Cánh Cò
Chỉ trong vòng một tuần lễ, báo chí Việt Nam bỗng nhiên bán chạy
như tôm tươi, đặc biệt là tờ nào có loan nơi trang nhất vụ kiều nữ Hải
Dương cưỡng dâm tài xế taxi của các hãng Mai Linh, Hoàng Hải, Hoàng
Minh... Bài báo đầu tiên đưa tin này là tờ Người Đưa Tin của Hội Luật
gia Việt Nam, có văn phòng tại Hà Nội và bài viết này của tác giả Diệu
Nam. Bài báo viết:
“Tại bãi đỗ xe của hãng Mai Linh trước cửa Bệnh Viện đa khoa tỉnh Hải
Dương, tài xế X chia sẻ: “Ban đầu, thủ đoạn của N hết sức đơn giản. Khi
tài xế lái xe đến đón, N thường yêu cầu đánh xe vào trong sân của biệt
thự. Sau đó yêu cầu tài xế lên phòng ngủ xách hàng loạt đồ nặng từ phòng
ngủ của ả từ tầng 3 xuống. Lúc đó ả đã ra khóa cửa và cho thuốc kích
dục vào nước mời tài xế. Xách quá nhiều đồ, mệt, nên hầu như tài xế nào
cũng uống vài ngụm nước. Sau những câu chuyện tếu táo, thuốc kích dục
trong nước ngấm, tài xế đờ đẫn, kiều nữ này bắt đầu thỏa mãn dục vọng
của mình”.
Như để chứng minh là câu chuyện có thật, Diệu Nam đưa ra một nhân vật có tên là D với các chi tiết như sau:
“Sáng sớm, ả kiều N gọi cho D vào đón, nhưng đã vào chẳng có đường
ra. Sau 2 ngày bị N lạm dục, D lê lết bò ra cửa kêu cứu. Do nhà rộng,
cửa đóng kín, chẳng ai nghe tiếng D. Phải gắng hết sức D mới bấm được số
của quản lý cầu cứu. Khi quản lý đến, D như kẻ mất hồn, thều thào: "Cứu
em với, em chết mất, nó bắt em quan hệ hơn 30 lần rồi".
Vấn đề đặt ra: Tuy tờ báo chụp tấm ảnh căn nhà của người bị tố cáo là
dâm nữ tên Ngọc (hay nạn nhân) tuy nhiên bài báo không chứng minh được
tài xế tên gì, chạy cho hãng nào, thời gian cụ thể bị cưỡng dâm và nhất
là anh ta có báo cáo vụ việc cho công an hay không nếu sức khỏe bị suy
kiệt như “nạn nhân” D như mô tả.
Hậu quả nhãn tiền: Căn nhà trong tấm hình đã được nhận dạng là của bà
Phạm Thị Thanh N. (mà bài báo của Diệu Nam viết là Ngọc) một Việt kiều
Mỹ, chủ căn nhà trong ảnh mà bài báo đăng tải. Bà Thanh N đã gọi cho
hãng tin VTC sau khi đọc được bài này và cho biết bà đã sang Mỹ được 14
năm, có chồng và hai con, hiện sống tại Texas. Bà N khẳng định không hề
có bất cứ một tài xế taxi nào bị cưỡng dâm như vậy cả. Bà nói sẽ về Việt
Nam và làm cho rõ chuyện này và có thể sẽ khởi tố tờ báo về tội mạ lỵ
công dân.
Câu chuyện chưa ngã ngũ nhưng người ta có thể nhìn thấy những yếu tố
lá cải quá lớn trong bài báo của Người Đưa Tin. Kích động dục tính qua
câu chuyện không khác mấy với những mẩu chuyện dâm thư đầy dẫy trên mạng
Internet. Nhưng khác với Internet, vốn khó truy được người viết hay
post lên mạng, nếu được cũng mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng
đối với một tờ báo, dù là của nhà nước hay một hội lớn như Hội luật gia
Việt Nam thì cơ quan chủ quản không còn đường thoát, ngoại trừ con đường
hối lộ để chạy tội.
Qua câu chuyện này người đọc báo có quán tính bầy đàn sẽ rung đùi
thích chí. Người đứng đắn sẽ lắc đầu ngao ngán, người ưu tư cho văn hóa
Việt sẽ tuyệt vọng vì một nền báo chí đã bị tinh trùng và nội y bao phủ.
Còn người trong nghề thì sao?
Họ sẽ theo gương nhà báo cung đình Xuân Ba viết bài phóng sự chuyến
viêng thăm các nhân vật đỉnh cao của Việt Nam trên tờ Tiền Phong để
tránh mang tiếng là lá cải chăng?
Nếu Người Đưa Tin giật tít: “Hoang mang kiều nữ có sở thích... cưỡng
hiếp lái xe taxi” đang dậy sóng dư luận thì một bài khác của Xuân Ba
trên tờ Tiền Phong lại có vẻ hiền lành, ngoan ngoãn với cách viết rất
kinh điển của một nhà báo có kinh nghiệm viết cho cung đình nhiều chục
năm qua.
Vấn đề đặt ra là cái tít: Thủ tướng Hun Sen thăm “thủ trưởng” cũ Lê
Khả Phiêu và Lê Đức Anh. Hai chữ thủ trưởng được báo Tiền Phong cẩn thận
đặt trong ngoặc kép.
Nhưng dù bị đặt bên trong ngoặc kép như vậy hai chữ này cũng “bức
xúc” tung ngoặc chạy ra. Vừa chạy vừa la to: “Ối làng nước ơi Việt Nam
sỉ nhục Thủ tướng Hun Sen của Campuchia”!
Bài viết của Xuân Ba khó thể được gọi là một bài báo. Nó là một bài
“tán” đúng nghĩa khi mặc dù được nằm nơi trang nhất của tờ báo, thay vì
viết theo thể phóng sự của báo chí tác giả đã sử dụng những câu văn mà
khi đọc lên người đàng hoàng không thể không nhăn mặt.
Với một lô một lốc những gì ông Hun Sen được đào tạo, giúp đỡ từ Việt
Nam để leo lên ghế thủ tướng, nhà báo Xuân Ba đã giúp cho nhân dân
Campuchia vốn đang biểu tình chống ông vì đã cầm quyền quá lâu, quá lệ
thuộc vào Việt Nam và nhất là đã thỏa thuận cho Việt Nam lấn chiếm biên
giới ở các tỉnh Tây Nam biết thêm những gì mà có thể họ còn lờ mờ vê ông
Thủ tướng thân “duồn” nầy.
Là nhà báo nhưng ông Xuân Ba không ý thức được sự cao đạo, khiêu
khích thậm chí khinh bỉ khi dùng từ “thủ trưởng” để nói về một thủ tướng
đương nhiệm của nước bạn.
Cái sự nhơn nhơn vô ý thức đó của ông đã di truyền từ hệ thống mà ông là cây viết
cốt lõi của nó. Ông có thể biết nhưng bất cần. Ông cần hai ông Phiêu và Anh hơn vì hai ông này sẽ vỗ đầu ông mà kêu lên “ngoan đấy” nhưng ông Hun Sen thì không thể ban cho ông chút lợi lộc nào.
cốt lõi của nó. Ông có thể biết nhưng bất cần. Ông cần hai ông Phiêu và Anh hơn vì hai ông này sẽ vỗ đầu ông mà kêu lên “ngoan đấy” nhưng ông Hun Sen thì không thể ban cho ông chút lợi lộc nào.
Bài báo của ông Xuân Ba toát lên một sự thật: Việt Nam luôn coi
Campuchia là nước chịu ơn vì lãnh đạo của nó thừa nhận và hành động công
khai như vậy. Tuy nhiên là báo chí, tờ Tiền Phong không thể giật một
cái tít có thể gây chiến tranh và chí ít có thể gây bạo loạn trong đất
nước Campuchia.
Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy của Campuchia đã bỏ bao nhiêu tiền cho nhà
báo Xuân Ba để ông này giật cái tít và viết một bài báo sặc mùi quỳ gối
của Hun Sen như thế?
Báo chí là khuôn mặt văn hóa một quốc gia nên khi đọc bài của tờ Người Đưa Tin người ta thấy Việt Nam khó thoát ra khỏi căn nhà thổ mang cái tên rất mỹ miều: thuần phong mỹ tục.
Báo chí là khuôn mặt văn hóa một quốc gia nên khi đọc bài của tờ Người Đưa Tin người ta thấy Việt Nam khó thoát ra khỏi căn nhà thổ mang cái tên rất mỹ miều: thuần phong mỹ tục.
Báo chí là khuôn mặt chính trị của một quốc gia nên qua bài báo của
Tiền Phong khuôn mặt chính trị ấy đã lộ ra sự lỗ mảng khó tha thứ. Khi
đặt một nguyên thủ quốc gia nước bạn trong vai trò một “anh lính” dưới
quyền thì nó không còn là khiếm khuyết nữa. Nó đại diện cho một thứ
quyền uy mà nhiều người, cũ cũng như mới, trong Bộ chính trị thèm khát:
Thủ trưởng của chư hầu.