảy bài “Ai đang làm khánh kiệt đất nước?” của
một tác giả có tên Dương Vũ cũng được gửi đến Dân Luận, gây náo động dư
luận. Rất nhiều chi tiết về “phe lợi ích” và cả về giới chính khách cao
cấp ở Việt Nam được lột tả trong loạt bài viết rất đáng nghi ngờ về xuất
xứ này. Tất nhiên những trang thông tin như Dân Luận không thể hoặc rất
khó có điều kiện kiểm chứng những tin tức chỉ tồn tại trong nội bộ đảng
và chính quyền, mà chỉ có thể đăng tải như một tin tức mang tính tham
khảo.
Hoặc vài bài viết mang màu sắc “bình luận chính giới” khác xuất hiện trên trang Ðàn Chim Việt, Tin Tức Hàng Ngày...
Mới đây, bài “Những gì diễn ra sau chuyến đi Bắc Kinh của phái viên
Lê Hồng Anh,” ký tên “Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép
giấu tên)” đăng tải trên trang Dân Luận lại là một dẫn chứng thú vị và
đáng xem xét (https://www.danluan.org/tin-tuc/20140915/nhung-gi-dien-ra-sau-chuyen-di-bac-kinh-cua-phai-vien-le-hong-anh#comment-128551).
Điệu tranh đấu li-la
Nguyễn Hoàng Văn
Tây ban cầm đã hát ngọng giọng Tàu và “Lorca Nguyễn Văn Trỗi” của
Phạm Thị Hoài [1] làm tôi liên tưởng đến nhiều thứ: những kép đào hát
bội-chèo-cải lương, lời văng tục của nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton,
cảnh hội chợ lô tô náo nhiệt ở một tỉnh nghèo miền Trung.
Một cảnh Tết quê giữa thập niên 80, thời đói ăn và đói cả thông tin.
Cái sân khấu giữa chợ lòe loẹt những băng rôn đỏ sậm chữ vàng, lèo tèo
những giải thưởng nghèo nàn với dăm ba chiếc xe đạp, phích nước và đồ
gia dụng linh tinh nhưng o bế thật kỹ bằng những chùm giấy bóng hay dải
băng kim tuyến xanh đỏ tím vàng, rặt một thứ thẩm mỹ chợ quê.
Cờ ra con mấy
con số gì đây
con số 15
anh Nguyễn Văn Trỗi
đi ra pháp trường.
Cờ ra con mấy
chớ con số gì đây
con số chưa ra
hội nghị tỉnh ủy
phát triển nông lâm.
Cờ ra con mấy
con số gì đây
con số gì đây
là con số 79
chị Võ Thị Sáu
mùa lê-ki-ma..
Gã hoạt náo viên liến thoắng ứng tác theo những vòng quay: thêm một
cặp chữ số bung ra, thêm vài ba cái tên anh hùng liệt sĩ hay diễn biến
chính trị địa phương xổ ra, bập vào lỗ tai đám đông, trớt quớt và ngang
phè, miễn là vần điệu xuôi tai, miễn sao không vi phạm chính sách lập
trường. Nhưng dẻo miệng cách mấy thì cũng đến lúc phải đơ lưỡi lại mà
cũng cần phải có thì giờ để tiêu thụ càng nhiều vé càng tốt trước khi
tung ra đợt xổ mới và, vậy là, đến phiên một ban nhạc chợ quê hay, lòe
hơn, một “nhóm ca khúc chính trị”, danh xưng thời thượng của ngày ấy,
tiến lên đảm trách nhiệm vụ khoả lấp “trong khi chờ đợi”. Điệu lô tô cây
nhà lá vườn im bặt để “âm nhạc hiện đại” thay chân, chọc thủng màng nhĩ
đám đông với tiếng trống, tiếng guitar điện chát chúa, chọc đi chọc lại cho thoả công tập dượt cái bài hát cũng khá là thời thượng của ngày ấy:
Một Ông Hồ Khác
Tưởng Năng Tiến
Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ
bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để
cùng nhau nhận diện nó, lên án nó, để vĩnh viễn không cho nó
tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá
nặng nề những di sản xấu ấy. - Trần Đức Thảo
Bên dưới bài viết (“Giới Thiệu Đèn Cù”) của nhà báo Ngô Nhân Dụng, trên trang Dân Luận, có phản hồi này:
Khách Ngô Văn Gạch (khách viếng thăm) gửi lúc 15:09, 03/09/2014 - mã số 127424
VTV tối qua (2-9) đưa tin có ông cựu chiến binh tên là Suất ở Hà Nội sưu tầm những tư liệu về Hồ và trưng bày tại tư gia, nhiều học sinh ở các trường trung học phổ thông đến đấy tham quan coi như được giáo dục về việc học tập về tư tưởng và đạo đức của Hồ.
Giá ai có điều kiện tặng cho ông Suất một cuốn Đèn cù để bổ sung cho việc sưu tầm của ông ta thì tốt quá. Tôi quả quyết rằng nếu có cuốn đó trong nhà ông ta thì khối người bỏ tiền ra mua vé vào xem để hiểu hơn và sâu sắc về tư tưởng "đạo đức" của vị "cha già đời của dân tộc".
"Khi con người ta bị lừa thì cái rác cũng biến thành thiêng liêng". Dân ta đã và đang bị lừa. Hồ chính là cái rác, lại rước cái chủ nghĩa Mác Lên nin vào gieo rắc tai họa cho dân tộc trong khi cả thế giới đã vứt chủ nghiã Mác Lênin vào sọt rác rồi.
Tham luận của nhà báo Lê Hải (không được đọc) tại Đại hội các hội Văn hóa - Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng lần VIII
Trần Kỳ Trung: Tôi với nhà báo Lê Hải chơi thân, có chuyện gì "ới" với nhau một tiếng, là có mặt liền. Tính cách của Lê Hải tôi thích, tất cả phải rạch ròi, không nửa vời, không xu thời, không nịnh thế. Tất nhiên những con người như thế, trong xã hội chúng ta đang sống, chịu một số thiệt thòi. nhưng không vì thế, Lê Hải bi quan, hay có những suy nghĩ tiêu cực. Ngược lại, trước bất công, trước sự đớn hèn Lê Hải cất tiếng nói dũng cảm và hành động thực sự. Bài tham luận Lê Hải viết và định đọc trước đại hội liên hiệp các hội VH-NT thành phố Đà Nẵng lần thứ VIII là một ví dụ. Rất tiếc, bản tham luận này không được đoàn chủ tịch đại hội cho phép đọc. Cũng chẳng sao...! Mình không đọc mọi người đều biết cả - Hải nói với tôi như vậy, khi tôi hỏi: " Ông có bực mình không?" rồi Hải cười.
Tiếng cười rổn rảng, y như khi hai thằng kể tiếu lâm cho nhau nghe...
Nhà báo Lê Hải trong cuộc biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược ngày 11/5/2014
Lê Hải - Bản lĩnh của những người văn nghệ
Cải cách Ruộng đất: Đôi điều tôi được biết
Bùi Tín
Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957)
dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì
sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của
nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở
chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự
thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm
trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại
của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho
đến nay, và phương hướng khắc phục.
Biết bao vấn đề xã hội cần biết rõ, các bạn trẻ muốn biết rõ, liên
quan đến CCRĐ. Việt nam vẫn còn là một nước nông – công nghiệp, gần 70%
số dân vẫn sống ở nông thôn, vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp vẫn
là vấn đề thiết thân của người Việt ở mọi nơi.
Là người sống giữa nông thôn trong thời kỳ CCRĐ, tôi tự thấy có thể
đáp ứng yêu cầu muốn biết rõ thêm của các bạn trẻ, để làm giàu thêm kiến
thức của các bạn.
Lấy lòng Việt Nam, Mỹ chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí
Lesley Wroughton và Andrea Shalal | Reuters
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Dân Luận: Trinh sát cơ P-3 Orion do hãng Lockheed sản xuất từ năm 1960 với khả năng giám sát và phát hiện tàu ngầm nên thường được gọi là máy bay săn ngầm. Việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí này là một chỉ dấu tốt cho mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, tuy nhiên vào lúc này Việt Nam cần tập trung xây dựng nội lực, xây dựng niềm tin của người dân để có sức mạnh chống lại Trung Quốc hơn là trang bị khí tài. Một khi lòng người ly tán thì dù có vũ khí hiện đại cũng vẫn có thể mất nước. Muốn vậy phải đảm bảo quyền con người và quyền tự do dân chủ của người dân, để họ thấy rằng đất nước này thực sự là của họ.
Báo chí trong nước cũng có "lược dịch" lại bài này của Reuters nhưng cắt bỏ những đoạn được cho là "nhạy cảm". Bản dịch của Lê Quốc Tuấn đầy đủ và đã được hiệu đính bởi Dân Luận.
Dân Hồng Kông luyến tiếc thời là thuộc địa của Anh
Cờ cũ của Hồng Kông phấp phới trong đoàn biểu tình
Anh đã trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc được 17 năm, khoảng thời gian gần bằng một thế hệ. Trái với truyền thông Bắc Kinh rêu rao Hồng Kông hạnh phúc khi về với mẫu quốc, những người Hồng Kông lúc này đang luyến tiếc thời họ bị coi là thuộc địa của Anh.
Cờ Anh phấp phới trên tay người Hồng Kông
Trong hơn 150 năm cai trị Hồng Kông, Anh đã biến Hương Cảng từ một
vùng đất hoang sơ trở thành một đô thị phồn thịnh với mức sống cao hàng
đầu thế giới. Khi trở lại với Trung Quốc, người Hồng Kông cảm thấy luyến
tiếc thời họ sống dưới cái mác thuộc địa Anh, nhưng thực ra quyền con
người được đảm bảo đầy đủ.
Người ta có thể thấy sự luyến tiếc của người Hồng Kông khi họ tham
gia cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ hồi đầu tháng 7. Có đến 500.000
người tham gia, đủ mọi thế hệ từ già đến trẻ, từ những người sống dưới
sự cai trị của nước Anh đến những người sinh sau 1997.
Một hình ảnh đáng gọi là "cái tát" với Bắc Kinh chính là việc người
Hồng Kông mang lá cờ khi họ nằm trong liên hiệp Anh đi biểu tình chứ
không thèm mang lá cờ bông hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là cờ chính
thức của Hồng Kông sau khi trở về Trung Quốc.
Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014
Xin đừng tiếm danh nhân dân, tiếm danh lịch sử
Dương Hoài Linh
Trên mạng xã hội đang có một cuộc tranh cãi quyết liệt về ý nghĩa của khái niệm "tiếm danh". Đội ngũ DLV hùng hậu luôn cho rằng chính những người đấu tranh dân chủ mới là những kẻ tiếm danh nhân dân trong các cuộc xuống đường biểu tình, trong các bài viết phản biện về tự do, dân chủ. Dư luận đặc biệt là lớp trẻ đang hoang mang về vấn đề này. Để có một cách nhìn thật khách quan, trung thực, không hồ đồ vơ vội chính nghĩa về mình ta hãy xem xét nó dưới góc độ khoa học.
"Tiếm", động từ có nghĩa là chiếm đoạt cái vốn không thuộc của mình.Chẳng hạn: "tiếm quyền, tiếm ngôi, tiếm vị, tiếm ngôn...". "Tiếm" khác với "chiếm", bởi vì nó quy định rõ sự phi nghĩa của chủ thể,là hành động ngụy tạo không được thừa nhận.
"Nhân dân" là toàn bộ những người sống trong một lãnh thổ quốc gia. Theo quan điểm chính thống của Đảng cầm quyền thì:
NGƯỜI THANH NIÊN TRẺ ĐÁNG NỂ PHỤC!
Joshua Wong, người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong.
Anh
là một trong những nhà hoạt động cứng rắn. Truyền thông nhà nước Trung
quốc gọi anh là một ngươi "cực đoan". Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh
chưa đủ tuổi để lái xe.
Chàng
thanh niên gầy, đeo kính, nhìn hiền hòa này đã xây dựng một phong trào
thanh niên ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông trong hai năm qua. Lập lại ý chí
của tuổi trẻ TQ từng tràn ngập Thiên an Môn năm 1989.
Anh
muốn kích động một làn sóng bất tuân dân sự trong giới học sinh ở Hồng
Kông. Mục tiêu của anh ? Để gây áp lực bắt Trung Quốc phải chấp nhận cho
Hồng Kông được bầu cử tự do.
Phong
trào của Joshua Wong xây dựng sau những năm tháng thất vọng vì bị dồn
nén ở Hồng Kông. Năm 2011 mới 15, anh đã phẫn nộ với chương trình ủng hộ
cộng sản TQ trong các trường công lập ở Hồng Kông.
Cùng
với vài người bạn, Wong bắt đầu hình thành một nhóm sinh viên chống
đối. Sau đó, phong trào đã tăng lên quá giấc mơ ngông cuồng nhất: vào
tháng 9 năm 2012, phong trào mang tên Scholarism của anh tụ họp được
120.000 người biểu tình - trong đó có 13 người tuyệt thực - chiếm trụ sở
chính quyền Hồng Kông, buộc các nhà lãnh đạo thành phố phải rút lại
chương trình giáo dục thân cộng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Lưu trữ
-
▼
2014
(4685)
-
▼
tháng 9
(379)
- Blogger ngưng đọc báo từ 9-28 tới 10-20
- Cái nhìn của trẻ thơ về một buổi sinh hoạt trong g...
- Chuyện cờ quạt và hoà hợp hoà giải
- “Văn hóa tổ chức” của người Việt và bài học từ Hội...
- Viết cho giới trẻ Việt Nam: Đừng so sánh nữa
- Chửi bọn làm cầu đường
- Sự tồi tệ của tâm lý bầy đàn
- Đừng làm ếch chín trong nồi
- Dân tộc anh hùng
- Văn hóa dân chủ
- Các nhóm bảo vệ nhân quyền cáo buộc Trung Quốc xuấ...
- Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong Diễn đàn “Vị tr...
- Dân oan: Sự sỉ nhục vào học thuyết Mác - Lênin và ...
- Phỏng vấn Nghệ sĩ Kim Chi và Nguyễn Phương Uyên về...
- Sinh viên Hồng Kông mang cuộc chiến đấu cho dân ch...
- Chuyện phiếm viết báo
- Vũ khí sát thương: Có, TPP: Không.
- Chút hài hước về kinh phí đại hội đảng
- Tại sao không thể cho phá sản các ngân hàng ...
- Phát biểu của phó thủ tướng Phạm Bình Minh ở NYC
- Sinh viên, ngọn lửa cách mạng của trí thức trẻ
- Sự độc ác của công an Việt Nam
- Dựa hơi?
- Ảo tưởng thiên bẩm sinh ra quốc gia dốt và nghèo
- Trước Hội Nghị 10: Phân tích 'báo cáo phân tích nộ...
- Điệu tranh đấu li-la
- Một Ông Hồ Khác
- Tham luận của nhà báo Lê Hải (không được đọc) tại ...
- Cải cách Ruộng đất: Đôi điều tôi được biết
- Lấy lòng Việt Nam, Mỹ chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm v...
- Dân Hồng Kông luyến tiếc thời là thuộc địa của Anh
- Xin đừng tiếm danh nhân dân, tiếm danh lịch sử
- NGƯỜI THANH NIÊN TRẺ ĐÁNG NỂ PHỤC!
- Phóng sự điều tra: Biểu tình ngưng hoạt động nhà m...
- Thoát trung hay thoát cái bóng của chính mình?
- Đểu cáng lên ngôi
- Việt Nam - đất nước thừa mứa lời khuyên
- Cái loa phường và nghi lễ tôn giáo
- "Sư Quốc doanh"
- Đảng Búa Liềm cộng sản Việt Nam: Búa đập đầu công ...
- Việt Nam mất quân ở Campuchia: Vinh danh hay còn c...
- Người Việt đẳng cấp thế giới
- Bàn về hoàn thiện kinh tế thị trường
- Thượng tôn luật pháp (Rule of Law)
- vài nét về Ngô Nhật Đăng.
- Cuốn Theo Chiều Gió
- Cùng nhau lột mặt Tom Cat
- Phát biểu của TS CHHV tại Hội nghị toàn quốc người...
- Việt Nam trở thành Tây Tạng thứ 2
- Sinh viên Hồng Kông biểu tình lớn phản đối chính q...
- Chưa thức tỉnh thì mãi mãi tụt hậu
- Xã hội cần khuyến khích thanh niên
- - Không có tự do thì không có sáng tạo
- Chân dung Joshua Wong, người thanh niên 17 tuổi đa...
- Chống tham nhũng, sống chết không thành vấn đề!
- Trí thức thật sự không bao giờ làm nô lệ
- Đèn cù và Những lời trăn trối
- Hồn Việt nào cho em
- Sự độc ác của công an Việt Nam
- Tường thuật hội thảo "Quyền sống trong pháp luật q...
- Có một sự kiện lịch sử đẩy Dân Tộc Việt Nam vào ch...
- Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải Cách Ru...
- Thư trả lời đơn kiến nghị của bà Nguyễn thị Vân
- Tường thuật việc tôi đi dự phiên tòa ngày 19/9/2014
- Rốt cuộc, ông Phạm Bình Minh vẫn “được” đi Mỹ
- Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân (vợ thứ hai củ...
- Tính tất yếu của thể chế chính trị dân chủ và phươ...
- Tuyên bố tẩy chay lên lớp của học sinh Trung học H...
- Thiếu vắng những cái “dám” thì… Ế là đúng!
- Tạp ghi: 'Nhà hạnh phúc'
- Nói láo kiểu VN và thống kê
- Cuộc sống bên trong vùng dịch Ebola
- "Hãy đứng đây vì điều bạn tin tưởng, mặc dù bạn ch...
- Bao nhiêu người đã di cư vào Nam năm 1954
- Bảo thủ không thay đổi là có tội với lịch sử.
- Người tranh đấu dân chủ chưa dân chủ
- Săn lùng tỷ phú Đô La
- Phải truy tố tụi làm thất thoát tài sản nhân dân!
- Những bài học trong chốn lao tù (kỳ 20): Những côn...
- Kinh tế Trung Quốc bất ổn: Cơ hội “thoát Trung” hé lộ
- Hồ sơ kiện là tài liệu lịch sử
- Chế độ ngục tù ở Tây và ở Ta
- Một cố tật của người Việt !
- Nhận định về mối tương quan trục Vatican- Hội đồng...
- Hồ Chí Minh qua ánh sáng Đèn Cù
- Người Mỹ nghèo đói ra sao?
- “Long trời lở đất” hay “Trời không dung đất không ...
- Những trở ngại lớn nhất của TPP
- Tướng CSVN xin tỵ nạn chính trị tại HK và tiết lộ ...
- Bị sách nhiễu vì trả lời phỏng vấn “Bay theo giá x...
- Thằng "cổ lỗ sĩ"
- Chuyện nhà nhưng là chuyện nước
- Nỗi buồn xuất khẩu lao động: Giấc mơ không trọn củ...
- Người đàn ông và năm hào lẻ
- Phận nghèo lấy chồng Hàn Quốc
- Sự tàn bạo của công an Việt Nam
- Thượng Nghị Sĩ Edward J. Markey yêu cầu Hoa Kỳ áp ...
- Khi niềm đau gõ cửa!
- Đừng bao giờ tái diễn một cuộc cải cách ruộng đất nữa
- Tham nhũng, tâm thần và bạch hóa
-
▼
tháng 9
(379)