Cánh Cò
“đại gia 75 tuổi, ông Lê Ân sắp đưa về Việt Nam chiếc giường được cho
là đắt nhất thế giới. Chiếc giường Royal Bed có giá 175.000 USD do hãng
sản xuất giường Savoir Beds (Anh) sản xuất”.
Thật đáng ngưỡng mộ số tiền đại gia Lê Ân bỏ ra với lời xác định của
chính đương sự là tranh tiếng với 60 đại gia thế giới khi ông là người
đầu tiên được hãng sản xuất nhận bán. Ông Ân đã thắng 59 người kia mà có
lẽ 58 người trong họ là Tàu. Bọn nhà giàu bây giờ biết nơi để tập trung
lắm, chúng không còn lựa các nước Tây phương mà đến, chúng kéo nhau ùa
về Tàu, về Việt nam và mới đây có tin uà cả về cái xứ Bắc Triều Tiên
nữa. Thật là thông minh.
Ông Lê Ân và những người ngưỡng mộ chiếc giường được gọi là siêu
khủng ấy đang ngày ngày chờ xem mặt mũi của nó ra sao. Và như thông
thường, dám cuộc không sợ thua, chỉ sau một ngày thôi thì niềm hưng phấn
ấy trôi tuột như tiếng chặt lưỡi của loại thạch sùng trong đêm vắng.
Người nào bỏ công lặn lội ra Vũng Tàu xem chiếc giường sẽ quay về nhà
với sự tiếc rẻ vì không được ngồi thử lên trên để biết độ êm của nó.
Xem giường mà không được nằm lên không khác nào làm tình nửa chừng bị
hất văng xuống đất.
Giường để nằm chứ không phải để xem, đó là chân lý.
Khi ông Ân và cô vợ trẻ nằm lăn lộn ấy họ nghĩ đến sự thèm thuồng của
hàng ngàn kẻ xem giường và việc này sẽ là yếu tố khiến hai ông bà mãn
nguyện trước tiên. Sự thèm thuồng của họ làm cho ông Ân, vốn đã trên 75
hưng phấn thêm khi thi hành công đoạn tiếp theo.
Quần chúng xếp hàng xem giường như đi xem lăng là liều thuốc cực mạnh
bơm vào lòng tự mãn của đại gia Lê Ân và vì vậy những bài báo quảng cáo
chiếc siêu giường ấy đáng được đại gia này cho một ít tiền “boa” khi đã
tận tụy ngắm nghía, phân tích, sờ nắn từng centimet một những cấu trúc
của chiếc giường siêu khủng ấy.
Không một luật lệ nào cấm người ta xài tiền. Hơn nữa ông Lê Ân đã làm nhiều việc mà báo chí mô tả là từ thiện. Ông Lê Ân có quyền hả hê trước đồng tiền mình bỏ ra sau khi đã chi cho xã hội nhiều công ích. Ông tuyên bố sẽ xây căn nhà 150 tỷ làm trụ sở cho những việc công ích ấy đã cho thấy ông có tấm lòng với tha nhân như thế nào, còn việc chiếc nhà 150 tỷ có chứa hết bao nhiêu hồ sơ từ thiện ông sẽ làm hay không thì phải chờ sau khi ông mất người ta mới tổng kết được.
Không một luật lệ nào cấm người ta xài tiền. Hơn nữa ông Lê Ân đã làm nhiều việc mà báo chí mô tả là từ thiện. Ông Lê Ân có quyền hả hê trước đồng tiền mình bỏ ra sau khi đã chi cho xã hội nhiều công ích. Ông tuyên bố sẽ xây căn nhà 150 tỷ làm trụ sở cho những việc công ích ấy đã cho thấy ông có tấm lòng với tha nhân như thế nào, còn việc chiếc nhà 150 tỷ có chứa hết bao nhiêu hồ sơ từ thiện ông sẽ làm hay không thì phải chờ sau khi ông mất người ta mới tổng kết được.
Ông Ân muốn theo chân các tỷ phú Mỹ như Bill Gate hay Warren Buffett
thì thật là phúc đức cho người nghèo nói tiếng Việt. Ông cho xây nhà lớn
như thế thì ắt những vật phẩm từ thiện sắp được phân phát không thể nào
nhỏ. Vậy mà có kẻ ác miệng gọi ông là thí mẩu bánh cho người nghèo để
câu khách không...nghèo vào khu du lịch của ông. Luận điệu phá hoại niềm
tin như thế không thể chấp nhận được.
Nhưng chiếc giường của ông Ân vẫn làm nhiều người...trằn trọc. Không
phải vì không được nằm lên mà vì cảm thấy nó lấn cấn. Lấn cấn vì chiếc
giường của đại gia này làm cho xã hội chia thành ba phe.
Phe thứ nhất nhiệt tình cổ võ cho ông Ân vì khâm phục sức chơi quá
khủng của ông. Khâm phục và tự nhủ lòng nếu có tiền như vậy họ sẽ chơi
trội hơn để tìm cảm giác được người khác khâm phục. Cảm giác làm vua
không ngai ấy đang được nhân rộng ra, tâng bốc lên qua phương tiện
truyền thông và không có gì cho thấy hiện tượng này sẽ dần dần biến mất
hay ít đi.
Phe thứ hai khinh bỉ ra mặt và chỉ chửi...trong lòng hay cùng lắm là
giữa các cuộc cà phê hay bữa nhậu. Lấy lý do nào đấu tố ông Ân khi đồng
tiền bỏ ra là của ông ấy? Người cùng nằm trên giường với ông là bà vợ có
hôn thú của ông ta cho dù bà ấy chỉ hơn hai mươi tuổi. Tuổi tác cũng là
mẫu số của đồng tiền vậy thì có gì là xấu? Khác xa với Dương Chí Dũng,
lấy tiền nhà nước mua nhà cho bồ nhí nên bị trảm thì cũng đáng đời rồi.
Chả lẽ lại bới móc chuyện ông Ân còn một đống con cháu thất cơ lỡ vận đang được báo chí soi mói? Ô hay, chúng nó lớn cả rồi, ông còn phải có đời sống riêng của ông nữa chứ? Mà có cái gì riêng cụ thể hơn một chiếc giường trong phòng ngủ?
Chả lẽ lại bới móc chuyện ông Ân còn một đống con cháu thất cơ lỡ vận đang được báo chí soi mói? Ô hay, chúng nó lớn cả rồi, ông còn phải có đời sống riêng của ông nữa chứ? Mà có cái gì riêng cụ thể hơn một chiếc giường trong phòng ngủ?
Phe thứ ba: đọc tin này như một vết cắt nhức nhối trong lòng nhưng
khó thể lên tiếng. Cái đau của người không đủ tiền để mua ly trà đá sau
một cuốc xích lô cho khách. Phe này nhiều lắm, chiếm hơn phân nửa toàn
xã hội Việt Nam. Họ là những công nhân mài miệt trong các nhà máy nước
ngoài để lãnh những đồng tiền nội tệ ít ỏi. Họ là những nông dân mất
ruộng, rổ rá ra đồng mót từng hạt lúa lép để sống còn. Họ là những công
dân nhập cư đang trôi nổi khắp phố phường với đủ thứ nghề từ bán vé số
tới bán cả thân thể của mình để kiếm từng ngàn bạc.
Chiếc siêu giường không có chỗ cho sự tưởng tượng của họ vì trong trí
óc của hầu hết những con người ấy chén cơm, manh áo lớn hơn hàng ngàn
lần cái giường kỳ khôi của đại gia Lê Ân.
Ông Ân đã trải qua tù tội, nghèo nàn và thậm chí bị khinh bỉ nữa. Có lẽ việc mua giường của ông là hành động trả thù đời chăng? Nếu thế thì trả thù ai đây? Không lẽ trả thù mấy chiếc giường xi măng giá lạnh trong trại giam hay mấy manh chiếu rách khi ông còn hàn vi nằm phơi giữa chợ như ông từng kể?
Ông Ân đã trải qua tù tội, nghèo nàn và thậm chí bị khinh bỉ nữa. Có lẽ việc mua giường của ông là hành động trả thù đời chăng? Nếu thế thì trả thù ai đây? Không lẽ trả thù mấy chiếc giường xi măng giá lạnh trong trại giam hay mấy manh chiếu rách khi ông còn hàn vi nằm phơi giữa chợ như ông từng kể?
Nếu thế thì tội nghiệp cho những người nghèo, tội phạm đang nằm trên
đó như ông ngày xưa. Nếu biết được sự trả thù này có lẽ họ sẽ không ngủ
được vì nỗi ám ảnh lẫn ước mơ không bao giờ thành sự thật với câu chuyện
thần tiên của chiếc giường bạc tỷ.
Nhưng cũng may, có một câu chuyện khác làm cho người nghèo ngủ được.
Liều thuôc ngủ không tốn một xu để mua nhưng giá trị của nó không thể phủ nhận.
Thay vì nằm trên chiếc giường bạc tỷ để thỏa mãn cảm giác tìm sự thần
tiên hí lộng, người ta có quyền bồng bềnh trên một tấm bảng viết lời
nhân bản, yêu thương của đồng loại.
Đồng loại được viết hoa chữ NGƯỜI qua cách nắn nót trên một tấm bảng
đen học trò: "Sửa xe đạp. Các cháu học sinh cấp 1, 2 đi học qua đây nếu
bị hỏng xe ông sửa ông không lấy tiền, (nếu) ông chưa sửa kịp (thì) ông
đưa đến trường. Ông Tâm".
Tấm bảng của một ông già tên Tâm, 63 tuổi đang cư ngụ tại xóm 4, thôn
Cầu Cảng, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội tự nguyện sửa xe không
công cho các cháu đã làm rúng động mạng Internet. Sức rung chấn hơn hẳn
chiếc giường của đại gia Ân.
Chiếc giường Royal Bed nếu đặt bên cạnh tấm bảng đen chữ viết bằng
phấn trắng của ông Tâm sẽ là một thảm họa. Thử tưởng tượng khi hai vật
ấy đặt bên nhau người ta, bất cứ là ai, sẽ xúc động vì tấm bảng hay
chiếc giường?
E rằng hãng Savoir Beds sẽ kiện ông Tâm vì theo quảng cáo của họ thì
chiếc giường này là phương tiện tuyệt hảo giúp người ta chìm sâu vào
giấc ngủ, thế nhưng khi đặt bên cạnh chiếc bảng đen phấn trắng của ông
thì nó trở thành nỗi ám ảnh, thù hằn của người nghèo và họ chọn tấm bảng
như một thái độ trân trọng trước tấm lòng của người đối với người.
Của cho không bằng cách cho. Chiếc giường làm cho đại gia ngủ ngon
cùng vợ nhưng lại khiến nhiều người mất ngủ mặc dù đại gia hứa là sẽ
hiến tặng rất nhiều cho người nghèo.
Ông Tâm xe đạp không cho.
Ông dâng hiến công sức, thời gian và kể cả sự khiêm nhượng tận cùng
của mình cho con người, vật phẩm của thượng đế. Viết lên tấm bảng những
lời lẽ đầy nâng niu như sợ các con người như ông đau đớn ông đã làm
không ít người lớn đau đớn vì hành động đẹp đẽ của ông. Họ đau đớn vì
nhận ra mình đã quá lâu sống trong ảo tưởng mà chiếc giường của ông Ân
là một điển hình.
Đó là nói về phản ứng của những con người, còn các con khác phản ứng ra sao thì có ma mới biết.