Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội ngày 10/6 là một thử thách quan
trọng của đảng Cộng sản Việt Nam. Và có thể nó là bước mở đầu cho cơn
lốc dân chủ tại Việt Nam.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này không phải là một sáng kiến mới. Nguyên
tắc bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ Nhà nước do Quốc hội bổ nhiệm được ấn
định bởi Nghị Quyết thứ 35 của Quốc Hội khóa X vào tháng 11 năm 2001.
Nghị Quyết này quy định rằng:
“Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) là quy trình hàng năm các đại biểu quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm dưới hình thức bỏ phiếu kín các chức danh lãnh đạo nhà nước và chính phủ” (theo Wikipedia)
“Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) là quy trình hàng năm các đại biểu quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm dưới hình thức bỏ phiếu kín các chức danh lãnh đạo nhà nước và chính phủ” (theo Wikipedia)
Nhưng như một thông lệ các văn kiện trong một nước Cộng sản (trong đó
có nước Cộng sản Việt Nam) từ bản Hiến Pháp, đến Nội Quy sinh họat Quốc
Hội hội đều chứa đựng những điều tốt đẹp nhất về tự do dân chủ nhưng
chỉ để làm cảnh chứ không bao giờ được đem ra áp dụng. Mọi quyết định,
tín nhiệm ai, không tín nhiệm ai, làm gì đều do Bộ chính trị quyết định,
rồi (nếu cần) thì mang ra Quốc Hội biểu quyết theo lệnh. Các cuộc biểu
quyết của Quốc Hội để “nhân dân hóa” quyết định của Bộ chính trị do đó
khi nào cũng trên 90%.
Hôm 10/6, một ngày sẽ đi vào lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, lần đầu
tiên Quốc Hội Khóa XIII áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu tín nhiệm một cách
tự do các chức vụ chủ chốt do Quốc Hội bổ nhiệm với biểu quyết đa số. Có
tất cả 47 chức vụ chủ chốt do Quốc hội bổ nhiệm trong đó có Chủ tịch
Nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và hầu hết
các viên chức lớn trong bộ máy Nhà nước.
Có nhiều nguyên nhân đưa đến quyết định thực hiện cuộc bỏ phiếu tín
nhiệm này. Trong năm qua sự bất hòa giữa các đảng viên cao cấp trong Bộ
chính trị gồm một bên là Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước (liên minh với
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng), bên kia là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ
tướng Chính phủ (liên minh với Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội) đã
đến mức trầm trọng có thể xé nát đảng mà Bộ chính trị không có phương
giải quyết vì bản chất phe phái không dân chủ của chính Bộ chính trị.
Cho nên có thể có sáng kiến dùng nguyên tắc bỏ phiếu tín nhiệm với một
cuộc bỏ phiếu hoàn toàn tự do tại quốc hội để đa số đánh giá các phe
phái trong cuộc tranh chấp.
Và như được quy định bởi Nghị Quyết 35, một trong những mục đích của
việc đánh giá tín nhiệm này là để loại bỏ những vị trí chưa làm tròn
chức trách. Việc loại bỏ thực hiện qua nhiều công đoạn. Sau vòng lấy
phiếu tín nhiệm, phải cần đến 2/3 đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm
thấp” hoặc bị hơn một nửa Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” hai năm
liên tục, một vị trí nào đó mới đứng trước nguy cơ mất chức. Tuy nhiên
việc mất chức chỉ diễn ra trong vòng bỏ phiếu “tín nhiệm” hay “bất tín
nhiệm” trong kỳ họp quốc hội sau.
Nhìn bản kết quả bỏ phiếu tín nhiệm do Quốc Hội chính thức công bố người ta có thể thấy tính cách bỏ phiếu tự do của nó.
Trong số 492 đại biểu quốc hội hiện diện (theo RFA) không kể vài
phiếu trắng, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước được 66.27% tín nhiệm
cao, 5.62% tín nhiệm thấp. Trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng,
địch thủ chính của ông Trương Tấn Sang chỉ được 42.17% ủng hộ cao và
32.13% tín nhiệm thấp. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội được
65.86% tín nhiệm cao, và chỉ 5.02% tín nhiệm thấp.
Kết quả cuộc bỏ phiếu là một thông điệp quan trọng của Đảng cho ông
Nguyễn Tấn Dũng. Nếu hiểu “tín nhiệm thấp” là “bất tín nhiệm” (người
Cộng Sản thường sợ sự thật không muốn dùng danh từ có tính bi quan) thì
tác dụng tâm lý của cuộc biểu quyết đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có
tính quyết định. Nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn bám trụ được qua bao
nhiêu phong ba bão táp cho đến giờ này (vì ông không có văn hóa từ chức
mà chỉ có một thứ văn hóa là lệnh một chiều của đảng) thì ông cũng khó
trụ được ở chức vụ thủ tướng trước cơn gió dân chủ nội bộ.
Nhưng ảnh hưởng của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này sẽ không ngừng ở
việc tạm giải quyết việc tranh chấp nội bộ đảng mà nó có thể có ảnh
hưởng đến sinh hoạt Đảng một cách căn bản. Đây là lần đầu tiên các đảng
viên được nếm mùi dân chủ. Chất men dân chủ khi đã nếm thì không thể
khước từ được nữa.
Nó có thể là cơ hội mở cổng dân chủ như năm 1986 Tổng bí thư đảng
Cộng Sản Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev mở cổng dân chủ bằng hai
chương trình “cởi mở” (Glasnost) và “Tái cấu Trúc” (Perestroika) và đã
cuốn trôi một chế độ độc tài đảng trị.
Phải chăng một cơn bão đang hình thành tại Việt Nam ?./.
Phải chăng một cơn bão đang hình thành tại Việt Nam ?./.
June 12, 2013
© Trần Bình Nam
© Đàn Chim Việt