Dân Luận: Tác giả chỉ ra cái tâm lý căm ghét người giàu của người dân bắt nguồn từ sự lãnh đạo của một đảng chuyên đại diên cho tầng lớp vô sản. Tức là trong xã hội này, người giàu khó ngóc đầu lên được. Thế thì muốn đất nước phát triển để không quay về tình trạng ai cũng nghèo như nhau ngày xưa, điều cần làm có phải là sửa đổi hoặc dẹp bỏ cái tổ chức chuyên tuyên truyền ý thức hệ công nông vô sản, cổ vũ cho tinh thần căm thù đấu tranh lật đổ giai cấp mà ai cũng biết?
Hồi bé đi học, tất cả các chuyện tôi đọc và được học đều có nhân vật
phản diện là lão nhà giàu độc ác xấu xa, chưa 1 lần nào tôi đọc được
những chuyện cổ mà nhà giàu lại tốt cả. Và nhân vật hiền lành tốt bụng,
bao giờ cũng nghèo rớt mùng tơi, và luôn luôn không đủ ăn, phải ăn cháy,
phải vào rừng kiếm củi đổi gạo kiểu Thạch sanh khố dây lòi dái, phải
thậm chí không có cái khố để mặc như anh Trương chi dái to hát như thằng
đéo gì bụng to người Ý.
Người cộng sản cướp được chính quyền chính nhờ những người nông dân
nghèo, với lòng hận thù ghanh ghét luôn đầy tràn với kẻ giầu là những
tên thực dân, những thằng địa chủ, những tên tư sản, tất cả bọn chúng
đều đáng ghét vì thừa ăn thừa mặc, nhà chúng luôn kín cổng cao tường và
nghêng ngang xe-pháo.
Và khi người Pháp bỏ đi, tư sản bị cải tạo, thì vụ cải cách điền địa
vĩ đại năm 1950s chính là minh chứng rõ rệt nhất về việc ghét người
giàu, họ bị những bần nông nghèo đấu tố và làm nhục, tất cả những ruộng
đất của địa chủ, những người được coi là giàu, đều bị tịch thu để chia
cho bần nông, là tầng lớp nghèo khó, và khi có làng chưa đủ số địa chủ,
những người trung nông bị đôn lên thành địa chủ cho đủ số.
Cô Cụ đã khóc xin lỗi nhân dân sau dịp này vì những sai lầm mắc
phải, nhưng những giọt nước mắt của cô là dành cho người nghèo, tức
trung nông bị “đôn” thành địa chủ, chứ các anh địa chủ xịn giàu nứt khố
đổ vách dường như không thuộc về những lời xin lỗi này.
Nghèo, với tôi hồi đó được học trong sách vở đều là người hiền lành
tốt bụng, thương người và có hiếu. Cứ nghèo được mặc định là tốt. Nhà
tôi thời bao cấp khá giàu, giàu thời đó là có 2 cái gường, 1 cái tủ, 1
cái xe đạp Phơ gô và 1 honda 50 cũ, hồi đó thức ăn phải mua tem phiếu,
thịt lợn thường ko có thường xuyên và hay bị kém chất lượng, thịt bò chỉ
có trong sách và giấc mơ, nhưng thịt gà thì mẹ tôi vẫn nuôi và thịt ăn,
mỗi lần thịt đều phải dấu và mang lông chôn kĩ, mẹ tôi lo sẽ bị ghét
nếu có thịt gà ăn thường xuyên.
Thời bao cấp đó, nghèo là nghèo tất, những người giàu có nhờ buôn
bán đều bị gọi là bọn gian-thương, các lãnh đạo cố ăn mặc giản dị nhất
có thể, và thậm chí vào năm 1983, theo chỉ thị mật danh Z30, cho phép
tịch thu tất cả những nhà xây 2 tầng và tài sản trong đó, Lí do là tài
sản có được do phạm tội mà có, và tất nhiên, không cần chứng minh, bằng
cớ lẫn luật sư hay tòa án. Hà nội đã thu 105 nhà, lí do duy nhất khi thu
nhà là “Giàu” với lập luận đơn giản: Giàu là có tội, tài sản đó mặc
định là bất minh.
Ở cái thời toàn dân nghèo thì người giàu nào cũng bị mặc định là của cải có được do phạp pháp.
Khi xảy ra va chạm giao thông, xe máy đền xe đạp, ô tô thì đền xe
máy bất biết đúng sai, cũng do 1 phần quan niệm giàu hơn là mặc định
sai.
Nghèo luôn luôn được thông cảm, vì người nghèo luôn đông hơn nhiều,
ở Việt nam, càng nghèo càng đẻ khỏe, và tất nhiên, những đứa trẻ đáng
thương không được phép chọn cha mẹ đó cũng sẽ nghèo. Người nghèo luôn tự
tin đẻ tràn với tâm niệm sai lầm : Trời sinh voi trời sinh cỏ.
Những người nghèo luôn được thông cảm từ mọi phía, ngay cả khi họ
phạm luật, tôi đọc báo thấy 1 anh bán rong bị thu đồ đã khóc ầm lên và
than: “con ơi, thế là không có tiền đóng học cho con rồi” và anh được
rất nhiều người cảm thông và chửi rủa những người bắt anh là bất-nhân,
trong khi họ chỉ đang thừa hành pháp luật. Hay 1 anh bán rong ở nơi bị
cấm trên xe ba gác, 1 loại xe cũng bị cấm trong thành phố, được cho rằng
bị đánh ngất khi cố chạy theo để giằng lại đồ từ xe, hay 1 anh lái xe
chở bia chạy như 1 tay đua F1 ở đường cua khiến bia văng tung tóe theo
lực li tâm và suýt giết chết 1 người đi xe máy..
Và các anh đều nhận được rất nhiều chia sẻ cảm thông và mọi người đều quên đi việc các anh phạm luật.
Thực sự mà nói, những người nghèo ngày 1 đông dần và họ tràn về
thành phố kiếm ăn vô luật pháp, họ làm tắc đường, mất mĩ quan đô thị, xả
rác bừa bãi và bán đồ độc hại không nguồn gốc. Và lời thanh minh được
nói nhiều nhất của họ khi bị thu giữ đồ nghề là “ Do quá nghèo, mong
được thông cảm”.
Trên các diễn dàn khi các báo trong nước nô nức đưa tin với niềm
hân hoan không giấu diếm có 1 đại gia nào đó bị phá sản và bán tống bán
tháo nhà máy phân xưởng sản xuất thì luôn có những phản hồi mang tính
chất hả hê thỏa mãn sự đố kị, và thống kê ra hàng loạt những tội lớn nhỏ
của đại gia kém may mắn này, nhưng không ai quan tâm rằng, khi 1 đại
gia giàu có bị phá sản, nghĩa là hàng ngàn công nhân sẽ bị mất việc, và
càng nhiều doanh nghiệp phá sản, nghĩa là thất nghiệp và phạm tội sẽ
càng gia tăng. Ai sẽ nuôi gia đình những công nhân thất nghiệp? Họ lại
gia nhập tầng lớp nghèo cố gắng mưu sinh và bị cuốn vào thành phố vốn đã
thừa mứa hàng rong ve chai vé số ăn mày kẻ cướp.
Thật buồn để nói rằng, các quan chức hay đại gia giàu có khó có thể
trong sạch, khi bị lộ, thì tội họ dễ bị buộc nhất là đưa, nhận hối lộ và
trốn thuế.
Và gần như không né tránh, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳn
thắn nói khi tiếp xúc với cử tri: ““Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng
phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta
phải xem xét, bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt. Tham nhũng đúng như các bác
nói phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử
lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Và 1 vị phó chủ tịch nước cũng nói: " làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc?"
Theo cá nhân tôi, riêng ở Việt nam, nơi đâu có hối lộ tham nhũng, ở
đó có phát triển, có công ăn việc làm, dân giàu hơn những nơi quan thanh
liêm trong sạch.
1 người dân đi chạy việc bất kì ở cơ quan công quyền nào cũng thích
gặp những anh nhận hối lộ hơn, vì chỉ có hối lộ mới có cơ may xong việc
được.
Mặc dù hối lộ hay trốn thuế, nếu người giàu mở rộng kinh doanh, có
thêm nhiều việc làm, giúp những người nghèo giàu hơn, thì cần phải mừng
hơn là việc họ bị phá sản chứ?
1 đất nước liệu có giàu mạnh được không, nếu quá đông người nghèo và
tất cả mọi người trong số họ đều hả hê khi những anh giàu bị tán gia
bại sản và nghèo như họ?
Và đất nước này sẽ phát triển thế nào, nếu mọi người đều trở về thời nghèo như nhau giống những năm bao cấp?