Mạnh Kim
Dân Luận: Đây là câu chuyện của nước Mỹ, người dân ý thức được tiền của họ đang bị chi tiêu hoang phí. Còn ở Việt Nam? Nhà nước vẫn thoải mái dùng "tiền ngân sách" trả nợ cho những quả đấm thép làm ăn kinh tế bừa bãi, nhưng không người dân nào dám chất vấn Nhà nước cả!
Người dân Hoa Kỳ biểu tình với dòng chữ: "Không chi tiền cho Wall Street và chiến tranh nữa. Đòi hỏi có công văn việc làm và thu nhập cho người nghèo!"
“Tiền nhà nước”, “ngân sách nhà nước”, “tiền của thành phố”, “tiền
của tỉnh”, “tiền của địa phương”… Vẫn nghe quen và thấy hàng ngày những
cụm từ này. Tuy nhiên, Nhà nước làm quái gì có tiền? Thành phố làm khỉ
gì có tiền? Địa phương làm cóc khô gì có tiền? Một cách chính xác, phải
nói là tiền của dân, tiền thuế của dân… Nói khác đi, tiền trong “ngân
sách nhà nước” nói chung đều có nguồn gốc từ tiền thuế của dân cả. Và do
đó, mọi chi phí cho cộng đồng, xã hội… đều bắt đầu bằng việc nhà nước
thay mặt dân lấy tiền của dân để lo cho dân. Ý thức này ở các nước được
thể hiện rất rõ khi người ta đề cập đến vấn đề chi phí.
* The U.S. wars in Afghanistan and Iraq will cost taxpayers $4
trillion to $6 trillion… (Các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan sẽ
khiến người đóng thuế bị thiệt hại từ 4 ngàn tỉ USD đến 6 ngàn tỉ
USD…)...
* U.S. taxpayers spent nearly $16 million to fly the Obamas to, from
and around Hawaii and Africa… The total for the Africa and Honolulu
vacations cost taxpayers some $15,885,585.30 for flight expenses alone…
(Người đóng thuế Mỹ đã phải chi gần 16 triệu USD để trang trải cho
chuyến đi lẫn về của gia đình Obama đến Hawaii và châu Phi… Tổng chi phí
các chuyến nghỉ mát châu Phi và Honolulu (của gia đình Obama) khiến
người đóng thuế tốn khoảng 15.885.585,30 USD chỉ nội cho chi phí bay…)…
Ngay cả những chuyện khá nhỏ nhặt nhưng đụng đến tiền, người ta cũng
nói rõ đó là tiền thuế của dân. Chẳng hạn vụ Sở cảnh sát Santa Fe mới
đây đã cử một đoàn xe môtô cảnh sát để hộ tống một đoàn xe hơi hạng sang
đi ngang địa phương họ vào ngày 28-3. Tờ Santa Fe New Mexican lôi ra
liền: “A group of high rollers who passed through Santa Fe in expensive
cars last month avoided the normal hassles of traffic, courtesy of
taxpayers”. Tờ báo trên nói, cái chuyện bao đồng này đã làm người đóng
thuế mất lãng xẹt 4.605 USD!... Tương tự, nạn trộm dây đồng tại Texas
cũng bị “tính” vào tiền túi của dân, “làm thiệt hại người đóng thuế
khoảng 40.000 USD” (“They probably got about $1,000 worth of copper
wiring out of all this, but they caused about $40,000 in damage that we
and the taxpayers of Texas have to pony up”).
Còn nữa, ngay việc Walmart trả lương thấp cũng làm… thiệt hại người
đóng thuế nốt! Tại sao? Vì lương thấp nên nhân viên Walmart phải sống
bằng tem phiếu thực phẩm cũng như các chương trình trợ giúp người nghèo
khác của chính phủ (“Walmart wages are so low that many of its workers
rely on food stamps and other government aid programs to fulfill their
basic needs, a reality that could cost taxpayers”)…
Nói tóm lại, cái gì người ta cũng qui vào túi tiền người đóng thuế
(taxpayer). Cách nói đó nó nhắc giới hữu trách rằng mọi chi tiêu đều cần
phải cân nhắc. Tiền của dân, của những người làm lụng và đóng thuế cho
nhà nước, không thể được dùng bừa! Còn nhớ, hồi Washington giải cứu Wall
Street nhằm không để cho con thuyền kinh tế Mỹ đắm chìm vào năm 2008,
dư luận Mỹ tỏ ra rất phẫn nộ. Họ nói rằng Chính phủ không thể lấy tiền
thuế của họ để lo cho các ông trùm tư bản…