Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Các bạn dân chủ không thấy những vấn đề cốt yếu nhất với nhân dân

Văn Vương
Dân Luận 
Dân Luận: Chúng ta cần phải nhìn nhận rằng phong trào dân chủ bản thân nó cũng có nhiều khuynh hướng và giải pháp, các khuynh hướng này không nhất thiết phải đối nghịch với nhau, mà có thể bổ trợ và hợp tác với nhau để đạt tới mục tiêu chung.
Những gợi ý của bác Văn Vương là đúng, tức là nông dân / công nhân là một lực lượng mà phong trào dân chủ cần khai thác. Nhưng KHÔNG PHẢI tổ chức dân chủ nào cũng phải đi khai thác nông dân / công nhân thì mới là đúng cách. Con Đường Việt Nam chẳng hạn, những điều mà nó đấu tranh cho, bao gồm tự do và quyền con người, là những giá trị thuộc giới trẻ, trí thức và trung lưu; do đó đối tượng trước mắt của phong trào là những người này. Con Đường Việt Nam không nên bỏ trận địa đó để đi sang khai thác nông dân và công nhân. Về lâu về dài, dù Việt Nam có thoát khỏi chế độ cộng sản, thì cũng vần cần xây dựng các nền tảng tự do và quyền con người để cho một xã hội dân chủ có thể nở hoa. Nếu tất cả mọi tổ chức dân chủ đều nhắm vào nông dân và công nhân thì e rằng sẽ lại có một cuộc cách mạng Tháng 8 long trời lở đất, để rồi sau đó lại có một chế độ cộng sản đệ nhị lên nắm quyền.
Các bạn "dân chủ" ngày nay đề cập quá nhiều vấn đề cao siêu với đại đa số nhân dân Việt Nam. Nào là tự do bày tỏ chính kiến, tự do báo chí biểu tình bầu cử ứng cử gì đó rồi đa nguyên đa đảng, chống Trung Quốc v.v. và v.v... Từ đó mà "thành lập" các phong trào như Con Đường Việt Nam, rồi thì xuất hiện các nhân vật "lãnh tụ",hoặc những nhân vật "anh hùng" tiên phong như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ..., thậm chí cả Bùi Minh Hằng... Vô khối. Vào tù rồi "tuyệt thực" rồi kêu gọi... Ầm ỹ trên báo mạng lề trái và có lẽ ở một số trang nước ngoài. Còn dân chúng: Im lặng! Dám chắc chẳng mấy người quan tâm. Và đưong nhiên như thế có nghĩa là THẤT BẠI căn bản.
Tại sao vậy? Vì các bạn không thấy những vấn đề cốt yếu nhất với nhân dân. Không thấy vấn đề cốt yếu đặt ra cho nhân dân thì không có "quần chúng cách mạng" theo cách nói của Cộng Sản. Quân chúng chỉ là số không. Đúng vậy nhưng nhất định phải có những số không ấy để khi có lãnh tụ thì nó làm lên giá trị khổng lồ của sức mạnh. Vậy vấn đề đặt ra đối với nhân dân trong xã hội VN hiện nay là gì: Đó là đất đai và nạn tham nhũng của quan chức. Hai vấn đề cốt tử của đất nước và nhân dân là thế. Đa nguyên đa đảng ư? Không cần thiết trong cách hiểu của nhân dân. Chống Trung Quốc ư? Họ thấy quá rõ những ngang ngược của TQ nhưng họ cũng lại tin rằng đối phó với TQ không giản đơn như việc biểu tình hay lên án... Điều nữa, về việc chống ngoại xâm họ còn tin vào Đảng và Nhà Nước hơn là những ai đó đã có quan hệ ít nhiều với bên ngoài. Dân chủ ư? Họ không quen nhìn vấn đề một cách "phức tạp". Họ chỉ thấy những gì thiết thực diễn ra hàng ngày. Mất đất, bồi thường thấp họ uất ức khiếu kiện biểu tình thậm chí nổ súng hẳn hoi. Nhưng nhất định những người này không theo cánh "dân chủ" như Kù - Quân - Thức đâu. Tôi dám chắc thế đấy. Nói ngắn gọn: các bạn không gãi đúng chỗ ngứa của nhân dân. Các bạn lại thiếu những "lãnh đạo" có tâm có tầm mà hầu hết trong con mắt của nhân dân "lảnh tụ" của các bạn là người rất xa lạ: KÙ, Quân và thậm chí cả Bùi Minh Hằng... quá đáng! Các nhà dân chủ nghiêm túc hãy để công nghiên cứu xem ta đã có "phong trào dân chủ" chưa? Tôi nghĩ là chưa kể từ phong trào nông dân Thái Bình cách đây vài chục năm.
Nhân đây hãy so sánh những gì đã diễn ra trong vài năm nay với phong trào nông dân Thái Bình. Biểu tình: Có! Viết báo chí mạng: Có! Ra lời kêu gọi: Có! Nhưng PHONG TRÀO thì không. Bởi không có nhân dân. Mà nếu có nhân dân thì không có lãnh đạo, chỉ là tự phát. Biểu tình chống Trung Quốc chẳng hạn: Không có nhân dân. Vụ Đoàn Văn Vươn thì có nhân dân nhưng không có lãnh đạo. Còn những ầm ỹ quanh các vụ án của Vũ, Thức... cũng chỉ là "cánh ta" la hét với nhau... Có sự hỗ trợ bên ngoài nhưng cũng chỉ là bên ngoài. So với vụ Thái Bình thì thua xa.
Thái Bình là một phong trào đích thực làm cho Đảng CS sợ hãi hẳn hoi: Có mục tiêu cụ thể rõ ràng và đặc biệt, nó muốn giải quyết những vấn đề nóng bỏng sát sườn với nông dân: Đó là ruộng đất và nạn cường quyền. Nó có lực lượng quần chúng đông đảo tự giác tham gia vì quyền lợi của chính mình. Nó có tổ chức: ấy là vai trò lãnh đạo của cả một tập thể tách ra từ những người Cộng Sản. Hãy nhìn vào Trần Anh Kim viên thiếu tá quân đội, vốn là đảng viên. Anh ta có kinh nghiệm tổ chức, vận động quần chúng. Anh ta tiếp thu những kinh nghiệm từ đảng của anh ta. Anh ta sinh ra từ nhân dân gắn bó với nhân dân. Kết quả là có một phong trào nông dân Thái Bình đáng ghi vào lịch sử mà các nhà lãnh đạo CS hiện nay phải thừa nhận. Thực sự: CSVN sợ cái phong trào này, cho nên họ đã thực sự giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc. Họ rút kinh nghiệm nội bộ nghiêm túc. Họ kỷ luật nội bộ nghiêm túc. Họ rút ra bài học lịch sử đấy. Các bạn cứ nghĩ xem: so sánh xem,từ mục tiêu, khẩu hiệu, lãnh đạo và biện pháp thưc hiện v.v. Hãy so sánh Kù, Quân, Thức... với Trần Anh Kim. Hơn nhau cái bằng nhưng kém nhau nhận thức và cái Tâm cái tầm của nhà kiến tạo phong trào. Về điểm này các bạn nên học CS thời họ còn gian khổ. Nói ít thôi. Mà phải nói với dân. Nói với nhau nhiều làm gì. Cái băng về Cù kia dân họ xem và họ đủ khả năng để nhận ra sự thật hay dối trá. Chúng ta cần nhân dân! Nếu chỉ là thế này, có chăng chỉ làm cho CS bận tâm chút ít trong việc đối ngoại thôi.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"