Trần Kinh Nghị
Mấy hôm rày lại được dịp nghe các bình luận viên nước nhà (BLV) chê
trách trọng tài SEAGAMES 27 (tại Myanma) "xử tệ" đối với vận động viên
Việt Nam. Sẽ là chuyện bình thường nếu những lời chỉ trích đó được nêu
lên với chứng cứ rõ ràng, ở mức độ vừa phải, tốt nhất là trong một
chương trình riêng. Đằng bày nó diễn ra đối với hầu hết những trường hợp
mà trong đó vận động viên Việt Nam bị thua. Cách bình luận như vậy
không khỏi khiến nhiều người liên hệ đến một tính cách đặc trưng của
người Việt: Cái gì không tốt, không lợi cho mình thì "đổ tại" người
khác, tại khách quan...
Đây không phải lần đầu và cũng không phải chỉ trong thi đấu thể thao
SEAGAMES. Đổ tại còn diễn ra phổ biến trong lĩnh vực kinh tế-xã hội và
an ninh quốc phòng. Không biết từ bao giờ, hể nói đến chiến tranh thì đổ
tại kẻ thù, tại đất nước ta giàu đẹp, nằm ở vị trí chiến lược nên nhiều
kẻ nhòm ngó, tranh nhau .... Nói đến nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển
thì đổ tại hậu quả chiến tranh, nếu không thì cũng tại thiên tai bảo
lụt, hạn hán .... Cách lập luận này đã một thời trở thành công thức,
thậm chí như một chân lý hiển nhiên đối với người Việt Nam vậy. Nó được
vận dụng một cách nhiệt thành không chỉ trong hàng ngũ cán bộ tuyên huấn
hoặc cán bộ làm công tác đối ngoại mà cả trong sinh viên học sinh và
dân chúng. Có lẽ đến nay nó vẫn còn nguyên đó bất chấp những hậu quả
nhãn triền và ngày càng có nhiều ý kiến phê phán, cảnh báo. Đó là nguyên
nhân sâu xa của cung cách làm ăn chắp vá, chụp giựt, bóc ngấn cắn dài.
Đó là mảnh đất mầu mỡ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi với tâm lý cục bộ,
địa phương, bảo thủ, coi trọng những biện pháp mang tính ứng phó ngắn
hạn, thiếu tính chủ động tiến công. Tiếc thay trên thực tế nó đã và
đang có tác dụng như một loại thuốc an thần đối với dân tộc này trong
nhiều thập kỷ nay. Người ngoài tất nhiên không mấy ai phản đối, đơn giản
vì nó không không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, thứ thuốc
nào cũng có những tác dụng phụ của nó dối với người dùng.
Nếu đúng như lời "đổ tại" của các BLV nói trên đây thì giới trọng
tài quốc tế thật xấu xa, nước chủ nhà cũng xấu, và các vận động viên
Việt Nam thật thiệt thòi.... Bằng cách đưa tin và bình luận như vậy họ,
đang thực sự khuyến khích thứ tình cảm ganh đua không lành mạnh trong
công chúng đồng thời làm nhụt ý chí phấn đấu của các vân động viên. Ho
đang vô tình góp phần gieo rắc tâm lý tin rằng nước nào lầm chủ nhà
SEAGAMES thì đều phải thiên vị cho đội nhà, và do đó tài năng là một
chuyện, kết quả thi đấu là một chuyện khác. Đối với sự nghiệp thể thao
nói riêng và xây dựng đất nước nói chung, ho đang làm cái việc "Gậy ông
đập lưng ông" rồi đấy!./.