Cách đây 6 năm, không chỉ trong nước mà cả các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, không chỉ trí thức và các lão thành cách mạng mà cả đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng thanh phản đối rất quyết liệt chủ chương cho Trung Quốc vào khai thác bôxit ở Tây Nguyên. Tranh thủ lúc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đã khẩn khoản: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bôxit Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương”.
Nhưng rồi, người ta không chỉ bỏ ngoài tai mà còn quy kết tất cả đều
là thù địch. Báo Nhân Dân ra ngày 26-4-2009 viết: “Cần cảnh giác và có
thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chinh trị hóa vấn đề của
các thế lực thù địch … hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ”.
Nay thì, không biết người ta đã ân hận chưa, “nhân bảo như thần bảo”,
chưa biết lúc nào cái căn cứ địa Tây Nguyên kia sẽ được đối phương sử
dụng làm trận địa quân sự, trước mắt, nó đang phát huy sức công phá nền
kinh tế của ta thật tai hại. Sáu năm vừa qua, dự án bôxit Nhân Cơ lỗ
liên tiếp với tổng số lỗ lên đến 2.900 tỷ đồng. Năm 2015, dự tính sẽ lỗ
thêm khoảng 671 tỷ đồng. Năm 2016, hy vọng có tiến bộ, nhưng cũng còn sẽ
lỗ 563 tỷ đồng nữa!
Bên cạnh cái họa bôxit Tây Nguyên lại đang thấy xuất hiện hàng loạt hiểm họa không kém phần khủng khiếp khác:
“Căn cứ địa” Vũng Áng – Hà Tĩnh
Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng với diện tích 227,81 km vuông, tọa lạc trên địa phận huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh đã bị cho Trung Quốc thuê quá dài: đến 70 năm. Tại đây Trung Quốc đã xây một bức tường cao dọc đường Quốc lộ 1 dài hơn 20 km chiếm hoàn toàn vùng đất ven biển từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên, chắn không cho ai biết họ đang xây thành đắp lũy gì trong đó. Họ lập thành căn cứ riêng, không chỉ đồng bào mình mà cả các cán bộ xã, huyện, tỉnh cũng không được vào.
Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng với diện tích 227,81 km vuông, tọa lạc trên địa phận huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh đã bị cho Trung Quốc thuê quá dài: đến 70 năm. Tại đây Trung Quốc đã xây một bức tường cao dọc đường Quốc lộ 1 dài hơn 20 km chiếm hoàn toàn vùng đất ven biển từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên, chắn không cho ai biết họ đang xây thành đắp lũy gì trong đó. Họ lập thành căn cứ riêng, không chỉ đồng bào mình mà cả các cán bộ xã, huyện, tỉnh cũng không được vào.
Một cán bộ địa phương phàn nàn: “Dân Kỳ Anh mất đất, không việc làm.
Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên
cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc
Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm. Đất ở, đất ruộng, cả mồ mả
cha ông… nay bị bán cho Tàu rồi. Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của
gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ
Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà
công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ
thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng – Hà Nội”.
Không chỉ có chuyện đau lòng về sự tha hóa biến chất của mảnh đất này, mà vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều.
Trong KKT Vũng Áng có Dự án nhà máy gang thép Formosa chiếm một diện
tích lớn hơn 3.300ha (diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích
mặt nước khoảng 1.300 ha). Dự án này Trung Quốc đã sang nhượng được từ
một tập đoàn của Đài Loan, có tổng mức đầu tư khoảng 20 – 30 tỷ USD.
Khai thác mỏ sắt Thạch Khê là một dự án rất khó nhằn. Mỏ sắt này do
Địa Vật lý Máy bay phát hiên từ giữa thế kỷ trước. Vì thân quặng ở đây
nằm rất sâu (điểm gần mặt đất nhất cũng đến 60 mét), nhiều nước XHCN
trước đây và nước tư bản có kỹ thuật hiện đại từng đến nhưng rồi đã
“chào thua”. Vậy mà Trung Quốc nhăm nhe nhào vô cho kỳ được.
Có nguồn thạo tin cho biết, từ nhiều năm trước, bạn Lào đã khẩn khoản
xin ta cho đầu tư 100% tại Vũng Áng, từ nguồn tiền của một quốc gia thứ
ba, nhưng bạn không cho biết là nước nào. Suy đi xét lại trên nhiều
phương diện, cuối cùng ta không chấp nhận. Đến nay, không biết nhờ mưu
chước gì, với thế lực nào Trung Quốc đã đánh bật được các tập đoàn Tata
(của Ấn Độ) và Formosa (của Đài Loan) để chiếm lĩnh cái nơi mà 500 năm
trước Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phán bảo: “Hoành Sơn nhất đái,
vạn đại dung thân”.
Vũng Áng nằm ở chân Hoành Sơn là dãy núi núi nằm vắt ngang ranh giới
Hà Tĩnh – Quảng Bình, nơi vừa gần như hẹp nhất của đất nước (50km từ
biển vào biên giới với Lào), vừa hiểm trở. Khi có biến, cái chốt quân sự
này dễ dàng căt đôi đất nước, chặn đường tiếp ứng giữa hai miền. Đồng
thời quân đội nước ngoài từ phía Lào ép sang, từ biền đổ bộ lên qua một
cảng nước sâu đủ cặp bờ cho nhiều loại tầu lớn nhỏ.
Không phải nhà quân sự cũng có thể hình dung được một tam giác quân
sự trên biển rất đáng ngại gồm ba điểm: Vũng Áng – Cửa Việt – Du Lâm.
Trong đó, cạnh Vũng Áng – Cửa Việt dài 190 km, cạnh Du Lâm – Vũng Áng
cũng chỉ khoảng 320 – 350 km.
Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc, được Bách khoa toàn thư
Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực
nam đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn
Độ”.
Dựa trên tam giác quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt, Trung Quốc
một mặt khống chế được toàn bộ Vịnh Bắc Bộ trên biển, một mặt tiếp ứng
cho chốt chặn Hoành Sơn trên bộ.
“Căn cứ địa” Nghĩa Hưng – Nam Định
Trung Quốc đang đổ bộ ồ ạt vào Nam Định. Vừa nghe tin tập đoàn Yulun Gang Tô sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Bảo Minh chiếm 80.000 m2 đất của huyện Vụ Bản – Nam Định, thì ngày 21.3.2014, báo Đất Việt lại đăng tin: “Theo đề án của các nhà đầu tư Trung Quốc, sắp có khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng – Nam Định. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa cho biết, sau quá trình khảo sát thực tế, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại tỉnh Nam Định”.
Trung Quốc đang đổ bộ ồ ạt vào Nam Định. Vừa nghe tin tập đoàn Yulun Gang Tô sẽ xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại khu công nghiệp Bảo Minh chiếm 80.000 m2 đất của huyện Vụ Bản – Nam Định, thì ngày 21.3.2014, báo Đất Việt lại đăng tin: “Theo đề án của các nhà đầu tư Trung Quốc, sắp có khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng – Nam Định. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa cho biết, sau quá trình khảo sát thực tế, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại tỉnh Nam Định”.
KCN dệt may Rạng Đông này có quy mô khoảng 1.500 ha (chiếm 1/6 tổng
diện tích huyện Nghĩa Hưng), thu hút khoảng trên 200 nghìn lao động
(tương đương với dân số toàn huyện Nghĩa Hưng năm 2007). Trong số
200.000 lao động đó, ước tính sẽ có 20.000 người Trung Quốc sẽ được di
dân hợp pháp sang đầu quân vào KCN này.
Trong tình hình các doanh nghiệp nhà nước và các Tập đoàn Nhà nước
của Việt Nam đang nợ đầm đìa, có nguy cơ phá sản bất kỳ lúc nào, thì
việc có mặt của Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt
Nam) trong “liên danh” KCN Rạng Đông phải chăng chỉ là hình thức, làm
tấm bình phong cho Trung Quốc?
Huyện Nghĩa Hưng có một mặt giáp với Biển Đông. Rất có thể rồi đây
Trung Quốc sẽ bỏ vốn ra và “xui” tỉnh ủy Nam Định đề nghị Trung ương cho
mở cảng biển. Cảng biển này sẽ góp mặt tạo nên một hành lang cảng biển ở
miền Bắc Việt Nam, gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh – Hải Phòng) – Nghĩa Hưng
(Nam Định) – Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Vũng Áng (Hà Tĩnh) – Cửa Việt (Quảng
Trị), nơi mà Trung Quốc có mặt trong các hợp đồng đầu tư làm ăn lâu dài
từ 50 đến 70 năm.
Cùng với căn cứ tam giác quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt, hệ thống
hành lang cảng biển này sẽ biến toàn bộ Vịnh Bắc Bộ đã, đang và sẽ là
cái ao nhà của Trung Quốc. Mọi hoạt động quân sự của Việt Nam ở miền Bắc
đều bị Trung Quốc khống chế.
Lấy lý do cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy ở các vị trí trên, tàu
bè Trung Quốc sẽ đi lại dày đặc ở Vịnh Bắc Bộ, áp đảo hoàn toàn tàu
đánh cá của Việt Nam cũng như các tàu của lực lượng cảnh sát biển của
Việt Nam
Ngay từ bây giờ, tàu vận tải biển, cũng như cảnh sát biển của Trung
Quốc với sự hung hăng vốn có của họ, đã uy hiếp ngư phủ Việt Nam dữ dội
hòng ép ngư dân Việt Nam dần dần bỏ biển, dành quyền làm chủ vịnh Bắc Bộ
cho Trung Quốc.
BBC ngày 6/3/2014, tàu cá mang số hiệu 90479ts của ông Võ Văn Lựu xã
Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi và 14 ngư dân bị TQ tấn công, tịch
thu ngư cụ ở gần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 13/3/2014, tàu về đến cảng Sa
Kỳ, mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt TQ đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, máy
dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị TQ tịch thu giá
trị trên 350.000.000 đồng. Tàu sắt TQ có khoảng 35 người mang theo súng,
roi điện, bao vây tấn công tàu cá của ông Lựu. Họ dùng hung khí khống
chế ông Lựu và các thuyền viên. Chỉ từ đầu năm 2014, đã có 4 vụ tàu của
ngư dân Quảng Ngãi bị TQ tấn công”.
Loạn “phố Tàu”, “làngTàu”
Nhan nhản khắp nơi, từ Bắc vào Nam, từ miền biển lên cao nguyên Việt Nam, du khách đều có lúc tưởng như đang lạc vào một phố, một làng Trung Quốc với giăng giăng đèn lồng đỏ Trung Quốc, giăng giăng biển quảng cáo, cửa hàng, cửa hiệu bằng tiếng Trung Quốc.
Nhan nhản khắp nơi, từ Bắc vào Nam, từ miền biển lên cao nguyên Việt Nam, du khách đều có lúc tưởng như đang lạc vào một phố, một làng Trung Quốc với giăng giăng đèn lồng đỏ Trung Quốc, giăng giăng biển quảng cáo, cửa hàng, cửa hiệu bằng tiếng Trung Quốc.
Ngay bên Quốc lộ 1, tại địa phận xã Kỳ Phương – Kỳ Anh, cách cửa hầm
Đèo Ngang vài km du khách bị đập vào mắt một tấm bảng hiệu chi chit chữ
Trung Quốc dựng trên chân đế cao hơn 2 mét. Đến địa phận các xã Kỳ Liên,
Kỳ Long, Kỳ Thịnh du khách bị vây giữa hai bên đường phố dầy đặc những
bảng hiệu công ty kinh doanh lớn nhỏ, cửa hàng ăn uống, cắt tóc, rửa xe,
cưới hỏi … bằng tiếng Trung Quốc.
Tại địa bàn các xã Tam Hưng, Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên (Hải
Phòng) “phố Trung Quốc” cũng đã mọc lên khi hàng trăm nhà hàng, dịch vụ
mở ra phục vụ công nhân Trung Quốc sang lao động xây dựng Nhà máy nhiệt
điện Hải Phòng.
Tại trung tâm Thành phố Uông Bí có những đường phố ngổn ngang biển
hiệu của Tập đoàn Chengda (đơn vị tổng thầu xây dựng Nhà máy nhiệt điện
Uông Bí) và các cửa hàng cửa hiệu Việt Nam viết bằng tiếng Trung Quốc.
Cách Hà Nội chưa đầy 20 km cũng có “phố Trung Quốc” tại Phú Khê Thượng – Từ Sơn – Bắc Ninh.
“Làng Trung Quốc” mọc lên theo dự án khai thác bôxit Tây Nguyên thì đã rầm rộ từ lâu.
Bằng mọi thủ đoạn, từ ve vãn chính trị đến luồn trên, chạy dưới, hối
lộ, móc ngoặc … ,Trung Quốc đã trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công
trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền nước ta. Mới đây,
khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh
nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng. Có cả trường hợp
Trung Quốc nhờ người Việt đứng tên mua đất.
Ở những nơi Trung Quốc thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang
làm. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt
lao động phổ thông vào. Thượng tá Trương Xuân Tịnh – Trưởng công an
huyện Kỳ Anh – cho biết: “Hiện trên địa bàn có trên 420 người Trung
Quốc. Họ ở tại các văn phòng, nhà dân, khách sạn. Người Trung Quốc rất
khó quản lý, họ đã không trình báo như người các nước Châu Âu mà còn
trốn tránh sự kiểm tra. Nhiều người thuộc diện lao động ngắn hạn đã tìm
mọi cách ở lại khi hết thời hạn. Nhiều người ở luôn trong các container
tại công trường nên rất khó kiểm sóat. Cũng đã có vụ 2 người Trung Quốc
đánh 1 người Việt Nam”.
Công an Kỳ Anh cũng từng phát hiện 7 người Trung Quốc sử dụng hộ
chiếu du lịch để sang ở và làm việc. Mời họ đến trụ sở, họ không đến và
bỏ trốn. Anh em phàn nàn rất khó vào được công trường Formosa mà chỉ có
thể kiểm tra ở các địa bàn dân cư.
Bằng thủ đoạn này, họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí
được đội quân thứ 5 với hàng vạn người phục binh trên khắp nước ta. (Bao
giờ thì sẽ có Krưm, có Ukraina ở Việt Nam?!)
Rõ ràng Trung Quốc đang tích cực triển khai mưu đồ mà Mao Trạch Đông
đã phác họa tại cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông
Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia
và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng
sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành
được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng
ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên
Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.
Cho nên nhân dân ta trẻ già đều gờm mặt Trung Quốc.
Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng lãnh trách nhiệm Đại sứ đặc mệnh
toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc suốt từ năm 1974 đến 1987 đã liên tục
cấp báo bằng hàng loạt bài viết có các tiêu đề: “Âm mưu thâm độc của
Trung Quốc”, “Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành”, “Hữu nghị
hay mưu đồ thôn tính?”, “Chẳng phải là mất nước từng phần là gì”
Tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng mở rộng lần thứ 15 (ngày 2.4.2014), ông
Trần Thọ – Bí thư Thành ủy – đã thảng thốt và quyết liệt: “Các anh
bàn đi, dẹp hết bảng hiệu Trung Quốc. Cấm có được không? Vũng Áng họ
lên án vấn đề này rồi đó. Làm đi, bao giờ làm, bao giờ xong? Bây giờ làm
luôn đi. Hai ba ngày sau phải xử lý xong. Nói là làm chứ không để nó
nguội… Để biến thành phố Tàu là không được. Rất nguy hiểm! Bài học từ
Đak Nông có rồi đấy”.
Tiếc rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có trách nhiệm lớn
nhất đối với vận mệnh tổ quốc thì lại không nhận thức nổi thực trạng
nguy cấp để có được những lo toan trăn trở khẩn thiết như thế.
Đối với Trung Quốc, một láng giềng khổng lồ ấp ủ cuồng vọng Đại Hán
hết sức ghê sợ, ta không thể không chìa bàn tay cầu hữu nghị. Thậm chí
không thể không tỏ ra biết điều. Tuy nhiên, dứt khoát phải cảnh giác,
cảnh giác thường trực, cảnh giác sâu sắc. Nhiều lãnh đạo ĐCSVN có tội
lớn ở chỗ không những đã không giáo dục tinh thần cảnh giác rất cần
thiết đối với Trung Quốc cho toàn dân mà bản thân họ tỏ ra cuồng tín rất
ngây thơ.
Không cảnh giác nên các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đã mắc hỡm ở Hội nghị Thành Đô
Không cảnh giác nên ông Phạm Văn Đồng đã ký công hàm 14 tháng 9 năm 1958.
Không cảnh giác nên Lê Khả Phiêu đã để mất Mục Nam Quan, Thác Bản Giốc và một phần Vịnh Bắc Bộ
Không cảnh giác nên Nông Đức Mạnh đã mời Trung Quốc vào khai thác bôxit ở Tây Nguyên.
Biết cảnh giác thì các tỉnh đã không cho Trung Quốc thuê dài hạn những cánh rừng đầu nguồn.
Biết cảnh giác thì nông dân ta đã không để Trung Quốc xui đào rễ hồi,
rễ sim, rễ hồ tiêu; tuốt hết lá vải thiều, lá điều, lá khoai lang non;
nuôi ốc bươu vàng, thả đỉa.
Biết cảnh giác thì ta đã không để cho họ trúng thầu tuyến đường sắt
trên cao Cát Linh – Hà Đông để vốn đầu tư bị nâng lên gấp đôi (tăng gần
400 triệu USD), thời hạn cũng kéo dài gấp đôi, khiến cho đường phố Hà
Nội cứ nhôm nhoam bừa bãi hết năm này sang năm khác.
Khuyến nghị
Trung ương Đảng cần có Hội nghị chuyên đề bàn về đối sách với Trung Quốc, quán triệt cả hai phương diện: Hữu nghị và Cảnh giác
Trung ương Đảng cần có Hội nghị chuyên đề bàn về đối sách với Trung Quốc, quán triệt cả hai phương diện: Hữu nghị và Cảnh giác
Thay thế ngay Tổng Bí thư bằng cách tạo điều kiện để ông Nguyễn Phú
Trọng nghỉ hưu đúng lúc ông đã 70 tuổi, thông qua Hội nghị Trung ương
Đảng giữa kỳ.
Ông Nguyễn Phú Trọng không có kiến thức về kinh tế, không kinh qua
hoạt động khoa học-kỹ thuật, không những không từng trải chiến trường mà
cũng không được trui rèn trong cuộc sống nhiều sắc thái. Ông giống như
một “thợ cạo giấy” đơn thuần, một cậu ấm hiện đại (được bề trên nâng
giấc nhờ có công viết diễn văn theo chỉ đạo). Quan lộ của ông được rải
thảm nhung bằng tấm luận văn về xây dựng Đảng (mà chỉ cần đọc thông viết
thạo là viết được) nên ông chỉ biết “Định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Không biết có phải vì ông mang ơn các quan thầy Phương Bắc đã góp sức
dựng ông lên không nhưng những việc ông làm, những lời ông nói bộc lộ
như ông là nội ứng của Trung Quốc
Giữa lúc Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa bao trùm Hoàng Sa
và Trường Sa của ta, chém giết ngư phủ của ta … Quốc hội khẩn khoản đề
nghị được thông báo về tình hình Biển Đông thì ông gạt phắt và lấp liếm
rằng “Biển Đông không có gì mới”.
Giữa lúc không chỉ nhân dân ta mà quốc tế cũng yêu cầu nhanh chóng
tiến tới COC và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương quốc tế hóa vấn đề
Biến Đông (tại Hội nghị Shangri La) thì Nguyễn Phú Trọng ngả vào chủ
trương song phương hóa vấn đề Biển Đông (tức là trói tay nộp mạng cho
Trung Quốc).
Trong khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành khẩn hứa sẽ trình Quốc hội
các dự án khai thác boxit ở Đak Nông và Lâm Đồng thì Nguyễn Phú Trọng
nói càn rằng: “Dự án Nhân Cơ có tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu đôla, chưa
thuộc dự án phải đặt dưới sự giám sát của Quốc hội”. Giữa không khí sôi
sục bàn tán về tính chất nguy hại của dự án boxit Tây Nguyên thì trong
buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình ngày 4 tháng 5 năm 2006 NPT đàn áp
dư luận bằng câu nói: chủ trương khai thác bôxit ở Tây Nguyên “đã được
thống nhất trong các Nghị quyết 9, 10 của Đảng”.
Ông Trọng đã chủ trương rước công an Trung Quốc vào đàn áp nhân dân
mình. Điểm Năm trong khoản 4 của Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do
Nguyễn Phú Trọng ký với Hồ Cẩm Đào ngày 15 tháng 10 năm 2011, ghi rõ
một điều cực kỳ nguy hiểm: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước
trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn
công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng
cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước
của mình”.
Ông Trọng mở toang cửa cho Trung Quốc vào xây căn cứ địa, lập “làng
Tàu”, “phố Tàu” phục sẵn “Đội quân thứ 5”, như đã nêu trên, thông qua ký
kết Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng- Hồ Cẩm Đào: “Mở rộng hơn nữa sự
giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp
biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng
Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng
Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”
May sao, để ngăn ngừa khả năng rước voi vào dày toàn bộ lành thổ,
trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang ký sau đó đã phải gạt bỏ bớt chủ trương của ông Trọng cho phép
“Mở rộng hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa (tất cả) các địa phương hai
nước”, mà chỉ giới hạn ở các địa phương biên giới hai nước. Bản Tuyên bố
do ông Sang ký ghi: “Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp
tác”>giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7
tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng
Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam
Những sai biệt giữa các điều khoản ký kết trong hai bản Tuyên bố
chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Trọng và ông Sang ký chứng tỏ ông
Trọng đã tự tiện làm sai tinh thần của Bộ Chính trị (có thể khẳng định
được vì nghĩ rằng Bộ Chính trị không thể hớ hênh, ngu dại như vậy).
Sự non kém của ông Nguyễn Phú Trọng đang đưa đất nước vào những hiểm
họa khôn lường. Cần xem xét nghiêm túc để có kỷ luật thích đáng.
Vì quá đau lòng cùng tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trước cái thực tế mà như
cụ đã thét lên “Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành”, “Chẳng
phải là mất nước từng phần là gì” nên bất chấp nguy nan, người viết buộc
lòng phải khẩn cấp cảnh báo và khuyến cáo quyết liệt. Hy vọng sẽ được
công minh soi sét để bài viết phát huy được tác dụng cần thiết và đúng
đắn.
Hà Nội 26 tháng 4 năm 2014
© Nguyễn Thanh Giang
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt