Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Cần suy nghĩ lại về các nguyên tắc chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

Quang Trường
Huệ Đăng chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Đã có một thời gian Việt Nam được xem như một ngôi sao đang lên trong số các nền kinh tế mới nổi và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư nước ngòai ở châu Á.
Cnxh VietnamTrong khoảng năm 1991 đến năm 2010, cả nước đã đạt được tốc đổ tăng trưởng GDP hàng năm vào khoảng 7.7% (chỉ đứng thứ ha i sau Trung Quốc trong toàn khu vực). Điều này đã làm tăng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam từ tỉ lệ ít ỏi 98 USD mỗi năm vào năm 1975 khi chiến tranh kết thúc lên tới 1.117 USD vào năm 2011, và giảm mức nghèo từ 58% xuống còn 10%.
Những thành tựu đáng chú ý phải kể đến là những quyết định quan trọng và kịp thời. Việc này đã cứu đất nước khỏi ngưỡng phá sản ảo vốn là kết quả của những tác động khi áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy xiết chặt kiểu Xô Viết trên cả nước và sự kết thúc viện trợ đột ngột từ khối các nước xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều khía cạnh, những kinh nghiệm mà Việt Nam đã trải qua được lấy cảm hứng từ Trung Quốc, hay nói cách khác là khá giống với Trung Quốc vào một thập kỷ trước đó.

Nhưng sau một thời gian tăng trưởng ổn định, Việt Nam đang trải qua giai đoạn cực kì khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Không những thế, nền kinh tế Việt Nam đang bị những tổn thất không nhỏ và dường như nó vẫn đang tiếp diễn.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tòan cầu diễn ra. Tham những tràn lan là kết quả của bộ máy quản lý yếu kém, “các cá nhân lạm dụng chức quyền”, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà nước. Hơn nữa, do thiếu chính sách tiền tệ đúng đắn, năng lực quản lí yếu kém – hay còn gọi là “căn bệnh Hà Lan”, hội chứng “bẫy thu nhập trung bình” đã đẩy cuộc sống của người dân vào tình trạng cực kì khó khăn do lạm phát tăng cao. Ngoài ra, sự thiếu linh hoạt trong chính sách “quản lí tập trung” đã ngăn chặn sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Hệ thống kinh tế Việt Nam đang thực sự cần một giải pháp toàn diện và an toàn để ngăn chặn nền kinh tế khỏi tình trạng sụp đổ trong tương lai.
Nhiệm vụ tìm ra mô hình tăng trưởng trong thời gian sắp tới sẽ bao gồm một số câu hỏi cần phải trả lời. “Mô hình định hướng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” cần phải được xem xét lại một cách cực kì nghiêm túc. Trong khi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang đến cho Việt Nam sự thịnh vượng nhất định trong vài thập kỷ qua nhưng mô hình này đang ngày càng tỏ rõ sự yếu kém và mất động lượng. Doanh nghiệp nhà nước cũng không thực hiện được đúng vai trò của mình là “trụ cột kinh tế”. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước còn gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân – khu vực có kích thước nhỏ, ít quyền nhưng đang ngày càng phát triển và trở nên năng động hơn.
Ngoài ra, nỗ lực để tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới (đặc biệt sau khi gia nhập WTO vào năm 2007) dường như đã không được đền đáp xứng đáng. Chiến lược này còn tệ hơn bởi khả năng của Việt Nam chủ yếu dựa vào nền công nghiệp sản xuất nhỏ – cônng nghệ thấp cùng với chi phí thấp, cơ sở hạ tầng địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài đặc biệt là công nghệ và nghiên cứu/phát triển (R&D), và xuất khẩu thương mại thường bị thâm hụt với chi phi khổng lồ.
Cuối cùng, việc ám ảnh về trọng tâm phải đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và định lượng cao trong hai thập kỷ qua đã trở thành trở ngại chính đối với chính sách phát triển kinh tế mang tính bền vững cho cả nước. Trên hết mọi thứ khác, xu hướng phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực đang ngày càng tăng cao.
Những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt trong thời điểm hiện tại không thể hóa giải với các biện pháp đơn giản hay nhanh chóng được. Sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào những thay đổi toàn diện về cả kết cấu lẫn chiến lược, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, đồng thời mở ra những tiềm năng sáng sủa và khả quan hơn cho cả nước. Muốn thực hiện được những điều này thì Việt Nam cần phải cam kết thỏa hiệp về ý thức hệ và một xã hội dân sự phát triển được quản lí và hoạt động một cách năng động. Những điều này cần được củng cố bởi nền tảng pháp quyền [thượng tôn pháp luật] ở tầm vĩ mô hợp lí và quản lí hiệu quả ở cấp vi mô.
_________
Tiến sĩ Quang Trường hiện đang là Giáo sư Danh dự tại Trường Quản lý Maastricht.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"