Đức Minh
I – Bàn về một số vấn đề mang tính lí luận thực tiễn
1 – Vấn đề 1
Cơ sở lí luận thực tiễn có tính pháp lí giảm dần theo thứ tự: khoa
học chân lý và sự thật, lẽ phải và chính nghĩa, dân chủ và nhân quyền,
hiến pháp, luật pháp, nhân sinh, các văn bản dưới luật, tiền lệ.
Rõ ràng cơ sở lí luận thực tiễn nào có tính pháp lí cao hơn thì cơ sở
lí luận thực tiễn đó sẽ định hướng và phủ định những cơ sở lí luận có
tính pháp lí thấp hơn không phù hợp với nó. Theo trình tự giảm dần tính
pháp lý như đã nêu trên cho thấy SỰ THẬT VÀ CHÂN LÝ KHOA HỌC có tính
pháp lý cao nhất (vì CHÂN LÝ KHOA HỌC VÀ SỰ THẬT chỉ có một – không thể
thay đổi theo thời gian và không gian. Chân lý và sự thật không phụ
thuộc, hay nói cách khác là không bị chi phối bởi số đông hay kẻ mạnh,
chân lý và sự thật chính là sự thực hiển nhiên - không thể đổi thay.
Chân lý chỉ phụ thuộc vào điều kiện tiền đề cơ sở tạo dựng nên chính nó;
chân lý là kết quả, điều kiện tiền đề cơ sở chính là nguyên nhân; vì
mỗi nguyên nhân chỉ có thể hình thành nên một kết quả nhưng mỗi kết quả
có thể được tạo dựng thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, kết quả khác
nhau thì chắc chắn là do nguyên nhân khác nhau; nên chân lý không thể
thay đổi và chỉ có chân lý khác xuất hiện đồng thời hoặc thay thế do các
điều kiện tiền đề cơ sở hình thành nên chân lý cũ đã đổi thay, còn nếu
điều kiện tiền đề cơ sở không thay đổi thì chân lý được tạo dựng thành
từ chúng cũng không thể đổi thay), rồi mới tới CHÍNH NGHĨA VÀ LẼ PHẢI
(LẼ PHẢI VÀ CHÍNH NGHĨA là cơ sở pháp lý thể hiện cái tốt cái thiện cái
đúng cái đẹp cái phải, nhưng chúng lại phụ thuộc vào tính thời đại hoặc
phong tục tập quán truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng, v.v…; tức là
có cộng đồng này coi điều đấy là lẽ phải thì có cộng đồng khác lại coi
điều đó là lẽ trái, có sự việc bị thời đại này coi là phi nghĩa nhưng
lại được thời đại khác xem là chính nghĩa.
Nói chung cần tôn trọng tính
thời đại và tính phong tục truyền thống văn hóa, v.v… một khi chúng
không mâu thuẫn, đặc biệt là không đối đầu đối địch với CHÂN LÝ, SỰ THẬT
và có thể gồm cả NHÂN SINH; còn nếu chúng mâu thuẫn với CHÂN LÝ, SỰ
THẬT và có thể là cả NHÂN SINH thì chúng nhất định phải bị phủ định),
rồi mới đến NHÂN QYUỀN VÀ DÂN CHỦ (DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN phải xếp sau
CHÂN LÝ VÀ SỰ THẬT, CHÍNH NGHĨA VÀ LẼ PHẢI. Ví dụ: nếu toàn dân Trung
Quốc đồng thuận đưa quân đội sang xâm lược đô hộ nước Việt Nam thì điều
dân chủ trung quốc ấy đã vi phạm tính CHÍNH NGHĨA VÀ LẼ PHẢI của thời
đại nên dứt khoát sẽ bị quốc tế lên án và sẽ bị lực lượng cs và những
người đối lập – có đối lập mới có sự tương tác bài trừ phủ định chuyển
hóa lẫn nhau, mới tạo ra hình thành nên được động lực thúc đẩy sự phát
triển diễn ra thường xuyên liên tục – học tập tinh thần đoàn kết dân tộc
đã được phát huy từ xa xưa - như: Hưng Đạo Vương chủ động gây thân
thiện với Trần Quang Khải hay Lý Thường Kiệt chủ động làm lành với Lý
Đạo Thành hay thái hậu họ Dương lấy áo bào của con trai ruột khoác lên
thân mình đại tướng gốc xứ Thanh là Lê Hoàn – nghĩa là, vì sự độc lập
dân tộc và đứng trước nạn ngọai xâm, người người Việt Nam đã và sẽ biết
hi sinh lợi ích đảng nhóm ích kỷ để trao cho người có thực tài hơn và
nhóm đảng biết và biết cách vì dân vì nước hơn – phối hợp với toàn thể
nhân dân Việt Nam đánh tan tác quân xâm lược phương Bắc “Đánh cho để
dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh
cho nó phiến giáo bất hoàn. Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu
chủ”.) Rồi tới hiến pháp (HIẾN PHÁP có tính pháp lý thấp hơn DÂN
CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN. Chẳng hạn hiến pháp được tạo ra bởi một nhóm gia đình
trị hay bởi một số nhóm quân sự áp đặt buộc quốc hội biểu quyết thông
qua thì hiến pháp đó là hiến pháp phi dân chủ; vì hiến pháp đó thực chất
không phải do nhân dân và đại diện của nhân dân tự nguyện tự do bầu ra,
đồng thời không được nhân dân phúc quyết nhất chí tán thành; nên hiến
pháp đấy thực tế chỉ là một mớ giấy lộn, không có giá trị pháp lý thực
sự và nhất định sẽ bị những lực lượng tiến bộ giác ngộ quần chúng nhân
dân biết và dám đứng lên giành lại quyền làm chủ cộng đồng, quyền làm
chủ xã hội, quyền làm đất nước của bản thân cá nhân mỗi người. Một khi
mỗi người dân đã trở thành một chiến sĩ, mỗi địa phương đã trở thành một
pháo đài; và người có bút dùng bút, người có gậy dùng gậy, người có dao
dùng dao, người có súng dùng dùng súng đồng loạt đứng lên, tiến lên lấy
rừng núi vây đồng bằng, lấy nông thôn vây thành thị, cài răng lược và
bám thắt lưng địch mà đánh, đánh trọng điểm đánh phân tán đánh gối đầu
bằng lối đánh lấy ít thắng nhiều lấy yếu thắng mạnh, từ đánh du kích
tiến lên đánh chính quy bằng ba thứ quân trên ba phương diện là mặt trận
quân sự, mặt trận chính trị và mặt trận ngoại giao, trong đó phải lấy
mặt trận quân sự làm mặt trận chính mặt trận chủ lực mặt trận quyết
định; đồng thời lấy TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN nhằm tiêu hao sinh lực quân
địch, không ngừng phát huy tính chính nghĩa của quân ta trong chính hậu
phương và tiền tuyến của quân ta ở tất cả mỗi con người, trong lòng quân
địch và trong lòng bè bạn quốc tế khắp năm châu bốn biển để dần dần
thay đổi tương quan lực lượng so với quân địch; mặt khác phải biết kết
hợp cả tấn công lẫn nổi dậy; ngoài ra phải xây dựng được chính quyền
ngầm và cài nhiều gián điệp nằm sẵn trong lòng vùng đất địch đang kiểm
soát nhằm sẵn sàng tiếp quản một cách nhanh chóng hiệu quả một khi địch
tháo chạy thì sẽ NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI. Lịch sử đã chứng minh CÁCH MẠNG
THUỘC VỀ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN nên một khi toàn dân nhất chí đồng loạt nổi
dậy dưới sự lãnh đạo chung sáng suốt của hai hoặc bốn tổ chức chính trị
đoàn kết thống nhất thì bọn giặc cướp nước người có mạnh hơn cả thực
dân Pháp và bè lũ phương bắc, cũng nhất định bị đánh bại thảm hại trên
đất nước con Lạc cháu Rồng. Tóm lại, súng đạn đẻ ra chính quyền, nắm
chắc chắn nắm vững vàng được chính quyền rồi sẽ mới có điều kiện thuận
lợi nhất nhằm tiến hành dựng xây nên một nền DÂN CHỦ tốt đẹp nhất trên
thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI và hơn hẳn nền DÂN CHỦ kiểu
George Washington. Tuy nhiên, thế giới đang bước vào thời đại bất bạo
động ở mức độ không sử dụng vũ trang; mong rằng Việt Nam sẽ không phải
là ngoại lệ và mong cho toàn dân Việt Nam biết phát huy tinh thần DÂN
CHỦ một cách ôn hòa nhưng hiệu quả. Bởi vì anh chị em cùng do tạo hóa
sinh ra, chính nghĩa làm nên mỗi con người. Vậy tại sao anh chị em lại
bắn giết hãm hại đầy đọa lẫn nhau?), Rồi đến LUẬT PHÁP, mới đến NHÂN
SINH, mới tới CÁC VĂN BẢN DƯỚI LUẬT, cuối cùng là TIỀN LỆ.
2 – Vấn đề 2
Không thể có tổ chức hay con người vừa đúng vừa sai, chỉ có con người
hay tổ chức vào thời điểm này và địa điểm này thì đúng nhưng vào thời
điểm khác ở cùng địa điểm này hoặc ở những địa điểm khác ngay sau đó hay
rất lâu sau đấy thì sai hoặc ngược lại. Phân tích rõ như thế nhằm chấm
dứt tình trạng đúng sai phải trái thiện ác tốt đẹp không rõ ràng, đẹp
tốt ác thiện trái phải sai đúng không tách biệt, để cái đúng điều phải
cái đẹp điều thiện phải được khuyến khích khen thưởng còn cái sai điều
trái cái xấu điều ác phải bị chỉ trích trừng phạt một cách có tính LỊCH
SỬ - CỤ THỂ.
3 – Vấn đề 3
Giữa hai bên xung khắc, đặc biệt là xảy ra xung đột thì phải có ít
nhất một bên sai một bên không tốt, nếu khồng thì cả hai bên cùng sai
cùng không tốt, không thể có chuyện hai bên cùng đúng cùng tốt mà lại đi
hãm hại hay nói xấu lẫn nhau được (chú ý: ở đây tôi muốn nói tới sự
“xung khắc” hay “xung đột”, không phải chỉ dừng ở mức độ “bất đồng”).
II - Thực trạng DÂN CHỦ ở Việt Nam ở các cấp độ: dân chủ giữa cá nhân với cá nhân, dân chủ trong chính quyền và trong xã hội, dân chủ giữa chính quyền với xã hội.
1 – Thực trạng dân chủ giữa cá nhân với cá nhân và dân chủ trong xã hội
+ 1 là: nhiều người biết lên án phê phán chỉ trích người khác nhưng
không dám công khai danh tính và địa chỉ của chính mình, đặc biệt là
không biết mời người bất đồng chính kiến ra tranh luận công khai trực
tiếp và lành mạnh trước đông đảo người khác và truyền thông, có ghi âm
ghi hình lại để cho dư luận và hậu thế phán xét tiếp.
+ 2 là: rất nhiều người thích nhận xét đánh giá người khác nhưng lại
ngại điều tra rõ ràng tìm hiểu kỹ càng về người đấy và không muốn bản
thân chịu trách nhiệm nên dễ gây ra oan sai cho người khác. Rất nhiều
người không dám nói những vần đề vì mình vì người vì cộng đồng vì xã hội
vì tổ quốc vì nhân loại, hoặc dám nói thì không dám làm, hoặc dám làm
thì không dám nhận, hoặc dám nhận nhưng không biết chịu xin lỗi và chịu
sửa sai.
+ 3 là: một số người hay suy nghĩ nông cạn, làm việc hời hợt, thờ ơ
với thời cuộc, dửng dưng trước cái oan điều sai, làm ngơ trước điều tốt
cái phải, thích an phận thủ thường, coi sự không như ý đổ ập xuống đầu
bản thân là sự không may cho chính mình và không phải do tội ác của kẻ
khác hại mình, v.v…; quan trọng hơn là không biết đoàn kết thống nhất
một lòng nên sức mạnh đã yếu lại càng hay bị phân tán và dễ bị phía đối
lập phân hóa cho yếu hơn, đồng thời lại có một số người vô tình hoặc cố ý
tuyên truyền lối tranh đấu chờ đợi hay chỉ thích đấu tranh theo kiểu
dừng lại ở mức độ tố cáo sự bất công và hô hào suông, thậm chí vài kẻ
xấu còn núp bóng hoặc lợi dụng lực lượng đối lập tích cực bằng cách cố
tình xuyên tạc sự thật làm cho chính quyền cs có cớ bắt bẻ phê phán và
dân chúng bất bình tẩy chay, khiến cho những người đối lập chính đáng ít
nhiều bị liên đới ảnh hưởng oan sai, làm cho sứ mệnh chân chính vì dân
vì nước của họ đang lúc khó khăn lại gặp thêm trở ngại trác trở hơn.
+ 4 là: nhiều người không biết hoặc không dám tranh đấu và không biết
cách đấu tranh cho chân lý, sự thật, lẽ phải, chính nghĩa và tính nhân
sinh với các lực lượng phản tiến bộ đang tạm thời có quyền lực, nhưng
lại thích áp đặt những người “bằng vai phải lứa” hoặc “thấp cổ bé họng”
hơn. Hậu quả là làm cho những người anh dũng tiên phong đi trước dẫn đầu
bị yếu thế bị cô lập bị hãm hại, nên gây cho những người có bản lĩnh
chính trị thấp hơn hoặc có tinh thần vì dân vì nước kém hơn khiếp sợ
trước còng số tám và nhà tù.
+ 5 là: nhiều người không thích công khai tranh luận, thậm chí là
ngại tranh luận công khai làm sáng tỏ vấn đề ai đúng ai sai ai thiện ai
ác ai tốt ai xấu ai phải ai trái ai chịu trách nhiệm tới đâu, nhất là
những vấn đề ảnh hưởng tới cộng đồng tới xã hội tới tổ quốc tới nhân
loại. Nhiều người thấy người khác không như ý mình thì không vui, tìm
cách tránh né họ (thay vì tìm cách xích lại gần họ để cùng nhau tìm ra
cái chung nhằm hợp tác phát triển sao cho hai bên và cộng đồng cùng có
lợi, còn cái riêng tích cực thì tạo điều kiện cho nhau phát huy); thậm
chí còn tìm mọi cách bôi xấu xuyên tạc lẫm nhau, nguy hiểm hơn là tìm
cách hãm hại lẫn nhau hoặc bao che những điều sai trái của nhau.
6 là: nhiều người có cái trí chưa cao và không chịu rèn luyện cái trí
ngày càng cao hơn nên không biết đòi hỏi và không biết cách tranh đấu
đòi hỏi các quyền làm chủ cộng đồng làm chủ xã hội làm chủ đất nước
chính đáng của chính bản thân mình và của cộng đồng. Nhiều người có cái
tâm không lớn và không chịu luyện rèn cái tâm ngày càng lớn hơn nên chỉ
biết phê phán cái xâu của người không dám lên án cái sai của mình, chỉ
dám chỉ trích cái trái của người không biết trừng trị cái phi nghĩa của
mình, dẫn đến cái cần thỏa hiệp thì không thỏa hiệp, cái không nên thỏa
hiệp thì lại thỏa hiệp, cái không nên dung hòa thì lại dung hòa, cái nên
dung hòa thì lại không nên dung hòa.
Tóm lại: xã hội DÂN CHỦ là xã hội tạo điều kiện công bằng bình đẳng
cho mọi người có quyền ứng cử tuân theo đúng quy định của pháp luật dân
chủ và mọi người cũng đều có quyền tự do bầu cử theo đúng ý mình và tuân
theo đúng quy định của pháp luật dân chủ; hiến pháp và luật pháp dân
chủ phải do các đại diện đích thực do nhân dân tự do tự nguyện bầu ra
kiến nghị và biểu quyết lập nên (không chịu sự chi phối điều khiển hay
áp đặt bởi bất cứ cá nhân hay bất kỳ thế lực nào) và có thể được toàn
dân phúc quyết đồng thuận thì mới chính thức có hiệu lực pháp lý trên cơ
sở nền tảng đảm bảo chú trọng đề cao chân lý, sự thật, lẽ phải, chính
nghĩa và vì nhân sinh vì cộng đồng. Trong xã hội dân chủ, mọi người dân
và mọi đầy tớ nhân dân phải tuân theo pháp luật dân chủ, muốn thay đổi
cách thức điều chỉnh hành vi nào đó thì trước hết phải đổi thay điều
luật đang điều chỉnh hành vi đấy trước đã, để làm căn cứ pháp lý thống
nhất áp đặt chung cho tất cả mọi người sống trong cùng khu vực chịu sự
chế tài của điều luật ấy một cách công bằng và bình đẳng.
2 – Đặc trưng dân chủ trong chính quyền
Đó là kiểu dân chủ tập trung dân chủ vừa có tính phù hợp tiến bộ vừa có tính lạc hậu không phù hợp.
a – bản chất của tập trung dân chủ:
Mọi vấn đề đều đưa ra cho toàn thể nội bộ xem xét đánh giá bình luận
kiến nghị biểu quyết, sau khi toàn bộ hội nghị nhất chí thống nhất trên
tinh thần thiểu số phải phục tùng đa số trong nội bộ đó thì toàn thể các
thành viên trong tập thể đấy phải quán triệt thực hiện và áp đặt cho
toàn bộ cấp dưới cùng tuyến. Đường lối sách lược nghị định nghị quyết và
mọi sự đồng thuận chỉ bị thay đổi một khi đa số những người chịu đựng
sự áp đặt đó đấu tranh đòi hỏi buộc phải đổi thay tới mức không thể thay
đổi không được, đồng thời hoặc chính nội bộ cấp lãnh đạo đấy đồng tình
đổi thay hoặc do cấp trên áp đặt thay đổi.
Ngày nay, hình như sau khi hội nghị đã biểu quyết nhất trí thống nhất
như thế nào thì tất cả các thành viên trong khối tập thể đó ở cấp dấy
được quyền kiến nghị và biểu quyết, và những người chỉ được quyền kiến
nghị ở các mức độ nhưng không có quyền biểu quyết dù từ đầu không đồng
tình và bây giờ dù không muốn đồng ý cũng phải răm rắp nghe theo và
không được phép có hành động theo tinh thần ngược lại với sự nhất trí do
hội nghị đã thông qua. Tư tưởng, đúng ra là quan điểm này nên sửa đổi.
Bởi vì chân lý và sự thật, lẽ phải và chính nghĩa không thuộc về số đông
hay kẻ mạnh; chúng thuộc về cái sự thật hiển nhiên và thuộc về cái đúng
cái thiện cái phải cái tốt, cho nên lời nói của một người chưa chắc đã
sai đã xấu và hành động một lòng của nhiều người chưa chắc đã đúng đã
tốt. Vì vậy, nên tạo điều kiện khuyến khích cho những ý kiến bất đồng
chính kiến được phép phổ biến tuyên truyền vận động một cách tích cực
lành mành để nếu đúng sự bất đồng chính kiến đấy phù hợp với thực tiễn
hơn và đem lại sự tốt đẹp cho con người hơn thì sẽ được hội nghị bất
thường sớm biết tới nhằm biểu quyết tán thành thông qua, tránh cho kỳ
hội nghị trước đã nóng vội hoặc suy nghĩ chưa chu đáo nên đã đồng thuận
những vấn đề chưa thực sự thích hợp nhất hoặc do kỳ hội nghị trước bị
chi phối bởi sự áp đặt phi dân chủ nên đã thống nhất những vần đề không
thật sự phù hợp. Tóm lại PHẢI CHO PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỂ KIỂM SOÁT và TẬP THỂ
LÃNH ĐẠO NHƯNG CÁ NHÂN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM.
b - tính phù hợp tiến bộ của kiểu dân chủ tập trung dân chủ.
Tạo ra được sức mạnh tối đa tuột bậc, do không bị chia rẽ phân hóa
bởi những thế lực tiêu cực ích kỷ hẹp hòi phi tiên bộ chỉ biết tìm cách
đem lại lợi ích cho bản thân và ích lợi cho phe nhóm mình bằng cách sẵn
sàng hi sinh lợi ích chính đáng của tập thể; một khi cái đầu não đó tập
hợp được toàn bộ cá nhân có trình độ cao và phẩm chất tốt, hoặc ít nhất
là trong đầu não ấy có các hạt nhân có trình độ cao và nhân phẩm tốt chi
phối khống chế được các cá nhân có trình độ thấp hoặc có phẩm chất tồi
thì sức mạnh tập trung dân chủ sẽ được nhân lên gấp rất nhiều lần.
c - tính lạc hậu không phù hợp của kiểu dân chủ tập trung dân chủ.
Do xóa bỏ cơ sở và động lực của sự vận động và phát triển ở chỗ thủ
tiêu hoặc chí ít là không tạo điều kiện cho hai mặt đối lập đồng thời
tương tác với nội lực của chúng được phát triển một cách tự nhiên khách
quan để chúng không ngừng thúc đẩy kìm hãm bài trừ chuyển hóa qua lại
lẫn nhau nhằm dẫn đến giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự phát triển
diễn ra không ngừng. Do chủ trương xóa bỏ sự đối lập diễn ra một cách
tất yếu khách quan trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật
và sự việc, hay nói cách khác do những nhân tố chủ quan có thế lực hùng
mạnh nhất thời cố tình tạo điều kiện cho một mặt phát huy, nên nếu mặt
đấy là mặt đúng mặt tốt thì sự vật đó sẽ vận động rất lành mành và sự
phát triển sẽ diễn ra không ngừng. Nhưng theo đúng tinh thần duy vật
biện chứng thì mặt tốt mặt đúng đấy sẽ trở nên không đúng không tốt nữa
nếu nó không ngừng được bài trừ cái xấu cái sai và tổng hợp cái tốt cái
đúng bên trong nội tại của nó (vì mặt đúng mặt tốt không phải chỉ chứa
đựng toàn yếu tố cái đúng cái tốt, mà có thể bên trong nó có lượng cái
tốt cái đúng nhiều hơn rất nhiều tới mức áp đảo được cái xấu cái sai
cũng nằm chính trong nội tại của nó, làm cho chính nó tạm thời thể hiện
ra là mặt đúng măt tốt), điều ấy rất dễ xảy ra nếu nó không được tương
tác qua lại thường xuyên để thúc đẩy kìm hãm bài trừ chuyển hóa qua lại
lẫn nhau với đúng mặt đối lập chính yếu còn lại tạo thành một cặp với
nó. Vì thế kiểu dân chủ tập trung dân chủ dễ tạo điều kiện cho cái xấu
cái sai cái kém cái ác cái phi nghĩa có “đất dụng võ” hoặc thường làm
cho cái tốt cái đúng cái mạnh cái thiện cái chính nghĩa trở nên tha hóa
biến chất vì bị mất động lực phát triển nên trở thành ù lì.
Mặt khác, ở phương diện thực tiễn, đảng cs ngày này áp dụng kiểu tập
trung dân chủ theo cách quán triệt thực thi tinh thần “cấp dưới phục
tùng cấp trên” nhưng lại không quán triệt thực hiện tư tưởng “thiểu số
phục tùng đa số và đa số tôn trọng quyền chính đáng của thiểu số”. Rõ
ràng quan điểm cấp dưới phục tùng cấp trên chỉ nên quán triệt thực thi
trong ngành hành pháp còn trong ngành lập pháp phải quán triệt thực hiện
tinh thần thiểu số phải phục tùng đa số; do đó quốc hội phải phục tùng
nhân dân, trung ương phải phục tùng quốc hội và bộ chính trị phải phục
tùng trung ương và quốc hội thì đảng cs mới đúng là quán triệt tinh thần
THIỂU SỐ PHẢI PHỤC TÙNG ĐA SỐ về tư tưởng và hành động.
3 – Đặc trung thực trạng dân chủ giữa chính quyền với xã hội
Đã tiến từ chế độ đảng cử đảng bầu sang chế độ đảng cử dân bầu; và
trong tương lai chắc chắn sẽ và phải tiến tới có thể trước hết phải trải
qua chế độ dân cử đảng bầu, rồi mới đến được chế độ dân cử dân bầu.
Điều đó diễn ra sớm hay muộn lại phụ thuộc vào tiến trình đấu tranh cho
dân chủ hóa đất nước của toàn thể lực lượng tiến bộ tích cực, toàn bộ
dân tộc và toàn diện chính quyền.
III – Đề xuất một phương thức tạo dựng nền dân chủ tốt đẹp, nhanh chóng, vững mạnh và lâu bền
Xã hội có dân chủ hay không? Đất nước có dân chủ hay không? Nhân loại
có dân chủ hay không? Điều đấy phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức dân chủ
và ý thức tranh đấu, cũng như năng lực đấu tranh đòi hỏi và bảo vệ nền
dân chủ của từng cá nhân và của mỗi cộng đồng đến đâu, còn sự phụ thuộc
vào chính quyền chỉ là thứ yếu. Lịch sử minh chứng; loài người đã từng
dựng xây nên những nền dân chủ từ xa xưa như nền dân chủ ở nước Hi Lạp
cổ đại nhưng chẳng bao lâu sau đó lại bị thay thế bằng nền quân chủ
chuyên chế trong suốt một thời kỳ rất dài; hay ngay ở thời kỳ hiện đại ở
một nước ít nhiều có tính dân chủ cao như nước Đức cũng từng bị hitle
và các cộng sự đắc lực của ông ta xóa bỏ nền dân chủ, đồng thời thay vào
đấy là sự ngự trị của chính đảng phát xít duy nhất thống trị mọi mặt
của quốc gia và còn muốn bành trướng cái đảng toàn trị đó ra khắp thế
giới. Từ đấy cho thấy không phải đất nước có dân chủ rồi hay chính quyền
hiện tại đang tạo ra hoặc đang bảo vệ nền dân chủ thì nền dân chủ ở khu
vực đó có thể tồn tại mãi mãi. Sự thực, nó chỉ hiện hữu khi nào lực
lượng dân chủ ở khu vực đấy lấn áp và chi phối được lực lượng phi dân
chủ cũng ở chính trong khu vực đó. Qua đấy cho thấy yếu tố con người và
yếu tố xã hội là lực lượng chính yếu chủ đạo tạo dựng nên và bảo vệ nền
dân chủ; còn chính quyền chỉ đóng vai trò thứ yếu, thậm chí chính quyền
thông thường là tác nhân chính để cho các thế lực phi dân chủ lợi dụng
hòng thủ tiêu nền dân chủ.
Dân chủ cũng là một sự việc như bao sự vật sự việc khác nên sẽ phát
triển không ngừng theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức
tạp, từ rườm rà tới tinh vi. Vì thế dân chủ cũng phải phát triển đi lên
dần dần từ bậc thấp đến bậc cao.
Muốn xây dựng suy nghĩ DÂN CHỦ, thì trước hết cá nhân và cộng đồng
với cộng đồng và cá nhân phải biết dân chủ với nhau; tức là nếu xảy ra
sự bất đồng thì phải biết tôn trọng sự khác biệt tích cực, nếu bên này
cho rằng sự khác biệt của bên kia là sự khác biệt tiêu cực thì nhận xét
đánh giá chủ quan ấy cũng có thể đúng cũng có thể sai so với thực tế
khách quan, điều đó cần phải được đưa ra hội đồng có chuyên môn phù hợp
và phẩm chất đạo rất tốt đẹp đánh giá xem xét, nhưng trước hết ít nhất
một bên hãy mời bên kia và bên kia nếu cho rằng mình đúng là chính nghĩa
thì hãy cùng nhau tranh luận công khai trực tiếp và lành mạnh trước vô
số người khác và truyền thông, có ghi âm ghi hình lại để cho hậu thế và
dư luận đánh giá tiếp xem bên nào mới thực sự đúng thực sự tốt và bên
nào mới thực sự sai thực sự xấu, để cho bên bị oan sai có cơ hội biện
minh và để bên này nhận ra lỗi lầm nhằm sửa chữa nếu như đã vô tình hay
cố ý gây ra oan sai cho bên kia.
Muốn dựng xây tư tưởng DÂN CHỦ cao hơn thì mọi người phải biết trân
trọng và vui vẻ với những ý kiến bất đồng không tiêu cực và không ngừng
tìm cách để hiểu nhau, thay vì áp đặt lẫn nhau hay tránh né nhau, để
cùng làm việc với nhau hiệu quả hơn nhằm phục vụ cồng đồng làm cho cộng
đồng ngày càng tốt đẹp hơn; tuy nhiên phải dám và biết giáo dục giác ngộ
lẫn tranh đấu kiên quyết và khôn khéo với mọi thế lực phi tích cực phi
dân chủ phi tính người, nhằm lên án phê phán chỉ trích trừng phạt chúng
căn cứ theo những hậu hậu quả chúng đã gây ra, quan trọng nhất là không
được dung dưỡng hay thờ ơ hay bao che những cái sai điều ác cái trái
điều xấu cái phi nghĩa điều tiêu cực; đồng thời phải không ngừng hoàn
thiện bản thân và khẳng định chính mình không ngừng để bản thân mình
ngày càng tốt đẹp hơn nữa, có như thế thì người với người mới biết xin
lỗi mới dám sửa sai và có như thế thì con người mới biết mới dám mới
thích: làm điều thiện làm điều phải làm điều chính nghĩa, mà tránh: làm
điều phi nghĩa làm điều trái làm điều ác nhằm tránh: gây ra oan sai hay
tạo ra thiệt thòi vô lý cho người vô tội.
Muốn tạo dựng tinh thần DÂN CHỦ cao hơn nữa thì mỗi cá nhân phải
không ngừng trau dồi nâng cao sự hiểu biết và rèn luyện phẩm chất đạo
đức để dám và biết sống có trách nhiệm hết mình hết sức tận tâm tận lực
vì chính bản thân mình vì người khác và vì cộng đồng để mỗi người thực
sự nhận thức được mọi quyền lợi thiết thực của chính mình, cũng như
quyền làm chủ cộng đồng và quyền làm chủ đất nước chính đáng của bản
thân mình và của cộng đồng nhằm đòi hỏi và thực thi để phát huy quyền
làm chủ xã hội đích thực của mỗi công dân đã đến tuổi bầu cử; đồng thời
để góp phần phối hợp cùng nhau cùng toàn thể cộng đồng cùng toàn bộ xã
hội tạo ra hình thành nên, bảo vệ và duy trì phát triển nền dân chủ trên
tinh thần đảm bảo coi trọng đề cao chân lý, sự thật, lẽ phải, chính
nghĩa và nhân sinh; mặt khác, phải biết và dám chịu trách nhiệm tới cùng
để tránh gây ra oan sai uất ức cho người vô tội. Tóm lại phải biết phải
dám biến TƯ TƯỞNG TỐT ĐẸP THIẾT THỰC thành HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ LÀNH
MẠNH.
Một khi mọi người đã biết đối xử dân chủ với nhau và số lượng này rất
lớn tới mức áp đảo khống chế được số lượng phi dân chủ thì nền DÂN CHỦ
sẽ chính thức hiện hữu.
Nói tóm lại, cần phải nên tiến hành giác ngộ tính DÂN CHỦ giữa các cá
nhân và cộng đồng với nhau trước từ thấp tới cao để đạt được số lượng
nhân tố DÂN CHỦ rất đông đảo tới mức LƯỢNG ĐÃ ĐỔI THAY TỚI ĐIỂM NÚT, TẤT
YẾU SẼ DIỄN RA SỰ NHẢY VỌT NHẰM THAY ĐỔI VỀ CHẤT thì xã hội nhất định
sẽ thực sự đồng thuận đứng lên xuống đường đòi quyền DÂN CHỦ, và khi đó
chính quyền sẽ thực thi DÂN CHỦ hoặc dân chúng sẽ nổi dậy thủ tiêu chính
quyền cũ và thay bằng chính phủ mới tích cực hơn tiến bộ hơn biết vì
dân vì nước hơn để bảo vệ chế độ DÂN CHỦ phù hợp với CHÂN LÝ VÀ SỰ THẬT,
với CHÍNH NGHĨA VÀ LẼ PHẢI, với NHÂN SINH.
Đức Minh
Phú Sơn – Tp Thanh Hóa
Mobi: 01667955951
Phú Sơn – Tp Thanh Hóa
Mobi: 01667955951