Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

On the net về ngày 30-4

Lãng Du

 Tôi thì có những cảm nhân về ngày 30/4 như thế này:
1. Ngày chiến thắng Miền Nam nhưng cũng là ngày chấm dứt sự đoàn kết nội bộ trong đảng. Mất động lực có một kẻ thù chung, đảng viên hết keo sơn, quay ra lơ là, hủ hóa, tham ô hay chống phá lẩn nhau.
2. Ngày tạo cơ hội cho dân Miền Nam trước đây theo cọng sản hiểu ra thực chất của Cọng sản, sáng mắt trước cái tàn bạo cướp của, đày ải người lên rừng thiêng nước độc, đổi tiền v.v. Dânkhông còn ủng hộ cs.
3. Ngày mà đảng cvn đánh rơi cái mặt nạ giải phóng MN bị kìm kẹp và đói khổ> Dân Bắc vào Nam chính mắt thấy thực tế, hiểu ra Miền nam không giống mấy bài tuyên truyền của đảng. Nhà văn Dương Thu Hương một thanh niên xung phong đã khóc bên vệ đường thành phố khi thấy lối sống văn hóa của dân Nam. Huy Đức những năm vửa giải phóng chưa vào Nam thấy cái huy hoàng kinh tế MN qua những đoàn xe chở hàng từ Nam ra Bắc!
4. Ngày để vài năm sau LX và Tq chấm dứt viện trợ, để lộ sự quản lý yếu kém về kinh tế của đảng, làm dân chết đói một số nơi, buộc phải làm kinh tế xé rào kinh sách Mác Lê, đưa tới lớp tư bản đỏ mới bóc lột nhân dân lao động.1
5. Đảng với tâm thức rệu rạo, hủ hóa, chia rẽ. Dân không còn ủng hộ và đòi lại quyền lợi bị cướp mất. Tiếng nói đối kháng ngày mỗi nhiều. Tương lai đảng về đâu?
Nói tóm lại 30/4 là ngày khởi đầu của sự chấm dứt chế độc độc tài đảng trị cs.


Nguyễn Jung

Trước tiên, tôi rất trân trọng tấm lòng của TG với người lính nói chung, dù ở phe nào. Những người trực tiếp tham dự trận chiến. Còn sống, hay đã qua đời.
Tác giả nói đến hoà giải hoà hợp. Tôi cũng vậy, tôi bàn về: Oán thù nên cởi hay nên buộc.
Nói chung, là cách đối xử của người chiến thắng (là người có quyền lực) với người thua trận (là người không còn hay đã mất quyền lực) .
Để nhận thấy:
Ai là người vẫn (cố tình) nuôi dưỡng oán thù.
Như trường hợp nước Đức, với Hitler, một tội phạm với Dân Tộc Do Thái một nỗi nhục của Dân Tộc Đức, nhưng chính Quyền Israel, người dân Do Thái không hề mạ ly ông và những người trong chính quyền Đức thời đó. Hai Dân Tộc, hai chính quyền hợp tác nhau ( với sự giúp đỡ của Mỹ) chỉ để điều tra từng cá nhân đã phạm tội, đưa ra toà xử theo luật pháp Quốc Tế.
Họ không vơ đũa cả nắm, không chửi rũa, mạ lỵ tất cả người dân Đức, cũng như không bỏ tù tất cả những người đã làm việc cho chế độ.
Rồi đến việc nước Đức thống nhất, chính quyền và người dân nước Tây Đức đã không hề tống cổ toàn thể những quân dân cán chính trong hệ thống CQ Cộng Sản Đông Đức vô tù, vô trại cải tạo. Chỉ điều tra, kết tội từng cá nhân theo tài liệu và nhân chứng.
Kết quả rất rõ ràng cho Dân Tộc Đức và nước Đức. Là một tấm gương tốt cho chính quyền và người dân nước khác.
Trở lại vấn đề nước Việt Nam chúng ta. Tôi không đặt vấn đề chủ nghĩa ở đây, mặc dù khi có chiến tranh (giữa 2 cá nhân hay 2 cộng đồng, 2 Quốc Gia...) là đã có mâu thuẫn trong tư tưởng.
Đã gần 40 năm oán thù vẫn không được cởi ra từ người có quyền lực, mà vẫn tiếp tục buộc vào cổ người đã mất quyền lực.
Vẫn nhắc nhở, đày đoạ, nhục mạ, không cho họ, những người còn sống và con cháu họ được phép quên là họ đã thua trận.
Tôi không cần nhắc lại những gì đã xẩy ra từ 40 năm nay, vì ai cũng biết cả. Nếu tác giả chưa biết thì hãy tìm đọc trên mạng.
Người thắng không muốn đưa tay ra, hay chỉ đưa ngón trỏ, vừa để chỉ mặt, cảnh cáo, vừa là cơ hội để người thua có thể nắm được. Đó là giả dối, là lừa bịp.
Thế thì đừng đòi hỏi người thua phải mở tấm lòng ra đón nhận. Nếu họ không hợp tác, thì đừng vu cho họ là thù dai, và khi họ trả đũa, phản công thì đừng bảo họ cố chấp. Hãy tâm niệm: Gieo gió gặt bão.
Nhưng tôi nghĩ, tôi tin,
lòng thù oán này, không còn nữa từ những người thua trận (đã quy tiên gần hết rồi, làm sao còn oán với thù) và con cháu họ (nếu có chỉ là thiểu số).
Nhiều hơn lòng thù oán là bất đồng chính kiến với thể chế, với chính sách, phương pháp điều hành Quốc gia của nhà nước.
Chúng ta đừng đánh đồng, đừng nhầm lẫn giữa thù oán và bất đồng chính kiến (rồi phê bình, không hợp tác) của những người Việt ở nước ngoài.

Thù oán còn và có, là thù oán của người dân trong nước đối với nhà nước, với những người cầm quyền, nắm vận mệnh Quốc Gia và vận mệnh, sinh mệnh của họ.
Vấn đề bi đát hơn, đó là lòng thù oán của những người cầm quyền, những người có thế lực, đối với dân, với những người bất đồng chính kiến.
Như vậy, đối tượng để hoà giải, hoà hợp, theo tôi, không phải là "bọn Nguỵ" thời VNCH
mà là người dân trong nước, là những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam và khắp nơi trên Thế giới.
Hãy làm thế nào cho dân giàu nước mạnh, ắt hẳn, hoà giải hoà hợp sẽ có. Không cần phải kêu gào, phải đầu tư vật chất, nhân lực cho nghị quyết 36... etc...
HHHG 

Đảng cs đã hòa hợp, hòa giải được với những người đảng viên lên tiếng nhằm góp phần xây dựng đảng của họ chưa? (như Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Bùi Tín, ...) Nếu chưa thì nói gì đến HHHG giữa đảng cs với dân, giữa đảng cs với Ngụy quân, Ngụy quyền, Ngụy dân?
Miệng thì hô HHHG ở môi trên nhưng môi duới thì mắng chửi Ngụy này, Ngụy nọ, chắc đây là lời nói của những kẻ có học, có dạy do bác Hồ vĩ đại truyền cho (dạy nói láo, học cách lừa)

Hùng

Tháng tư lại đến, đó là tháng của cảm xúc chiến thắng, của niềm vui hay tháng của sự đâu đớn, Dù thế nào thì tháng tư cũng đã đánh một dấu chấm trên chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc, chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.
Tôi một thế hệ sinh sau đẻ muộn, chỉ biết chiến tranh qua sách vở, phim ảnh, tư liệu và qua lời kể của những người trong cuộc ở cả hai bên chiến tuyến.
Tôi nhìn nhận cuộc chiến đó một cách khách quan không bị chi phối bởi quan điểm chính trị, tôi nghĩ rằng với người lính họ luôn quan niệm “anh chín đấu vì lý tưởng của anh, tôi chiến đấu vì lý tưởng củ tôi” và chúng ta nên tôn trọng niềm tin vào lý tưởng của họ.
Gia đình tôi ông tôi là bồ đội chống pháp, bác tôi, chú tôi, bố tôi, mẹ tôi điều trải qua thời quân ngũ, lớn lên tôi muốn được tiếp nối truyền hống của gia đình, nhưng tôi lại không có được may mắn đó. Tôi luôn tôn trọng những người lính dù cho họ là bên nào, cho nên mỗi lần đến một địa phương nào đó tôi thường đến nghĩa trang liệt sĩ dành một phút để tưởng niệm và mỗi khi gặp một ngôi mộ của người lính VNCH ở đâu đó tôi cũng ngã mũ tưởng niệm.
Nhìn lại lịch sử của dân tộc ta thấy đã có bao nhiêu cuộc chiến huynh đệ tương tàn, chiến tranh Lê – Mạc, chiến tranh Trịnh – Nguyễn, chiến tranh Nguyễn – Tây Sơn, chiến tranh VNDCCH- VNCH. Trong các cuộc chiến tranh đó kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc, còn máu của những người lính đã ngã xuống đủ để nhộm đỏ giang sơn.
Cuộc chiến đã đi qua gần 40 năm dấu vết của bom đạn dần bị xoá mờ, nhưng những vết thương lòng của những người lính, của các bà mẹ mất chồng, con trong cuộc chiến đó vẫn đau âm ỉ. Người thương binh VNDCCH ít nhiều còn có phụ cấp để trang trải cho cuộc sống, còn những phế binh VNCH thì sao ? họ phải sống dật dờ vì bị xã hội bỏ rơi, đâu đó đầu đường xó chợ còn có người phế binh đi ăn xin sống qua ngày. Bà mẹ mất con được phong Mẹ VN anh hùng, còn những bà mẹ của những người lính VNCH đã ngã xuống nay họ sống ra sao ? ai nhớ đến họ ? máu nào mà không đỏ ?. nói như thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày một triệu người vui thì cũng là ngày một triệu người buồn.
Nhà nước luôn kêu gọi hoà hợp, hò giải dân tộc nhưng lại không có những việc làm cụ thể. Nhiều nơi vẫn xây đài tưởng niệm, kỷ niệm ngày chiến thắng 30/04. Theo tôi muốn hoà hợp thì nên xây đài tưởng niệm người lính của hai bên, phúc lợi xã hội cho những người bên kia chiến tuyến, ngày chiến thắng thay vì vui mừng nên tưởng niệm…..
Dương Tố Yển 


Tôi trân trọng ý kiến hoà giải hào hợp của bạn trẻ Ngà Voi, nhưng có một số điều cần nói để bạn hiểu rõ hơn tâm trạng của những người đã từng có thời gian cầm súng trong cuộc chiến tranh Nam -Bắc mà những người CS tuyên truyèn bậy bạ là cuộc chiến tranh "chống Mỹ cứu nước".
Không phải trước kia ai đi cầm súng cũng mang nặng lý tưởng như bạn nghĩ đâu, bỏ bộ quân phục của hai phiá ra thì người nông dân Bắc hay Nam đều giống hệt nhau, chỉ mong yên thân và cam chịu cả cuộc đời vất vả làm bạn với con trâu, chẳng ai muốn bỏ cái cầy để đi cầm súng giết người đâu. Người lính cả hai phía chỉ là công cụ của quan chức hai phía thôi, cái công cụ đó là để giết người và làm bia để người giết. Có câu chuyện hầu như chẳng xa lạ gì với người cầm súng là khi lính ta khi bắt được tù binh địch thì reo vui như bắt được của: "Ô địch nó là ta, nó đồng hương với mình!" Đối với người dân thì vấn đề hòa giải và hào hợp không cần đặt ra cũng đã tự hòa giải hòa hợp rồi.
Hồi còn chiến tranh, có nhiều lính trẻ khi vào chiến đấu ở miền Nam toàn gặp "địch là ta" cả, đã hỏi những người lãnh đạo đơn vị về ý nghĩa của cuộc chiến thì chính những người chỉ huy đơn vị cũng không biết trả lời ra sao và đã được cấp trên dạy cho câu trả lời như sau: "Người lính chỉ biết đánh nhau". Câu trả lời bỏ trống là đừng có thắc mắc ngoài việc bắn giết. Người lính trên chiến trường là kẻ sát nhân nhưng không bị pháp luật trừng trị mà còn được tuyên dương. Mặc dù bộ máy tuyên truyền của CS có thi vị hoá chiến tranh bằng cả thơ ca hò vè nhưng ai đã có thực tế chiến trường mới thấy giá trị của một ngày im tiếng súng và chỉ mong hết chiến tranh thôi.
Còn tinh hình trước mắt thì bạn trẻ này cần thấy rõ là nếu còn Đảng CS thì không thể hòa giải và hòa hợp được, càng ngày Đảng càng khoét sâu hố ngăn cách giữa đảng viên và người ngoài đảng, gây ra bao nhiêu oán hờn uất ức cho người dân bằng những vụ cướp đất xẩy ra liên tục. Đến người cùng phía "thắng cuộc" mà còn phân chia giữa Đảng và nhân dân thì nói gì đến việc hòa giải hòa hợp với phía bên kia.
Trước kia thì hai phía xa nhau vì một bên theo Mỹ, một bên theo Liên xô, nay thì "Bên thắng cuộc" cũng theo Mỹ, nghiã là bắt chước bên thua cuộc cách đây trên nửa thế kỷ. Tưởng rằng cả hai bên đều theo Mỹ thì dễ hòa giải hào hợp, thế nhưng "bên thắng cuộc" vẫn lại muốn độc quyền theo Mỹ, giam hãm tù đầy những người theo Mỹ trước kia thì hòa giải hào hợp làm sao được. Như vậy muốn hòa giải hòa hợp thì phải xóa bỏ cái Đảng CS này đi, chỉ để người Việt nói chuyện với người Việt thôi thì hào hợp hòa giải nay lập tức. Đây mới là vấn đề cần bàn.
LH

Bài viết nhân dịp tháng tư. Tôi trân trọng ý kiến của người trẻ tuổi này. Có lẽ Ngà Voi chưa có đủ trải nghiệm với cuộc chiến tranh tàn khốc này, cũng chưa hề có một ý niệm đúng đắn với xã hội miền Nam thời trước nên xem ra trong các nhận định của mình bàn bạc những điều không được thuyết phục. Dẫu sao thì vẫn tốt hơn với bao kẻ trẻ tuổi khác chẳng thèm đếm xỉa gì đến vận mệnh của đất nước, của đồng bào.
Với tôi thì chỉ có người thắng trận, người có quyền, có nguồn lực mới có thể thực hiện được cuộc hoà giải dân tộc. Người thua cuộc, bị đối xử phân biệt ngay với con cái gia đình họ nếu ở lại, hay có kẻ may may mắn hơn thì tha hương ở xứ người. Họ có thể lên tiếng nói nhưng chẳng làm được gì. Ví dụ rõ nhất là nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà. Sau bao năm bị cầm tù, những nấm mộ tàn này chỉ được chăm sóc một cách có giới hạn gần đây.
Chế độ lý lịch tuy không tàn bạo như những năm sau chiến tranh (vì sau gần 40 năm, đã là một hai thế hệ khác rồi) nhưng vẫn còn đó. Quan điểm địch ta và cách xử lý xem ra về bản chất vẫn vậy. Hãy nhìn cách họ bỏ tù bao nhiêu người lên tiếng vì bôxit vì lấn chiếm của Tàu cọng, dân oan, tôn giáo...
Sự hoà giải mà chúng ta nói đến đây, cần, là sự hoà giải của nhà cầm quyền CS với nhân dân VN, bây giờ là toàn cả VN không phân biệt Nam Bắc hay ngoài nước.
Còn đối với nhân dân với nhau thì sự hoà giải đã diễn ra từ lâu như bức hình minh hoạ ở bài này.
Dân Việt ở nước ngoài (mà đa số đã có quốc tịch ở nước đang ở) chống chính quyền CSVN chứ vẫn gửi đều đặn trên 10 tỷ đô la về cho thân nhân ở VN, họ vẫn về VN thăm nơi chôn nhau cắt rốn. Họ có từ bỏ VN bao giờ, có thù hận gì với đồng bào ở trong nước bao giờ, có chăng họ tìm cách hỗ trợ cuộc đấu tranh dành quyền làm người, dân chủ cho đất nước bằng cách của họ.
Tóm lại là chuyện

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"