Innova, biên tập viên Dân Luận
Thịt chó và quản lý thực phẩm bị thả rơi
Tuần qua, cư dân mạng lại một lần nữa xôn xao vì trộm chó bị dân đánh
chết. Trộm chó là một hành vi phạm pháp, nhưng giết người lại còn phạm
pháp nhiều hơn. Mỗi năm xảy ra hàng chục vụ giết người liên quan đến
trộm chó, nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn im lặng trước vấn đề
này. Đâu là nguồn gốc vấn đề?
Tranh cãi về thói quen ăn thịt chó thường sôi nổi trên các diễn đàn
với số lượng ngang bằng giữa ủng hộ và chống ăn thịt chó. Tuy nhiên vấn
đề nguồn gốc thịt chó thì rõ ràng hơn. Theo thăm dò độc giả VNExpress
thì gần 85% cho rằng thịt chó là từ chó nuôi làm cảnh trong nhà và 15%
cho rằng thịt chó là từ chó nuôi để thịt.Nguồn VNExpress
Nếu thăm dò này phản ánh sự thật, thì quả có một lỗ hổng trong quản
lý thực phẩm ở Việt Nam. Nguồn gốc thịt chó cho ngàn ngàn quán ăn ở Việt
Nam không được tìm hiểu. Thịt chó lấy từ đâu ra? Liệu thịt chó có an
toàn không nếu bị đánh bả độc?
Giá một con chó không đắt, nhưng giá trị tinh thần nuôi chó thường
rất lớn. Do đó, giá trị của một con chó nuôi làm cảnh khác xa so với giá
trị của một con chó nuôi làm thịt.
Không chỉ thịt chó, mà gần như lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm ở
Việt Nam hiện đang thả nổi. Không lực lượng chức năng nào trả lời được
câu hỏi này.
Họ có thể bắt đầu từ vấn đề quản lý nguồn gốc và chất lượng thịt chó.
Một vấn đề nhỏ nhưng giúp giải quyết không chỉ an toàn thực phẩm mà còn
trật tự xã hội.
Trộm chó là hành vi phạm pháp. Mua thịt chó không biết nguồn gốc là
hành vi trực tiếp tiếp tay tiêu thụ của gian. Ăn thịt chó trộm cắp là vô
tình tiếp tay.
Bóng đá và nhiệm vụ chính trị
Bóng đá và nhiệm vụ chính trị
Việc tiếp đón câu lạc bộ bóng đá Anh, Arsenal, đã được nâng tầm lên thành "Nhiệm vụ chính trị" (political mission).
Trong một vụ tranh cãi về giá thuê sân Mỹ Đình, chủ tịch VFF Nguyễn
Trọng Hỷ đã gọi trận cầu này có ý nghĩa là "nhiệm vụ chính trị". Do đó
ông kêu gọi bên quản lý sân Mỹ Đình giảm giá cho thuê sân để cùng góp
tay hoàn thành "nhiệm vụ chính trị" này.
Giá vé bán đến tay người hâm mộ được biết cao nhất là 1,5 triệu đồng
và tổng giá vé bán ra ước tính lên đến 30 tỷ đồng. Trong khi đó đội quản
lý sân bóng đòi 1,5 tỷ đồng thì mới phục vụ trận cầu này.
Đây sẽ chỉ là một thương vụ bình thường nếu không có phát biểu "nhiệm
vụ chính trị" của ông Hỷ. Với cú đấm "nhiệm vụ chính trị" này, cán cân
hoàn toàn thay đổi.
Trong quá khứ, "nhiệm vụ chính trị" thường được đem ra để biện hộ cho
các quyết định ở mức to lớn. Ví dụ xây nhà máy lọc dầu, xây đường sắt
cao tốc, xây nhà máy boxit là các "nhiệm vụ chính trị". Nhiệm vụ chính
trị là cây đũa thần giúp gỡ rối mỗi khi đuối lý cho các cấp lãnh đạo. Đã
là nhiệm vụ chính trị, nó phải có ý nghĩa tối cao nào đó.
Tại sao một trần cầu lại là nhiệm vụ chính trị. Nó có ý nghĩa to lớn
như vậy đối với đất nước? Việc đón tiếp Arsenal liệu có mang lại hàng
ngàn tỉ đồng, tạo hàng ngàn công việc, mang lại cú hích GDP? Hay nó giúp
quần chúng thư giãn trong thời buổi thất nghiệp và khủng hoảng kinh tế.
Dư luận đang chờ đợi lý giải "nhiệm vụ chính trị" này của ông Nguyễn
Trọng Hỷ và Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch.
So sánh giữa giải quyết vấn đề trộm chó và tổ chức một trận đấu bóng
thật khập khiễng. Nhưng qua đó cho thấy những thứ quan trọng đối với bộ
máy chính quyền, những thứ gọi là "nhiệm vụ chính trị" đối với họ thật
khôi hài. Tất cả chỉ là ngụy biện để phục vụ cho lợi ích của họ, mà tiền
là mục đích tối cao. Vấn đề của nhân dân thì treo đó.