Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Tình báo Trung Quốc hoạt động ở các Đại học lớn của Úc

Phóng viên John Garnaut
Trung Quốc nghi ngờ sinh viên du học của mình: Chính quyền Trung Quốc giám sát sinh viên du học tại các trường đại học Úc, với một hệ thống những giám sát viên "không chuyên" nhằm lắng nghe những cuộc thảo luận xung quanh các vấn đề như Pháp Luân Công hay Tây Tạng.
Phóng viên John Garnaut, Biên tập viên vùng Á Châu Thái Bình Dương của Fairfax Media
Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới tình báo rộng lớn ở trong các trường đại học hàng đầu của Úc, khiến chính phủ Úc phải gia tăng những khả năng phản gián của Úc.
Các nhân viên tình báo của Trung Quốc đã công nhận với Fairfax Media rằng họ đang xây dựng những mạng lưới theo dõi và báo cáo để kiểm soát cộng đồng người Trung Quốc ở Úc nhằm bảo vệ “những quyền lợi cốt lõi” của Bắc Kinh.
Hầu hết các việc theo dõi được thực thi ở các trung tâm cao học (bao gồm cả trường ĐH Melbourne và Đại Học Sydney), nơi có hơn 90,000 học sinh từ TQ có khả năng tiếp cận với những ý tưởng và những hoạt động chưa có ở TQ.

“Tôi đã bị họ thẩm vấn 4 lần ở Trung Quốc”, một vị giáo sư của một trường ĐH của Úc đã nói như vậy. Ông nói ông đã bị thẩm vấn bởi cơ quan tình báo TQ vì những lời phát biểu của ông tại một cuộc trao đổi về đề tài Dân chủ được tổ chức ở trường ĐH New South Wale.
Ông nói, “Họ cho tôi xem bản báo cáo về tôi” và “Tôi cũng biết tên người phụ nữ đã gởi báo cáo về tôi cho họ.”
Những mạng lưới như vậy buộc Cơ quan Tình Báo của Úc (ASIO) phải xây dựng lên những khả năng phản gián mới.
“Họ (TQ) có nhiều nguồn lực ở trường ĐH Sydney hơn chúng ta,” một nhân viên Úc đã nói.
Sự thay đổi thứ tự ưu tiên trong công tác phản gián này của Úc đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ mà phản gián chống khủng bố chiếm ưu thế.
Điều này minh hoạ cho những sự phức tạp của sự trỗi dậy của TQ, mà các nhà lãnh đạo TQ vừa mới quyết tâm cải tạo lại nền kinh tế trong khi đó lại củng cố một hệ thống chính trị kiểu Lenin để chống lại sự đổi mới và những ảnh hưởng của phương Tây.
Những khả năng tình báo điện tử của Trung Quốc đã được nhiều người biết đến, với khả năng sử dụng các server đặt tại Trung Quốc để thâm nhập các công ty lớn của Úc, các nhà chính trị gạo cội và ngay cả trung tâm ASIO mới xây với kỹ thuật an ninh cao ở Canberra, dẫn tới việc cho tới nay nó vẫn chưa được phép đi vào hoạt động. Tuy nhiên mạng lưới theo dõi người TQ và những mạng lưới gây “ảnh hưởng ngầm” rất khó để nhận dạng và phản báo.
Trên bề nổi, bộ phận giáo dục thuộc cơ quan ngoại giao Trung Quốc tổ chức các hội du học sinh, mà qua đó họ có thể cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho du học sinh.
Phần nào đó, họ đã cung cấp được dịch vụ hỗ trợ và một cộng động cho sinh viên Trung Quốc, điều mà nhiều trường đại học Úc đã không thể cung cấp, ông John Fitzgerald của trường ĐH Swinburne đã nói vậy.
“Các trường ĐH Úc không biết cách làm thế nào để tiếp đón các du học sinh một cách đầy đủ”, GS Fitzgerald – một chuyên gia về cộng đồng người TQ ở Úc, đã nói vậy. “Điều này có nghĩa là các du học sinh TQ cảm thấy rằng họ được hỗ trợ bởi chính quyền TQ ở Úc.”
Theo lời của các cán bộ TQ, nhân viên chính phủ Úc và các hội viên của cộng đồng người TQ cho biết: Các hội du học sinh TQ do chính quyền TQ tổ chức cũng thu thập dữ kiện tình báo và quảng bá những mục tiêu chính trị cốt lõi song hành với những mạng lưới theo dõi dưới sự điều hành của những ban chính trị trong các công tác ngoại giao của TQ. Ông Chen Yonglin, một nhân viên ngoại giao TQ xin tị nạn ở Úc vào năm 2005 đã nói hôm Chủ nhật vừa qua rằng du học sinh TQ là một phần công việc quan trọng của Đại sứ và các toà Lãnh sự TQ.
Ông Chen, hiện giờ là một nhà kinh doanh ở Sydney công nhận rằng các nhân viên ngoại giao TQ đã lập nên những hội du học sinh TQ ở mỗi trường ĐH, chọn lựa các hội trưởng và cung cấp đầy đủ tài chánh cho họ.
“Các du học sinh rất có lợi khi được dùng để tiếp đón các nhà lãnh đạo TQ ở sân bay và để ngăn cản những nhóm chống đối không đến gần được, đồng thời cũng để thu thập thông tin.”
Ngoài ra, ông nói, các cán bộ an ninh TQ trong và ngoài các công tác ngoại giao điều hành những nhân viên trong du học sinh để “hoạt động ngầm trong các nhóm chống đối chính quyền TQ đặc biệt là các nhóm liên quan đến Tây Tạng và Pháp Luân Công.”
Bà Jocelyen Chey, một cựu nhân viên ngoại giao ở Bắc Kinh và Hong Kong là một giáo sư thường trực tại Viện Quan Hệ Quốc Tế và là một giáo sư khách tại trường ĐH Sydney, cho biết: “Rõ ràng là một phần lớn các công tác ngoại giao của TQ ở Úc là để theo dõi quốc dân của họ.”
GS Chey nói bà đã nhận thấy các mạng lưới tình báo càng trở nên phức tạp hơn từ khi Đại sứ TQ được mở cửa ở Canberra vào năm 1973.
Các nhân viên của mạng lưới theo dõi đã gò ép các cuộc đối thoại và hoạt động của du học sinh TQ, một thị trường giáo dục lớn nhất cho các trường ĐH Úc.
Trong một trường hợp, các nhân viên an ninh đã báo cho cha mẹ - hiện đang ở TQ - của một du học sinh TQ rằng họ phải ngăn cản những sinh hoạt của con trai họ, theo lời báo cáo mật vụ là đã thấy em đi gặp Đức Dalai Lama ở Úc.
______________________
John Garnaut là biên tập viên vùng Á Châu Thái Bình Dương của Fairfax Media. Ông là người có nhiều bài viết về Trung Quốc, cũng là người có nhiều bài viết khám phá ra vụ hối lộ tham nhũng trong việc in tiền Polymer cho chính quyền Việt Nam.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"