Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo đầu tiên: Trương Vĩnh Ký
Hàng năm đến ngày 21.6, thì người làm báo ở VN được vinh danh. Đó là ngày phát hành đầu tiên của tờ báo Thanh Niên do ông Nguyễn Ái Quốc chủ biên, đi theo đường lối Mác Lênin, khai sinh ra nền báo chí cách mạng VN. Và ngày ấy được chính thức gọi là "Ngày báo chí cách mạng Việt nam", do vậy chỉ có những người làm báo cách mạng tức là những người làm báo của đảng CSVN mới được vinh danh, mới được ghi nhận.
Nhưng báo gọi là cách mạng chỉ có từ sau năm 1925, trong khi nghề báo đã xuất hiện tại Việt Nam cách đây đã gần 150 năm. Đó là khi tờ Gia Định Báo bằng chữ Quốc Ngữ của cụ Trương Vĩnh Ký phát hành số đầu tiên vào ngày 15.4.1865 tại Sài Gòn. Cụ Trương Vĩnh Ký đương nhiên là ông tổ của nghề báo ở VN.
Tờ báo đầu tiên phát hành vào ngày 15.4.1865
Tiếp theo tờ Gia Định Báo là các tờ báo sau đây dần dần xuất hiện:
Ở Nam Kỳ:
Gia Ðịnh Báo: Số 1 ra ngày 15 tháng 4, 1865
Phan Yên Báo: Xuất bản năm 1868, do ông Diệp Văn Cương chủ trương biên tập
Nhựt trình Nam Kỳ: Tuần báo, xuất bản số đầu vào năm 1883
Thông loại khóa trình: Số 1 và 2 không ghi tháng phát hành, số 3 có ghi Juillet 1888
Nông cổ mín đàm: Tuần báo, có 8 trang, khổ 27 cm x 20 cm Số 1 ra ngày 1 tháng 8, 1901.
Nhật báo Tỉnh: Tuần báo, phát hành vào ngày Thứ Năm hàng tuần, từ năm 1905 đến 1912.
Lục Tỉnh Tân văn: Năm 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, phát hành hàng tuần
Nữ giới chung: Số 1 ra ngày 1 tháng 2, 1918 do Lê Ðức làm chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh làm chủ bút.
Công luận Báo: Lê Sum làm chủ bút, phát hành vào ngày Thứ Ba và Thứ Sáu
Trung lập Báo: Phi Vân Trần Văn Chim tác giả Ðồng Quê làm chủ bút.
Ở Bắc Kỳ:
Đại Nam Đồng văn Nhật báo: ra mắt năm 1892 nhưng là báo in chữ Nho
Đại Việt Tân báo: tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905. Đúng ra đây là tờ báo song ngữ, có phần Quốc ngữ và phần Hán văn
Ðăng cổ Tùng báo: số ra mắt ngày 28 tháng 3, 1907 do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút.
Qua đầu thế kỷ 20, báo chí VN phát triển mạnh mẻ với xuất hiện của các tờ báo uy tín như: Nam Phong tạp chí của cụ Phạm Quỳnh, Đông Dương tạp chí của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trung Bắc Tân Văn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh (đây là tờ nhật báo đầu tiên)...
Nói đến nghề báo ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến những tên tuổi: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu, Lê Sum, Sương Nguyệt Anh (nhà báo nữ đầu tiên), Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Nhóm Tự Lực Văn Đoàn...
Ấy thế mà mỗi năm đến ngày nhà báo, lễ lạc tưng bừng, vinh danh và biết ơn khắp nơi nhưng chẳng mấy ai nhớ đến những bậc tiền nhân đã có công khai sinh và phát triển nghề báo.
Thiết nghĩ, bên cạnh "Ngày báo chí cách mạng Việt Nam" dành riêng để vinh danh các nhà báo của đảng, cần có một ngày nhà báo Việt nam nói chung để vinh danh và nghi nhớ công ơn của tất cả những người đã khai sinh và đóng góp cho sự nghiệp báo chí Việt Nam. Có thể lấy ngày 15.4 là ngày đầu tiên ra Gia Định Báo làm ngày "Báo chí Việt nam" hay là ngày giỗ tổ ngành báo vậy.
Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây chứ hè!
HNC
Nhà báo đầu tiên: Trương Vĩnh Ký
Hàng năm đến ngày 21.6, thì người làm báo ở VN được vinh danh. Đó là ngày phát hành đầu tiên của tờ báo Thanh Niên do ông Nguyễn Ái Quốc chủ biên, đi theo đường lối Mác Lênin, khai sinh ra nền báo chí cách mạng VN. Và ngày ấy được chính thức gọi là "Ngày báo chí cách mạng Việt nam", do vậy chỉ có những người làm báo cách mạng tức là những người làm báo của đảng CSVN mới được vinh danh, mới được ghi nhận.
Nhưng báo gọi là cách mạng chỉ có từ sau năm 1925, trong khi nghề báo đã xuất hiện tại Việt Nam cách đây đã gần 150 năm. Đó là khi tờ Gia Định Báo bằng chữ Quốc Ngữ của cụ Trương Vĩnh Ký phát hành số đầu tiên vào ngày 15.4.1865 tại Sài Gòn. Cụ Trương Vĩnh Ký đương nhiên là ông tổ của nghề báo ở VN.
Tờ báo đầu tiên phát hành vào ngày 15.4.1865
Tiếp theo tờ Gia Định Báo là các tờ báo sau đây dần dần xuất hiện:
Ở Nam Kỳ:
Gia Ðịnh Báo: Số 1 ra ngày 15 tháng 4, 1865
Phan Yên Báo: Xuất bản năm 1868, do ông Diệp Văn Cương chủ trương biên tập
Nhựt trình Nam Kỳ: Tuần báo, xuất bản số đầu vào năm 1883
Thông loại khóa trình: Số 1 và 2 không ghi tháng phát hành, số 3 có ghi Juillet 1888
Nông cổ mín đàm: Tuần báo, có 8 trang, khổ 27 cm x 20 cm Số 1 ra ngày 1 tháng 8, 1901.
Nhật báo Tỉnh: Tuần báo, phát hành vào ngày Thứ Năm hàng tuần, từ năm 1905 đến 1912.
Lục Tỉnh Tân văn: Năm 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, phát hành hàng tuần
Nữ giới chung: Số 1 ra ngày 1 tháng 2, 1918 do Lê Ðức làm chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh làm chủ bút.
Công luận Báo: Lê Sum làm chủ bút, phát hành vào ngày Thứ Ba và Thứ Sáu
Trung lập Báo: Phi Vân Trần Văn Chim tác giả Ðồng Quê làm chủ bút.
Ở Bắc Kỳ:
Đại Nam Đồng văn Nhật báo: ra mắt năm 1892 nhưng là báo in chữ Nho
Đại Việt Tân báo: tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905. Đúng ra đây là tờ báo song ngữ, có phần Quốc ngữ và phần Hán văn
Ðăng cổ Tùng báo: số ra mắt ngày 28 tháng 3, 1907 do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút.
Qua đầu thế kỷ 20, báo chí VN phát triển mạnh mẻ với xuất hiện của các tờ báo uy tín như: Nam Phong tạp chí của cụ Phạm Quỳnh, Đông Dương tạp chí của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trung Bắc Tân Văn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh (đây là tờ nhật báo đầu tiên)...
Nói đến nghề báo ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến những tên tuổi: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu, Lê Sum, Sương Nguyệt Anh (nhà báo nữ đầu tiên), Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Nhóm Tự Lực Văn Đoàn...
Ấy thế mà mỗi năm đến ngày nhà báo, lễ lạc tưng bừng, vinh danh và biết ơn khắp nơi nhưng chẳng mấy ai nhớ đến những bậc tiền nhân đã có công khai sinh và phát triển nghề báo.
Thiết nghĩ, bên cạnh "Ngày báo chí cách mạng Việt Nam" dành riêng để vinh danh các nhà báo của đảng, cần có một ngày nhà báo Việt nam nói chung để vinh danh và nghi nhớ công ơn của tất cả những người đã khai sinh và đóng góp cho sự nghiệp báo chí Việt Nam. Có thể lấy ngày 15.4 là ngày đầu tiên ra Gia Định Báo làm ngày "Báo chí Việt nam" hay là ngày giỗ tổ ngành báo vậy.
Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây chứ hè!
HNC