Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Nhân ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam: Chôn ở Nghĩa Trang Liệt Sĩ không hẳn là liệt sĩ [*]

Lê Nguyễn Hương Trà

Cựu Đại sứ Du lịch Việt Nam Lý Nhã Kỳ thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ ở nghĩa trang Rừng Sác. (ảnh GDVN)
Nhân ngày thành lập QĐNDVN 22.12, mấy bữa trước Lý Nhã Kỳ có đưa lên mạng bộ ảnh đi viếng nghĩa trang liệt sĩ rừng Sác và tâm sự về người cha liệt sĩ của mình. Có mấy bạn cắc cớ thế này. Sao lại mang người chết ra đánh bóng tên tuổi, mà Lý Nhã Kỳ sinh 1982 - tức cha chết vì bệnh sau chiến tranh, sao gọi liệt sĩ!?
Tui rón rén giơ tay phát biểu tí nha
Theo nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang do chính phủ ban hành, thì cụm từ “Nghĩa trang liệt sĩ” được giải thích về mặt ngữ nghĩa vầy: "Đây là nơi chôn cất phần mộ, đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các liệt sĩ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc."
Nếu hiểu đúng theo nghị định, tức là mất khi đang làm nhiệm vụ, sử dụng ở thì hiện tại trong hoàn cảnh chết. Có lần, cùng với đám bạn đại học ngày xưa ngồi bàn về chữ Tử sĩ và Liệt sĩ. Đứa bảo, Tử sĩ đơn giản là chiến sĩ đã chết. Còn Liệt sĩ là người hy sinh vì nước vì dân khi làm nhiệm vụ. Bản chất cái chết thật ra là như nhau, chỉ là phụng sự khác chế độ. Ngoài ra, chữ Liệt trong một cách nói khác còn có nghĩa là bại, không cử động được; hoặc kém, tồi, trái…Nếu với những gì đáng được trân trọng, thì có thể hiểu liệt sĩ là những người hy sinh oanh liệt vì tổ quốc. Tuy nhiên, trên thực tế lại hoàn toàn khác!

Mộ phần của liệt sĩ Lưu Chí Hiếu, hy sinh tại chuồng cọp Côn Đảo 24.12.1961
Tui ví dụ một địa chỉ hoành tráng nhất hiện nay nha. Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM (Long Bình, quận 9) nằm trên trục lộ 1A với tổng diện tích 30 ha, có tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng điêu khắc hoành tráng ngay cửa chính nhìn ra quốc lộ. Nghĩa trang này là nơi yên nghỉ của hơn 14.000 liệt sĩ. Mấy năm trước, UBND TP.HCM đã phê duyệt diện tích khu vực quy hoạch mở rộng với khoảng 32,7 ha - chưa trừ lộ giới. Dự báo quy mô số phần mộ cát táng là 20.000, trong đó số phần mộ hiện trạng là 15.000, số phần mộ xây mới mở rộng là 5.000. Như vậy, nghĩa của chữ “Liệt sĩ” sẽ được nới rộng ra rất nhiều. Có những “liệt sĩ” là người nhà, là con cái của các quan chức cao cấp trong chính phủ. Như trường hợp của con trai tướng công an Khánh Toàn, anh này nhảy lầu tự tử và được chôn cất tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM. Và có những "liệt sĩ" được chôn ở nghĩa trang vì có tiêu chuẩn về tuổi Đảng. Nhiều trường hợp ở nghĩa trang, chồng là tướng tá công an, quân đội mất trong thời bình được chôn ở đây, nhưng con cái cũng có thể chạy cho mẹ một chỗ nằm kế bên, dù những người này chỉ là công chức bình thường...vv..vv...
Túm quần lại, chôn ở Nghĩa trang liệt sĩ không hẳn là liệt sĩ. Đôi khi chỉ đơn giản là những người... không còn cử động được!
Lê Nguyễn Hương Trà
_____________________________________
[*] Tựa đề do Dân Luận đặt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"