Đọc bài “Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ” của Phan Châu Thành, tôi thấy thú vị, khá tâm đắc với những suy nghĩ của tác giả này. Mặt khác, tôi cũng muốn góp thêm vài ý để giải thích tại sao lại có hiện tượng nghiện nặng Toán và Thơ như vậy trong xã hội ta. (Tôi rất thích từ “ngộ độc” của PCT, nhưng bản thân chỉ dám dùng từ “nghiện”.)
Trước khi bàn về lý do, xin nêu ra ngay vài nhận định hiển nhiên về liên quan đến hai lĩnh vực này.
Toán là một môn học khó, đòi hỏi tư duy logic chặt chẽ. Ở bậc học phổ thông thì đó là môn khó nhất. Làm Toán chuyên nghiệp đòi hỏi suy luận liên tục, một công việc gây mệt óc.
Để học Văn tốt, đòi hỏi có ít nhiều năng khiếu. Để làm được Thơ thì phải là bậc thầy về ngôn từ (nhưng đây cũng mới là điều kiện cần). Ngay cả viết cho có vần cũng đòi hỏi chút năng khiếu và công tìm tòi.
Vì lý do trên, những người giỏi Toán và Thơ khi đi học phổ thông được bạn bè và người chung quanh ngưỡng mộ. Sau này, ai không đi theo hai lĩnh vực đó vẫn giữ nguyên sự kính trọng đối với những người làm Toán chuyên nghiệp. Với văn vần thì có phần dễ hơn, và thường là người ta nhầm với Thơ, nên nhiều người cũng thích làm “nhà thơ” không chuyên.
Toán có những ứng dụng cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực khoa học khác và trong kinh tế – kỹ thuật nên người làm Toán càng được ngưỡng mộ.
Những câu hoặc bài nói vần (được coi như Thơ) làm người ta khi đọc lên và nghe thấy ít nhiều hứng khởi, nghĩa là có tác dụng trong cuộc sống, nên được nhiều người chú ý. (Đối với nhiều người thì việc sau khi về hưu được tham gia câu lạc bộ “Thơ”, nhất là ra được vài tập “thơ”, là hạnh phúc lớn lao, khó tả bằng lời.)
Những điều trên là đúng. Đến mức hiển nhiên. Mặc dù vậy, tôi vẫn khẳng định rằng người ta đến với Toán và Thơ, và ẩn náu trong đó, để TRÁNH NHỮNG CÁI KHÓ khác. Những cái khó khác này rất nhiều, và trong nhiều trường hợp việc khắc phục còn khó hơn rất nhiều lần so với giải quyết một vấn đề trong Toán Học. Nó đòi hỏi người ta phải có năng lực tổng hợp, hiểu biết không chỉ một lĩnh vực.
Nhiều người làm Toán thường “tự trào” rằng họ là những kẻ lập dị, ngô nghê trong đời,… Nhưng đó là kiểu tự trào không hoàn toàn thật bụng. Trong nhiều trường hợp thì nói dzậy mà hổng phải dzậy. Họ nói thế chỉ để thể hiện sự thâm thúy và “khiêm tốn”. Trong thâm tâm, đa số người làm Toán nghĩ rằng mình làm Toán vì mình làm được, còn đa số những “người kia” thì không. Đa số người làm Toán có suy nghĩ họ đang làm thứ Khoa Học Vua. Họ không biết nhiều về thế sự chẳng qua vì quá bận với những vấn đề quan trọng, vì những vấn đề của cuộc sống hay chính trị chỉ là chuyện “bên dưới”, không đáng quan tâm lắm. Chính Andrey Kolmogorov, nhà toán học Nga lỗi lạc, từng nói: “Mỗi nhà toán học đều cho mình là nhất. Họ không nói ra điều đó chỉ vì họ nhớ rằng mình là trí thức.”Trừ những người quan tâm đến những vấn đề hóc búa loại 1 trong Toán Học, đa số còn lại làm một thứ Toán không mấy khó khăn. Ban đầu thì học một lĩnh vực chuyên sâu trong Toán là thực sự khó. Đến mức có thể phát khóc. Nhưng khi quen rồi, và nhất là khi đã được ban biên tập một vài tạp chí nào đó nhớ tên, thì “công trình” cứ thế ra đều đều. Công việc cứ thế tiến hành như những thao tác máy móc. Và giống như trò đánh cờ. Có khi còn dễ hơn, vì không có đối kháng. Tôi cá rằng có những người tư duy rất xoàng vẫn liên tục có bài trên tạp chí quốc tế về Toán.
Làm Toán, khỏi phải để ý chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện xung đột giữa các nhóm người trong xã hội. Mọi chuyện mặc mẹ nó. Ngồi vào bàn với cây viết, vài tờ giấy nháp và những “mô đun” hay “toán tử” trong đầu, thế là ổn.
Đôi khi, cũng có những người làm Toán giỏi mà vẫn theo sát và trăn trở với mọi diễn biến của thời cuộc, vẫn lên tiếng vì số phận dân nghèo. (Nhưng cũng có người lên tiếng chỉ để chứng tỏ mình trên tầm mọi người trong mọi lĩnh vực.)
Làm “Thơ” cũng có nhiều cái dễ. Muốn viết truyện, nhất là tiểu thuyết, (để cho hay) phải lao vào cuộc sống. Ngay cả những bài tiểu luận hoặc tạp văn về các vấn đề của cuộc sống cũng yêu cầu có kiến thức tốt về cuộc sống. Làm “Thơ” cần rất ít. Mà khi viết được lại dễ khoe. Người ta chỉ đọc thơ cho nhau nghe khi gặp nhau vài chục phút, chứ ai đời đi đọc tiểu thuyết làm gì! Có ngộ!
Như vậy, nghiện Toán và Thơ, ban đầu là do khó. Còn sau đó, để làm Toán và Thơ được mãi, thì là do dễ.
Một khía cạnh khác chứng tỏ Toán không phải khó nhất. Xin nêu một bài toán sơ đẳng. Có một đoàn tàu chuyển động so với nhà ga với vận tốc 100 km/h. Đoàn tàu thứ hai chuyển động (cũng trên đường ray đó) so với đoàn tàu thứ nhất với vận tốc cũng là 100 km/h. Hỏi vận tốc của đoàn tàu thứ hai so với nhà ga là bao nhiêu? Đa số trả lời: 100 + 100 = 200 (km/h). Ai đó có thể bảo: Hỏi chi mà ngu! Thế nhưng, người sáng lập Lý Thuyết Tương Đối nói không phải. Và Ông đã chỉ ra những sơ hở “chết người” trong những lý giải dẫn đến tổng 200 km/h. Những lập luận của Ông tinh tế vô cùng. Đã hơn 100 năm trôi qua mà trên thế giới vẫn rất ít người hiểu được Ông. Mà trong Vật Lý ngày nay còn nhiều vấn đề khó hơn thế nữa.
Đó mới thực sự là tư duy đỉnh cao. Chỉ có khả năng suy luận tốt thôi chưa đủ. Và tiếc rằng đa số các nhà toán học không biết đến hoặc rất sợ đụng chạm đến những vấn đề như vậy. Không chỉ đơn thuần vì họ không có thời gian. Họ sợ khó!
Rất nhiều “nhà thơ” lướt khướt suốt ngày. Việc nhà là chuyện đàn bà. Cho là như vậy. Nhưng ngay cả sách vở đối với họ cũng tầm thường: rặt một thứ văn xuôi hạ đẳng!
Trước khi bàn về lý do, xin nêu ra ngay vài nhận định hiển nhiên về liên quan đến hai lĩnh vực này.
Toán là một môn học khó, đòi hỏi tư duy logic chặt chẽ. Ở bậc học phổ thông thì đó là môn khó nhất. Làm Toán chuyên nghiệp đòi hỏi suy luận liên tục, một công việc gây mệt óc.
Để học Văn tốt, đòi hỏi có ít nhiều năng khiếu. Để làm được Thơ thì phải là bậc thầy về ngôn từ (nhưng đây cũng mới là điều kiện cần). Ngay cả viết cho có vần cũng đòi hỏi chút năng khiếu và công tìm tòi.
Vì lý do trên, những người giỏi Toán và Thơ khi đi học phổ thông được bạn bè và người chung quanh ngưỡng mộ. Sau này, ai không đi theo hai lĩnh vực đó vẫn giữ nguyên sự kính trọng đối với những người làm Toán chuyên nghiệp. Với văn vần thì có phần dễ hơn, và thường là người ta nhầm với Thơ, nên nhiều người cũng thích làm “nhà thơ” không chuyên.
Toán có những ứng dụng cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực khoa học khác và trong kinh tế – kỹ thuật nên người làm Toán càng được ngưỡng mộ.
Những câu hoặc bài nói vần (được coi như Thơ) làm người ta khi đọc lên và nghe thấy ít nhiều hứng khởi, nghĩa là có tác dụng trong cuộc sống, nên được nhiều người chú ý. (Đối với nhiều người thì việc sau khi về hưu được tham gia câu lạc bộ “Thơ”, nhất là ra được vài tập “thơ”, là hạnh phúc lớn lao, khó tả bằng lời.)
Những điều trên là đúng. Đến mức hiển nhiên. Mặc dù vậy, tôi vẫn khẳng định rằng người ta đến với Toán và Thơ, và ẩn náu trong đó, để TRÁNH NHỮNG CÁI KHÓ khác. Những cái khó khác này rất nhiều, và trong nhiều trường hợp việc khắc phục còn khó hơn rất nhiều lần so với giải quyết một vấn đề trong Toán Học. Nó đòi hỏi người ta phải có năng lực tổng hợp, hiểu biết không chỉ một lĩnh vực.
Nhiều người làm Toán thường “tự trào” rằng họ là những kẻ lập dị, ngô nghê trong đời,… Nhưng đó là kiểu tự trào không hoàn toàn thật bụng. Trong nhiều trường hợp thì nói dzậy mà hổng phải dzậy. Họ nói thế chỉ để thể hiện sự thâm thúy và “khiêm tốn”. Trong thâm tâm, đa số người làm Toán nghĩ rằng mình làm Toán vì mình làm được, còn đa số những “người kia” thì không. Đa số người làm Toán có suy nghĩ họ đang làm thứ Khoa Học Vua. Họ không biết nhiều về thế sự chẳng qua vì quá bận với những vấn đề quan trọng, vì những vấn đề của cuộc sống hay chính trị chỉ là chuyện “bên dưới”, không đáng quan tâm lắm. Chính Andrey Kolmogorov, nhà toán học Nga lỗi lạc, từng nói: “Mỗi nhà toán học đều cho mình là nhất. Họ không nói ra điều đó chỉ vì họ nhớ rằng mình là trí thức.”Trừ những người quan tâm đến những vấn đề hóc búa loại 1 trong Toán Học, đa số còn lại làm một thứ Toán không mấy khó khăn. Ban đầu thì học một lĩnh vực chuyên sâu trong Toán là thực sự khó. Đến mức có thể phát khóc. Nhưng khi quen rồi, và nhất là khi đã được ban biên tập một vài tạp chí nào đó nhớ tên, thì “công trình” cứ thế ra đều đều. Công việc cứ thế tiến hành như những thao tác máy móc. Và giống như trò đánh cờ. Có khi còn dễ hơn, vì không có đối kháng. Tôi cá rằng có những người tư duy rất xoàng vẫn liên tục có bài trên tạp chí quốc tế về Toán.
Làm Toán, khỏi phải để ý chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện xung đột giữa các nhóm người trong xã hội. Mọi chuyện mặc mẹ nó. Ngồi vào bàn với cây viết, vài tờ giấy nháp và những “mô đun” hay “toán tử” trong đầu, thế là ổn.
Đôi khi, cũng có những người làm Toán giỏi mà vẫn theo sát và trăn trở với mọi diễn biến của thời cuộc, vẫn lên tiếng vì số phận dân nghèo. (Nhưng cũng có người lên tiếng chỉ để chứng tỏ mình trên tầm mọi người trong mọi lĩnh vực.)
Làm “Thơ” cũng có nhiều cái dễ. Muốn viết truyện, nhất là tiểu thuyết, (để cho hay) phải lao vào cuộc sống. Ngay cả những bài tiểu luận hoặc tạp văn về các vấn đề của cuộc sống cũng yêu cầu có kiến thức tốt về cuộc sống. Làm “Thơ” cần rất ít. Mà khi viết được lại dễ khoe. Người ta chỉ đọc thơ cho nhau nghe khi gặp nhau vài chục phút, chứ ai đời đi đọc tiểu thuyết làm gì! Có ngộ!
Như vậy, nghiện Toán và Thơ, ban đầu là do khó. Còn sau đó, để làm Toán và Thơ được mãi, thì là do dễ.
Một khía cạnh khác chứng tỏ Toán không phải khó nhất. Xin nêu một bài toán sơ đẳng. Có một đoàn tàu chuyển động so với nhà ga với vận tốc 100 km/h. Đoàn tàu thứ hai chuyển động (cũng trên đường ray đó) so với đoàn tàu thứ nhất với vận tốc cũng là 100 km/h. Hỏi vận tốc của đoàn tàu thứ hai so với nhà ga là bao nhiêu? Đa số trả lời: 100 + 100 = 200 (km/h). Ai đó có thể bảo: Hỏi chi mà ngu! Thế nhưng, người sáng lập Lý Thuyết Tương Đối nói không phải. Và Ông đã chỉ ra những sơ hở “chết người” trong những lý giải dẫn đến tổng 200 km/h. Những lập luận của Ông tinh tế vô cùng. Đã hơn 100 năm trôi qua mà trên thế giới vẫn rất ít người hiểu được Ông. Mà trong Vật Lý ngày nay còn nhiều vấn đề khó hơn thế nữa.
Đó mới thực sự là tư duy đỉnh cao. Chỉ có khả năng suy luận tốt thôi chưa đủ. Và tiếc rằng đa số các nhà toán học không biết đến hoặc rất sợ đụng chạm đến những vấn đề như vậy. Không chỉ đơn thuần vì họ không có thời gian. Họ sợ khó!
Rất nhiều “nhà thơ” lướt khướt suốt ngày. Việc nhà là chuyện đàn bà. Cho là như vậy. Nhưng ngay cả sách vở đối với họ cũng tầm thường: rặt một thứ văn xuôi hạ đẳng!
TRUNG HÀ