Song Chi
Bàn về những phát ngôn qua đó bộc lộ cái tâm, cái tầm quá thấp hay
sự vô cảm, vô trách nhiệm của các quan chức, lãnh đạo nhà nước Việt Nam,
hầu như không còn là chuyện mới mẻ gì nữa. Nhưng dường như càng ngày
các vị quan chức, lãnh đạo VN càng “hồn nhiên, tự tin” nghĩ gì nói nấy,
bất chấp dư luận.
Chỉ riêng trong tuần qua, người dân đã phải nghe không ít những câu
phát biểu “để đời” của các vị. Từ người có vị trí cao nhất là ông Tổng
Bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng cho đến những cán bộ, quan chức
cấp thấp.
Ông Nguyễn Phú Trọng (Trọng lú) tại kỳ họp Quốc Hội. (Hình: Thanh Niên)
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày 7 tháng 12,
trước sự bức xúc của mọi người liên quan đến những vụ việc đau lòng xảy
ra trong ngành Y nhưng lại không thấy bộ trưởng Y Tế đăng đàn trả lời
chất vấn trước Quốc Hội, ông tổng bí thư liền... chia sẻ:
“Cũng khổ cho Bộ Trưởng Kim Tiến thật. Mặt lúc nào cũng buồn rười
rượi. Nhưng cũng có nhiều việc nằm ngoài cái mình tính toán. Toàn những
việc rất đau đầu, không đáng có. Tất cả cũng do đồng tiền, chạy theo lợi
nhuận, coi thường giá trị con người...”
Trên các blog cá nhân, trang mạng xã hội, nhiều người đã “mổ xẻ” câu
nói này của ông tổng. Rằng nói như thế là một kiểu xoa dịu dư luận, vừa
là chống chế, biện minh cho vấn nạn tham nhũng, năng lực điều hành quản
lý của bà bộ trưởng Y Tế thời gian qua, bởi “có nhiều việc nằm ngoài cái
mình tính toán. Toàn những việc rất đau đầu, không đáng có...”
Trong khi ai cũng thấy để xảy ra những sự việc tồi tệ của ngành Y gần
đây, từ hàng loạt trẻ em tử vong do tiêm vaccine 5 trong 1 Quinvaxem,
vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệm ở BV đa khoa Hoài Ðức, Hà Nội, tráo thủy
tinh thể ở BV Mắt Hà Nội hay vụ bác sĩ làm chết bệnh nhân xong ném xác
xuống sông phi tang... là kết quả của sự điều hành quản lý kém cỏi, lỏng
lẻo, nạn tham nhũng nặng nề và tình trạng y đức xuống cấp...
Là người đứng đầu ngành, trước hết bà bộ trưởng phải chịu trách
nhiệm, phải đứng ra xin lỗi người dân, tự động từ chức hoặc bị cách
chức, chứ không thể cứ ngồi yên vị, làm một gương mặt đau khổ và được
ông tổng an ủi “bộ trưởng Y Tế cũng khổ thật.”
Người dân nếu sơ ý làm chết người hay có một hành động gây hại cho
người khác, cho xã hội thì bị luật pháp trừng phạt, vậy tại sao bà bộ
trưởng Y tế và các quan chức lại được xuê xoa, thậm chí được... né khỏi
phải trả lời chất vấn trước Quốc Hội?
Cái lối bao che cho “đồng chí mình” ấy hình như đã nằm trong suy
nghĩ, cách điều hành lãnh đạo đảng, lãnh đạo đất nước của ông tổng bí
thư. Có ít nhất một lần ông tổng cho thấy điều ấy qua vụ xử lý những sai
phạm to đùng của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thể hiện trong bài phát
biểu bế mạc Hội nghị TƯ 6 tháng 10 năm 2012:
“Từng thành viên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư đã quán triệt sâu sắc tư
tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng
chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có
khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm ‘trị bệnh cứu người’, giúp nhau
cùng tiến bộ.
“...Bộ Chính Trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp Hành Trung Ương
cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng
chí ủy viên Bộ Chính Trị.”
Có lẽ ông tổng bí thư lấy làm tự hào lắm với đường lối lãnh đạo “nhân
văn” chỉ dùng kiểm điểm, phê bình và tự phê bình để giáo dục cán bộ
trước những sai phạm nặng nề nhưng người dân thì ngửa mặt than trời:
Ðiều hành quản lý kinh tế kém cỏi, dốt nát, làm cho kinh tế Việt Nam bị
khủng hoảng toàn diện như ông thủ tướng mà chỉ bị kiểm điểm, kỷ luật!
Chả trách gì đất nước này không bao giờ trừ tiệt được nạn tham nhũng, quan tham, những kẻ bất tài, phá hoại.
Ðể ví von về nạn tham nhũng, ông Tổng còn đưa ra một ví dụ:
“Ðến Ðường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước
Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt...”
Câu nói này không chỉ cho thấy sự cố gắng biện minh cho tệ nạn tham
nhũng ở Việt Nam, sự bất lực của người đang ở vị trí cao nhất nước mà
còn chứng tỏ ông tổng, một người từng tốt nghiệp cử nhân Văn, là giáo
sư, tiến sĩ chính trị học, nhưng chẳng hiểu gì về văn học, về Phật giáo
cả. Trong bài “Nhân phát biểu của Giáo Sư Nguyễn Phú Trọng” đăng trên
blog Tễu, Phật tử Phúc Thịnh đã giải thích về chi tiết này:
“Tóm lại, việc buộc Ðường Tăng phải trao bát vàng trước khi nhận kinh
Phật là phương pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của Ðường
Tăng, để diệt trừ tư tình, diệt trừ tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh
vọng của thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác
kiến, chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.”
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên ông tổng bí thư chứng tỏ cái
“hỗn danh” mà dân chúng gắn cho ông (Trọng lú) là chính xác như thế nào.
Người đứng đầu một đảng cầm quyền mà kiến thức, tư duy, tầm nhìn như
thế chẳng trách gì đất nước này không nằm mãi dưới đáy hố!
Nằm trong những lời phát biểu khác khiến dư luận... sôi máu là của
ông Lý Quang Thái - Giám đốc sở LÐ-TB và XH tỉnh Hà Giang trước sự việc
giám đốc Trung Tâm Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật, thuộc Sở Lao Ðộng-Thương Binh
và Xã Hội tỉnh Hà Giang cùng kế toán, thủ quỹ đã “xén” của trẻ khuyết
tật hơn 181 triệu đồng.
Ông Lý Quang Thái đã gửi công văn đến cơ quan cảnh sát điều tra công
an tỉnh đề nghị “không khởi tố vụ án hình sự đối với các cá nhân sai
phạm liên quan và chuyển hồ sơ để Sở LÐ-TB và XH xử lý cán bộ theo thẩm
quyền” là vì “đại cục, vì cái to lớn hơn.”
Ông giải thích: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật
cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ
chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa.” (“Không khởi tố vụ
tham ô tiền cho trẻ tàn tật là vì... đại cục”, Dân Việt)
Ông giám đốc Sở LÐ-TB và XH còn đe sẽ xử lý kỷ luật người tố cáo vụ ăn chặn này vì “vi phạm điều đảng viên không được làm.”
Những phát biểu và việc làm của ông Thái khiến dư luận phẫn nộ. Người có tội thì đề nghị không xử lý, người tố cáo thì lại bị kỷ luật, đúng là những chuyện chỉ có ở nước Việt thời nhà Sản! Càng xót xa khi nghĩ đến hình ảnh những đứa trẻ tàn tật, khốn khổ mà còn bị những kẻ vô lương tâm ăn bớt từng đồng tiền ăn, tiền chữa bệnh!
Những phát biểu và việc làm của ông Thái khiến dư luận phẫn nộ. Người có tội thì đề nghị không xử lý, người tố cáo thì lại bị kỷ luật, đúng là những chuyện chỉ có ở nước Việt thời nhà Sản! Càng xót xa khi nghĩ đến hình ảnh những đứa trẻ tàn tật, khốn khổ mà còn bị những kẻ vô lương tâm ăn bớt từng đồng tiền ăn, tiền chữa bệnh!
Ðúng như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: “Người ta ‘ăn’ của
dân không từ cái gì”, ăn cả tiền thương binh liệt sĩ, tiền trẻ tàn tật,
tiền xây nhà vệ sinh cho trẻ em, v.v...
Cũng một thái độ bao che cho cấp dưới bất chấp logic, pháp luật như
thế là của ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch UBND P.25, quận Bình Thạnh.
Một người bán dạo bị các trật tự đô thị bóp cổ, còng tay, đánh đến
ngất xỉu, nhưng trong báo cáo gửi lên Quận Ủy, ông chủ tịch UBND quận
Bình Thạnh lại khẳng định không có chuyện đánh người, ngược lại người
bán hàng rong đã uống rượu say, chống đối lại tổ công tác nên bị còng
tay, cũng không có chuyện ngất xỉu mà là do... trúng gió. (“Chủ tịch
phường báo cáo sai vụ đánh người bán dạo”, VietNamNet, “Vụ dân phòng
đánh người: Cười ra nước mắt những ‘lời biện hộ’”, Infonet)
May mà thời buổi công nghệ thông tin, những hình ảnh dân phòng đánh
người đã kịp thời bị ghi lại, tung lên mạng, lại có nhiều người ký tên,
sẵn sàng đứng ra làm chứng, vậy mà các quan ta vẫn cãi bay, huống hồ
những sự việc khuất mắt thiên hạ.
Ngẫm cho cùng, trong những lời phát biểu từ ông tổng bí thư cho đến
các quan chức cấp thấp đều có những điểm giống nhau, phản ánh lối suy
nghĩ, cung cách hành xử của họ. Ðó là vì “đại cục,” vì sự sống còn của
đảng cho tới quyền lợi của phe nhóm, họ sẵn sàng bao che cho nhau, còn
hơn là phơi cái xấu của nhau ra, hay làm mất đoàn kết nội bộ dẫn đến sự
sụp đổ của chế độ.
Thứ hai là thái độ “ngồi xổm” lên luật pháp và coi thường nhân dân.
Nói mà không cần người dân có tin hay không, phản ứng thế nào.
Và họ sẽ tiếp tục như thế, tiếp tục gắn kết với nhau vì quyền lợi,
mặc kệ hiện trạng cũng như tương lai đất nước, dân tộc đi về đâu.