Le Nguyen
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra mọi cuộc đấu tranh, mọi cuộc cách mạng
lật đổ các chế độ độc tài chuyên chế của loài người đều khởi nguồn hay
nói cách khác là đều có nguồn gốc của phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn của
bất công xã hội, xung đột của giai cấp thống trị với tầng lớp bị trị và
các triết gia, tư tưởng gia, lý thuyết gia thuộc “trường phái” thế
quyền lẫn thần quyền, có tà ý lẫn thiện ý muốn thu phục nhân tâm, thu
hút sự ủng hộ của khối đại đa số quần chúng nhân dân nghèo khó thì trên
lý thuyết, dù cho là thật lòng hay do tham vọng đen tối của cá nhân, phe
nhóm đều phải có trong tay một lý thuyết “lãng mạn cách mạng” hoặc đề
ra được phương án giảm thiểu bất công, xóa bỏ bất công và không thể
thiếu lời hứa hẹn thực thi công lý mang công bằng xã hội đến cho con
người.
Quan sát thực tiễn đời sống trong quá trình phát triển xã hội loài
người giúp cho chúng ta thấy, để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội đã
có nhiều tư tưởng, khuynh hướng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nổi bật
nhất là hai khuynh hướng có phần cực đoan, quá khích của hữu thần và vô
thần. Nhóm hữu thần cho rằng “con người tốt thì xã hội tốt” nên họ tập
trung nguồn lực, niềm tin vào công việc giáo dục cho con người tốt để có
xã hội tốt. Nhóm vô thần quá khích lại bảo “xã hội tốt thì con người
tốt” nên họ tập trung ý chí, quyền lực chính trị vào việc cải tạo xã hội
tốt để cho ra con người tốt và cả hai đều tin chính kiến của họ là duy
nhất đúng. Thật ra trong đời sống con người ít có điều gì gọi là duy
nhất đúng, nếu đi vào phân tích theo cách khoa học và nghiêm chỉnh.
Phải công nhận lý thuyết “con người tốt thì xã hội tốt” và lý thuyết
“xã hội tốt thì con người tốt” đều đúng cho mục tiêu thực hiện công bằng
xã hội trên lý thuyết. Thế nhưng cả hai lý thuyết này, ngay cả nhiều lý
thuyết khác nữa, hoàn toàn không phải là duy nhất đúng bởi từ lý thuyết
đến thực hành là khoảng cách khá xa để đi vào hiện thực đời sống còn
tiềm ẩn nhiều bất trắc phát sinh. Lý thuyết “con người tốt thì xã hội
tốt” do nhóm hữu thần, tiêu biểu là các loại tín ngưỡng, tôn giáo chủ
trương qua việc giáo dục con người tốt để xã hội tốt, dù không phải là
tất cả nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc thực thiện công bằng xã hội.
Riêng lý thuyết “xã hội tốt thì con người tốt” do nhóm vô thần, tiêu
biểu là các tín đồ cộng sản thu tóm quyền lực chính trị, sử dụng công cụ
nhà nước cưỡng bức, áp đặt triệt tiêu giềng mối truyền thống xã hội
“cải tạo xã hội” với ảo tưởng đem đến công bằng xã hội cho con người và
qua thời gian dài tồn tại, ít nhiều đã lộ ra dấu hiệu hoang tưởng trong
đời sống hiện thực.
Có lẽ nên tạm ngừng luận bàn lý thuyết của hai “trường phái” hữu
thần, vô thần về việc hướng đến thực hiện công bằng xã hội cho các lý
luận gia, lý thuyết gia chuyên ngành chính trị, kinh tế, xã hội học...
có liên quan đến mục tiêu thực hiện công bằng xã hội bàn luận và tốt hơn
hết là nên đi thẳng vào nghiên cứu các mô hình tổ chức xã hội, cai trị
xã hội đã thật sự ngăn chận được bất công phát tác, mang đến công bằng
xã hội tương đối cho xã hội loài người trong thực tế.
Hẳn chúng ta ai cũng biết có nhiều nguyên nhân gây ra bất công xã hội
bàng bạc trong đời sống con người. Bất công xã hội có nhiều nhưng bất
công xã hội cụ thể dễ thấy nhất là khoảng cách giàu nghèo và nguyên
nhân, hậu quả tạo ra khoảng cách giàu nghèo “ bất thường” gây bất mãn,
bất bình trong lòng xã hội dẫn đến đấu tranh cách mạng, bạo loạn lật đổ.
Ở đây chúng ta sẽ không bàn đến cũng như không đi sâu vào phân tích các
cuộc cách mạng, các loại cách mạng đã diễn ra trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người mà chỉ tìm hiểu một số quốc gia của không ít
quốc gia trong cộng đồng nhân loại đã thành công trong nhiệm vụ lãnh
đạo chính trị, dẫn dắt quốc gia thực hiện mục tiêu công bằng xã hội khá
thành công cho đất nước họ.
Hiện tại ngay thời điểm này, có rất nhiều quốc gia giàu mạnh, đa phần
là các nước theo thể chế dân chủ thực hiện được công bằng xã hội tương
đối và mô hình tổ chức nhà nước hiệu quả.