Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Trung Quốc chìm đắm tại biển Đông (1&2)

Huỳnh Tâm
Phần 1
Trung Quốc tiếp tục không ngừng nghỉ đe dọa an ninh Châu Á, những quốc gia trong vùng lân bang nhất định bị Trung Quốc bào mòn biên giới lãnh thổ và lãnh hải của 14 quốc gia có cùng biên giới với Trung Quốc. Từ tham vọng bành trướng quá lớn đế hy vọng đứng đầu hoàn vũ. Trung Quốc khởi động gây chiến cuối thế kỷ 20, từ đó đến nay không ngừng tay dùng lực lượng quân sự, răn đe, áp lực những quốc gia nhỏ để cướp lãnh thổ và cướp biển. Tình hình ở Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, thêm trò tham lam âm thầm lằng nhằng, chồng chéo lên nhau không theo một thứ tự nào cả, vốn dĩ cá tính cố hữu của người Hán. Nay thừa cơ vấn đề Biển Đông tạo ra những hồ sơ ma, quanh co biện luận cái lý của kẻ cướp, bịt âm thanh trong cổ họng của người đối diện không cho phát ra những tiếng kêu thật sự muốn hòa bình.

Chẳng hạng Trung Quốc cứ tiếp tục duy trì sức mạnh xô đẩy Việt Nam ra khỏi Biển Đông, cho đến ngày nay, Việt Nam không còn ảnh hưởng trên mặt biển ngoài 12 hải lý, chủ quyền biển đảo đã thực sự không còn, mọi khó khăn cho các quốc gia lân bang trở nên cấp thiết và lấy quyết định chọn vũ khí bảo vệ quốc gia, mọi sự kiện cướp biển và chủ quyền lãnh hải đã quá rõ ràng.Riêng Việt Nam thời gian gần đây, sau khi ký kết nhiều thỏa thuận giải quyết đàm phán về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Về ngoại giao, đảng Cộng sản Việt Nam đã vấp phải trong đàm phán và ký kết những văn kiện Biển Đông mù mờ, trước một đối thủ có quá nhiều thành tích chưa bao giờ minh bạch. Thậm chí con đường Việt Nam hôm nay phải đến mất nước, đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước đã đem đến cho dân tộc Việt Nam nhiều thiệt hại khó đo lường, nhân dân Việt Nam càng không thấy quyền hưởng lợi chung nào của chính mình, tương đương với một cổ phần trên đất nước đang hiện diện. Nay nhân dân Việt Nam đã hiểu thấu, đảng Cộng sản và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa một phường cướp nước bán lại cho Trung Quốc. [1]
HuynhTambiendong001
Chính vì đảng Cộng sản Việt Nam quá lệ thuộc chính trị, kinh tế và quân sự của Trung Quốc cho nên không còn chủ quyền Biển Đông, kết quả, hết khả năng tranh chấp, chỉ còn ngồi chờ kẻ mạnh kêu đâu ký đó. Đảng cầu an “đảng còn nước mất”. Nếu có sự can thiệp của nhân dân cũng quá yếu. Thậm chí đã trắng tay, tuy nhiên nhà nước vẫn gồng mình, mạnh miệng tuyên bố “Biển Đông vẫn còn”, sự thực Biển Đông vẫn còn trên lỗ miệng đảng. Lý do nào đảng Cộng sản không công bố thực tế, Biển Đông đã mất trắng, nay thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, từ vùng Vịnh Bắc Bộ cho đến Trường Sa và Hoàng Sa. Ngày nay, Việt Nam chỉ còn lại vài hải đảo trong 12 hải lý! Đảng cộng sản Việ t Namvẫn viện cớ trăm ngàn lý do khác nhau để công bố “Hoàn Sa và Trường Sa vẫn mãi mãi của ta”. Thậm chí nhà nước Việt Nam dùng ống loa cũ tuyên truyền hướng dẫn dư luận và sự hiểu biết của nhân dân đi về hướng khác có lợi cho đảng Cộng sản hơn là có lợi cho đất nước, đảng muốn nhân dân không được quyền biết hay thấy đã mất đảo Hoàng Sa năm 1974, và Trường Sa năm 1988. Lý do vùng đảo Hoàng Sa nay là Thành Phố Tam Sa trù phú của Trung Quốc.
Đảng cộng sản cũng biết chơi trò ảo thuật lừa dối nhân dân, thành lập huyện đảo Hoàng Sa trong ruột thành phố Đà Nẵng, từ đó cho đến nay nhân dân đặt vấn đề cái huyện ấy vì lý do nào không có trong niên giám bưu điện, niên giám điện thoại, niên giám quốc gia, có phải huyện đảo Hoàng Sa đã ra ma, chết tự bao giờ không thấy có xác trong nghĩa trang hay chỉ là một khúc ruột huyền thoại.
Nói về chủ nhân ông “nhà nước Việt Nam”, cũng cần có chứng từ, và sự thật đã bán đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Còn đâu nữa để thành lập huyện đảo Hoàng Sa, tại sao Bác đảng cứ liên tục gạt gẫm nhân dân hoài vậy. Đi xa hơn nữa tất cả mọi bí mật về lãnh thổ, lãnh hải hầu hết nhân dân mù tịt, bởi nhà nước không trung thực cung cấp tin tức cho nhân dân chia sẻ. Ngày xưa đánh Tây đánh Mỹ, chuyện nhảm nhí thằng Tám, con Tư, nhà nước treo loa ra rã ngày đêm buộc nhân dân phải học tập làm người, còn ngày nay chuyện đại sự quốc gia đã đến lâm nguy, nhà nước ém nhẹm không có một thông tin nào báo tin mất nước.
Nhìn sang Philippine hay Nhật Bản sẽ thấy sức phản đối của chính quyền và nhân dân của họ đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải, theo tinh thần dân tộc tự vệ, một hòn đảo dù nhỏ hơn ngàn lần vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, vẫn phải bảo vệ bởi nơi đó là nguồn sống còn của Tổ quốc. Gần đây nhà nước Việt Nam có những cam kết cho phép Trung Quốc khai thác tối đa toàn diện cửa biển, cửa sông, biển Đông, và cả lục địa của Việt Nam.
Mỗi ngày Trung Quốc thúc đẩy đảng và nhà nước Việt Nam hợp tác ngoại giao, đưa đến nhiều tiền-quyền lợi, do đó, đảng chịu êm miệng. Ngoại giao của Trung Quốc chuyên tìm điểm yếu con bệnh tham nhũng, lợi-quyền bất trị của nhà nước Việt Nam. Trung Quốc đã thực hiện được bè phái trong nội tạng tổ chức của đảng Cộng sản Việt Nam, vận dụng được chính quyền Việt Nam nhất mực trung thành với ba qui ước do đảng Cộng sản Trung Quốc ban bố: “战友情谊​​,兄弟情谊” (tình đồng chí, tình anh em) “越中友谊万古长青”, (Việt Nam-Trung Quốc hữu nghị sẽ kéo dài mãi mãi), “尽管国家党权死亡率” (quyền đảng còn dù vong quốc). Ngày nay nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ thẳng tay đàn áp những người dân phản đối Trung Quốc chiếm Biển Đông.
Đặc biệt 16 chữ vàng, và 4 tốt xin để lại dịp khác đề cập đến.
HuynhTambiendong003
Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã có những đánh giá, tiên liệu trước nếu cần thiết chuẩn bị một cuộc chiến tranh biển Đông. Nói về quyền khai thác ngư nghiệp, hiện nay đảo Nam Hải có trách nhiệm làm chủ trong vùng Biển Đông, khai thác toàn diện ngư nghiệp. Người Hán còn báo động “浑水摸鱼” (Cá trong vùng biển gặp khó khăn) chẳng qua một thành ngữ của giới ngư trường mới sáng tạo vào năm 2000. Đại ý, miêu thị về hướng Việt Nam “浑浊的水意下降的问题,借机抢夺鱼,虽然越南渔业可以得到意想不到的好处,但不是永远.推动我们进入中国南海迷失方向.借此机会采取的乱比喻不必要的好 处” (Dự định nước đục thả câu, nắm lấy cơ hội để cướp cá, tuy ngư nghiệp Việt Nam có thể nhận được lợi ích bất ngờ, nhưng không thể mãi được. Đẩy chúng tôi vào thế mất phương hướng Biển Đông.  Lấy cơ hội để tận dụng lợi thế của sự hỗn loạn ẩn dụ lợi ích không chính đáng). Trung Quốc vì quyền lợi của nhân dân mình, cho nên dùng Hải giám thực hiện theo tình hình, đối phó tích cực hơn, và hành động cứng rắn chống hiểm họa đánh bắt cá, họ cho rằng nhân dân Việt Nam là những tên cướp Biển Đông! [2]
Bản kế hoạch đánh bắt cá của ngư nghiệp Trung Quốc tại vùng đảo biển Trường Sa. Nguồn: Ngư nghiệp Hải Nam.
Bản kế hoạch đánh bắt cá của ngư nghiệp Trung Quốc tại vùng đảo biển Trường Sa. Nguồn: Ngư nghiệp Hải Nam.
Ngày 11 tháng 7 năm 2001. Hải giám Trung Quốc bao vây bắt giam những ngư dân Việt Nam, tại nhóm đảo An Vĩnh, Tuyên Đức, tọa độ địa lý 16°53’ B, và 112° 17’Đ. Nguồn ảnh: Huỳnh Tâm.
Một câu hỏi của nhân dân: Thực sự ngày nay, Biển Đông của Việt Nam đã đi về đâu.
Người dân yêu nước nhận thấy sự căng thẳng mất chủ quyền biển Đông, muốn chia sẻ cái nhục của người bị mất biển. Trái lại nhà nước Việt Nam còn phù trợ kẻ cướp Biển Đông, không có lý do nào nhà nước của dân nóng mặt, tự đứng lên thay mặt Trung Quốc đàn áp người dân yên nước, chuyện mất biển Đông quả nhiên người dân bức xúc không bao giờ nguôi ngoai, chỉ vì yêu đất nước.
Tổ Quốc Việt Nam đã từ ngàn xưa biển Đông do ông cha ta chủ quyền, bỗng chốc biến mất sạch không còn một tí nào biển khơi để nhân dân hành nghề ngư phủ hay để nuôi thuỷ sản. Ngày xưa người dân chài thong dong trên biển cả với một khung trời bao la vô cùng tận, ngày nay có Bác, có Đảng chỉ còn 12 hải lý không khác nào một cái ao cá đồng nội.
Mới hôm qua có chuyện buồn cười, ông thứ trưởng Ngọai giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVONN) đi du thuyến lời Bác đảng:
‒ Đảo biển Đông còn đó có mất đâu nào.
Thực ra tạo hóa thiên nhiên sinh ra mọi vật thể trên đời này, đương nhiên có những thứ nó vẫn còn đó, ở yên không ai di động được, nếu di chuyển đi nơi khác càng khó hơn, chẳng hạng đảo Biển Đông của Việt Nam ngày nay đảng Cộng sản di chuyển nhượng chủ quyền cho một quốc gia khác cũng khó chấp nhận được. Vấn đề đặt ra ở đây, chủ quyền Biển Đông là của ai, người sở hữu trên tay cần có cái then chốt của Biển Đông, người đó mới chính thức chủ quyền 188 hải lý, trước mắt đã thấy Trung Quốc đang khai thác tài nguyên phong phú của biển Đông Việt Nam. Hy vọng Bác đảng cho biết hiện nay đất nước đã còn bao nhiêu hải lý của biển Đông, tức khắc người dân tính ra được “‒ Đảo biển Đông còn đó có mất đâu nào”.

Phần 2
Đầu Xuân 1974, nhân dân Sài Gòn được tin, xâm lược Trung Quốc đưa Hải quân đổ bộ đánh cướp quần đảo Hoàng Sa, vào lúc 17 giờ, ngày 19 tháng 1. Không lý cớ nào, lãnh hải đã bao đời có 200 hải lý thuộc biển Đông chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa nay mất trắng. Trang sử biển của sơn hà Việt Nam đã khẳng định 50% sống trông cậy ở biển Đông, một chân lý sống của Biển đã có 5.000 năm văn hiến do ông cha ta dày công xây dựng. Ngày hôm ấy bỗng 10 giờ sáng mất biển không khác nào một phần thân thể tự chết, đất nước vĩnh viễn mang tật quyền để lại dấu vết của một ngày biển Đông đau đớn, thế hệ này và những mai sau không thể quên 1974.
Dân tộc Việt đã trải qua nhiều thời đại, dù thể chế chính trị nào cũng có một thời phải đi qua, sự tồn tại của dân tộc có lãnh thổ, lãnh hải một chủ quyền tài nguyên quốc gia “bất di bất dịch” trong nguồn sử lưu muôn đời. Dân tộc Việt Nam còn một hãnh diện lớn nhất có rừng vàng, biển bạc. Do đó, trách nhiệm hàng đầu của một nhà nước phải củng cố, bảo vệ bằng mọi phương tiện, ngoài ra còn phải xây dựng cơ sở, phát triễn vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cung cấp nguồn sống cho nhân dân trên biển đảo như trong lục địa.
Cận đại của dân tộc, từ năm 1945, khi đất nước ta đi qua một ngả rẻ đáng buồn bị chia thành hai khối, miền Bắc thuộc phe Cộng sản dưới chế độ Hồ Chí Minh, miền Nam phe Tự do, do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Tuy nhiên một dân tộc mạnh phải có tinh thần tự dưỡng, cả hai chính thể đồng có trách nhiệm bảo vệ biển đảo, tuy miền Bắc không chủ quyền vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhưng bắt buộc phải bảo vệ bằng mọi cách qua nhiều hình thức khác nhau, dù thực tại chính thể riêng nhưng dân tộc chung.
Từ lý trí chủ quyền biển Đông, tại miền Nam dưới chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) công bố Sắc Lệnh: số 174-NV, ngày 13 tháng 7 năm 1961. Cho thấy chủ quyền biển Đông của Việt Nam mỗi ngày được củng cố thêm, mạnh mẽ bảo vệ vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa, dân sinh phát triễn, khai thác khoán sản, phân bón, ngư nghiệp, người dân đảo có được đời sống sung túc hơn xưa.
Bản đồ VNCH xuất bản
Bản đồ VNCH xuất bản
Sau ngày 19 tháng 1 năm 1974. Trung Quốc xâm lược chiếm một phần biển Đông của Việt Nam, trong đó có vùng đảo Hoàng Sa. Nhân dân miền Nam nhận thấy sự mất mát đó ứ động trong lòng nỗi u phẫn, thời ấy tuổi thanh xuân Sài Gòn dậy sóng yêu nước như thuở Trần Quốc Tuấn, muốn làm một cuộc đối đầu với kẻ cướp biển, nhưng tất cả việc đó đều vô vọng. Đứng trước thẩm quyền của những kẻ thông đồng làm ngơ việc nước, tàn nhẫn hơn bán đứng Tổ quốc của mình cho bành trướng Bắc Kinh, bán từ Vịnh Bắc Bộ đến biển Đông, chỉ vì hưởng một thứ quyền lợi riêng cho tập đoàn độc trị. Ở đây chúng tôi phát biểu thẳng thắn kẻ trách nhiệm đó chính đảng Cộng sản và nhà nước miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Để chứng minh sự bán nước của Công sản miền Bắc vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 đã biết trước (3 tháng) qua bản thông tin bí mật của tình báo Cục Hoa Nam Hà Nội mã số (CHNVN1784BK254), Lê Duẩn lấy quyết định không hợp tác với miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) để phản đối Trung Quốc. Mục đích ham hố của đảng Cộng sản muốn chiếm miền Nam, đã chấp nhận với một giá dứt khoác, đổi lấy viện trợ bằng cách dâng hiến biển Đông cho Trung Quốc. Thứ hai Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Hà Nội tạo sinh không có một giọt nước mắt, càng không có một lời ngoại giao nào dành riêng cho biển Đông. Thứ ba không kém phần quan trọng vào lúc ấy, chính Hoa Kỳ một trong những đồng minh hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa, làm ngơ không hợp tác thực sự, chỉ thông báo hời hợt trong một tin ngắn gửi đến Tổng Thống Thiệu. Hải quân VNCH, khẩn cấp trở tay quá muộn màn không chuẩn bị trước chiến lược Hải chiến cũng như chiến thuật hàng quân trên biển Đông. Tuy nhiên Hải quân VNCH đem hết khả năng của mình lấy máu bảo vệ biển, chiến đấu không phụ lòng tiền nhân đất Việt, bải vệ Tổ quốc giang sơn, chỉ vì không muốn biển Đông xa rời lãnh hải của mình. Hải quân Việt Nam chiến đấu trong thế trận đơn độc, không nhận được một trợ lực quân sự nào từ phía những đồng minh, vào lúc cấp bách ấy nếu Hòa Kỳ lên tiếng, chắc chẳn không có lực lượng hải quân nào bén mãng đến gần biển Đông của Việt Nam, dù quốc gia đó mạnh mẽ về hàng hải cũng phải đứng ngoài 200 hải lý, trên đường hải phận quy định của Quốc tế!
Trung Quốc cũng không ngờ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hào hùng [1]. Không hề nao núng trước quân thù, chiến đấu vì lòng tự hào dân tộc, bảo vệ biển đảo không bỏ chạy, dù đã biết trước thất thủ sẽ đến, lấy máu hy sinh rửa đảo căm hờn, một ghi dấu lịch sử cho hiện tại và đời sau nhớ mãi mãi ngày quốc hận của biển đảo Hoàng Sa.
Hoàng Sa thất thủ, hôm sau Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa công báo Bản Tuyên Cáo phản đối về hành động gây hấn của Trung Cộng, trong khu vực đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974.
Nguyên bản văn:
Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974

“Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân đến khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền (Hữu Nhật – TNO), Quang Hòa và Duy Mộng.
Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm có 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.
Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khu vực.
Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.
Sáng ngày 19.1.1974, hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.
Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.
Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.
Với tư cách là một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.
Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia”.

Tuyên Cáo Của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa Về Chủ Quyền Của Việt Nam Cộng Hòa Trên Những Đảo Ở Ngoài Khơi Bờ Biển Việt Nam Cộng Hòa, vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Lưỡng viện Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa lập Công Báo gửi khắp nơi trên thế giới.
Nguyên bản văn:
Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ngày 14.2.1974

“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.
Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình.
Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được.
Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này”.

Tiếp theo: Công Báo Việt Nam Cộng Hoà. Ấn bản Quốc Hội. Ngày 20 tháng 1 năm 1974. Gửi đến những Đại sứ quán thuộc Bộ Ngoại Giao của các quốc gia trên thế giới có bang giao với VNCH, và gửi Liên Hiệp Quốc, Tòa án Quốc tế Laye.
Trích một phần nguyên văn:
Nhân dân 50 tỉnh thị thành miền Nam Việt Nam (VNCH) và Sinh viên, Học sinh trong ngoài nước đồng thanh phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam.
Ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, nhân dân Việt Nam sục sôi, đồng loạt tự nguyện tổ chức tuần hành phản đối hành động Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, và đồng bào thực hiện kiến nghị thư gửi đến Liên Hiệp Quốc.
Truyền thông, báo chí tư cũng như công tại Sài Gòn và 50 tỉnh thị thành đồng loan tải tin biển đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm.
Những đảng phái, tôn giáo, đoàn thể dân sự và lưỡng viện Quốc Hội VNCH đại diện nhân dân lên án Trung Quốc.

Cũng đồng một dân tộc Việt Nam, nhân dân miền Nam đau thương vận nước, người Cộng sản miền Bắc không một lời nào tiếc thương, còn bạc bẻo quá hững hờ đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cộng sản chiến thắng, thu về một mối đất nước Việt Nam, tưởng chừng Hoàng Sa sẽ trở về đất Mẹ, nhưng thất vọng bởi đảng Cộng sản Việt Nam đã lên kế hoạch bán thêm vùng đảo Trường Sa cho Trung Quốc, tội lỗi bán nước thêm chồng chất, đưa đất nước đến địa ngục điêu linh, một dân tộc hết đường tồn tại, trước mắt nhân dân chỉ thấy độc trị xã hội tiền-quyền nhan nhản, không tưởng đến lãnh thổ, lãnh hải tự teo dần mòn theo từng giây phút!
Trước mắt còn một tự hào về tuổi trẻ sau vài thế hệ, đang le loái anh sáng dân tộc trước cửa bình minh, lớp tuổi đầy hy vọng đã chấp nhận “bạt tụy” bừng dậy sóng mùa xuân dân tộc. Tuy hiện nay, tuổi trẻ đấu tranh vì đất nước còn một ẩn số quá khiêm nhượng so sánh với 90 triệu dân, vẫn còn hơn không có, dân tộc sẽ lớn mạnh từ điểm khởi đầu chân lý lạc quần, biết yêu quyền sống làm người. Anh hùng dựng nước đứng lên cũng từ điểm đất nước lâm nguy và dân tộc điêu linh, cũng có những góp phần xây dựng nước bằng phương tiện thời đại, tập hợp dân tộc phát triển kinh tế. Ít nhất hiện nay cũng đã thành hình một bộ phận tuổi trẻ của hai miền Nam-Bắc đất nước, không lấy hận thù giải quyết hận thù. Nói trung thực hơn, tuổi trẻ hôm nay không hề biết hận thù đã hận diện nhau tình Huynh Đệ một nhà đồng tộc Tổ tiên. Họ cũng đã làm nhiều việc để tiến đến mục đích chung vì đất nước. Gần đây có những tụ hội và ngày 16/2/2014, long trọng tưởng niệm 35 năm chiếm tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc, nhân dân Hà Nội khánh thành tượng đài hoa rực rỡ (NHÂN DÂN KHÔNG QUÊN 1979-2014).
Dù cho đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi phương ngàn kế để cản trở tuổi trẻ xuống đường, vì lợi ích sống chết của đảng Cộng sản, và mua lòng Trung Quốc bảo vệ tiền-quyền trên chiếc ghế gỗ độc trị, cũng không đem lại kết quả, một khi lòng dân có nhu cầu và nguyện vọng, lấy quyết định vì trách nhiệm với đất nước, vì dâng hiến ý chí cho Tổ quốc trên hết, không có thế lực nào đủ khả năng cản trở được bước chân của thời đại, hy vọng đảng Cộng sản Việt Nam biết điều này hãy thu lại tất cả những độc ác, đổi lấy lương thiện và nhân ái .
(Còn tiếp Kỳ 3)
© Huỳnh Tâm
© Đàn Chim Việt

 

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"