Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Đèn không sáng dưới chân

Bùi Văn Bồng

Cuối tháng 3 năm ngoái, khi ‘sự kiên’ vụ cưỡng chế, thu hồi đất vẫn đang giữ cao trào sôi sục, diễn biến phức tạp, Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hội nghị tập trung thảo luận nêu bật những kết quả đã đạt được công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và các hoạt động báo chí; phân tích, làm rõ những hạn chế, thiếu sót trong công tác báo chí; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, điều lấy làm lạ, suốt hội nghị không ai bàn (ít nhất là nhắc) đến vụ Tiên Lãng. Điều đó cũng dễ hiểu với ‘nêp quen’ đã thành nguyên tắc: "Chưa có chỉ đạo!” Trước sự kiện động trời như thế, cả thế giới đều biết và xôn xao, nhưng hàng nghìn cơ quan báo, đài “lề phải” vẫn án binh bất động, vẫn “im lặng đáng sợ”! Trong khi đó lại 'say sưa' đi làm dịch vụ, thương mại, quảng cáo, lo 'hoàn thành kế hoạch' viết bài theo đơn đặt hàng... để nuôi nhau và làm giàu.

Báo chí, truyền thông ở nước ta xưa nay vẫn ‘làm theo chỉ đạo, thảo theo kế hoạch, viết phải lách’ cho nên, ai cũng né tránh các sự kiện, vụ việc, vấn đề nổi cộm. Tông biên tập và các Ban biên tập lúc nào cũng ‘cảnh giác cao độ’ - …”Bạn đọc thích đấy, dân mong đấy, dư luận cần báo chí lên tiếng đấy, nhưng…thôi! Không kéo chẳng phải đầu cũng phải tai”. Ai cùng sợ bị phê bình là ‘sai nguyên tắc nghiệp vụ’, sợ Tuyên giáo và lãnh đạo nhắc nhở, sợ vi phạm quy định, sợ ‘cầm đèn chạy trước ô-tô’.
Nhưng, một thực tế mà cơ quan chủ quản, người chỉ đạo và Ban biên tập các báo (tạm gọi là) “lề phải” cần tôn trọng hiện thực khách quan, đi sát thực tế, bạn đọc vẫn là trên hết. Nhiều vụ việc, sự kiện xảy ra, nhưng báo chí đưa tin nguội là vì “chờ xin ý kiến chỉ đạo’, phóng viên lại chờ đủ thứ thủ tục đi công tác, chờ ý định hướng dẫn nội dung, phạm vi, cách thức viết bài…
Hiện nay, từ nhu cầu dân chủ và cuộc sống xã hội, tính chiến đấu của báo chí đòi hỏi phải rất nhanh, nhạy và kịp thời. Đây là kênh thông tin quan trọng phục vụ cho lãnh đạo, phục vụ nhân dân một cách nhanh nhạy, chính xác, kịp thời. Chỉ nhìn trong hơn một năm qua, các sự kiện: Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Bỉm Sơn, Dương Nội, Cần Thơ, Đắc Nông và cả Bô-xít Tây Nguyên…, nếu chỉ trông chờ vào thông tin của các tờ nhật báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình thì Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành ở Trung ương không thể có nhanh, kịp thời và đủ thông tịn xem xét, đánh giá, luận giải bản chất vấn đề để giải quyết nhanh và chính xác.
Như vụ Tiên Lãng, chính Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã nói rằng, trong hơn một tuần, ông đã đọc hơn 800 bài báo, chủ yếu là các trang blog trên mạng xã hội đã đưa thông tin rất nhanh, kịp thời, bám sát vụ việc. Từ đó, Văn phòng Chính phủ mới có cơ sở tham khảo, phân tích vấn đề, sự việc, để tổng hợp thông tin, có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tham gia ý kiến với các bộ, ngành.
Trong thực tế, báo chí và các trang mạng trung thực, xây dựng, có trách nhiệm chính là những kênh thông tin quan trọng giúp cho công luận nhận rõ thực tế, nắm bắt sự thật nhanh nhạy nhất. Nó cũng giúp ích cho lãnh đạo, chỉ đạo. Nếu lãnh đạo coi thường các thông tin xã hội trung thực, thẳng thắn thì coi như tự trói mình và thậm chí sẽ nhiều sai lầm trong lãnh đạo chỉ đạo, đièu hành.
Ta thường thấy những cán bộ, đảng viên trung chính, có phẩm chất, năng lực, tự thấy mình hoàn chỉnh, ít sai phạm gì lớn, thì lại rất quý, tôn trọng báo chí, không sợ báo chí dù về nghiệp vụ nhà báo có thể hiện ở bất kỳ dạng thức nào. Họ còn rất thích khi đối thoại với báo chí. Chỉ có những cán bộ, đảng viên phẩm chất, năng lực kém, làm sai trái, vi phạm chuyện này việc kia, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, cố tình co lại, bưng bít, che giấu sai lầm mới ngán ngại, có khi sợ, né tránh báo chí. Vì thế, các nhà lãnh đạo ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị rất cần nâng cao nhận thức, thấy rõ vai trò, tác dụng của báo chí là kênh thông tin quan trọng, cần thiết và bổ ích phục vụ cho lãnh đạo, quản lý, điều hành trong thời đại bùng nổ thông tin và trình độ dân trí đã được nâng cao như hiện nay.
Trong những đặc điểm, và cùng là đường lối, nguyên tắc của báo chí cách mạng là phải bảo đảm tính thời sự, tính chính xác, trung thực, tính chiến đấu. Tính chiến đấu thể hiện lập trưởng tư tưởng, bản lĩnh, chí khí, chính kiến và trách nhiệm của người làm báo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một tờ báo không có tính chiến đấu là tờ báo không có linh hồn. Một tờ báo chỉ nói những điều vô thưởng vô phạt, những điều ngoài lề cuộc sống, những điều chẳng những không cổ vũ được mà còn làm bải hoải tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng thì tuyệt nhiên không phải là tờ báo cách mạng. Nhà báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: “Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì?”.
Luật báo chí cùng nêu rõ: “Báo chí là để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân;...”. Luật Báo chí, ghi rõ là mọi công dân được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; …tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.
Báo mạng hiện nay cũng phát triển, và nhất là mạng xã hội ngày càng rầm rộ. Báo mạng online, mạng tự lập được cấp giấy phép, mạng do ngành, địa phương quản lý (công thông tin điện tử), và “làn sóng blog” cá nhân. Các trang mạng Blog, cùng như các trang web (chính thống và tự lập) nay tràn lan, mênh mông bể sở, là kênh thông tin hiện đại, nhanh, kịp thời đưa thông tin cần thiết đến rất nhiều bạn đọc trong thời bùng nổ thông tin này, nhất là giới trẻ, tại sao có người lại ấn tượng gì đó, mặc cảm gì đó với các trang blog. Như Tổng thống Obama đã nói, mạng Internet là “sóng của trời”, hãy để nó phát triển tự nhiên theo tiến bộ khoa học và nhu cầu đời sống, con người đừng 'nhảy ra' quản lý, sẽ không mạng lại gì mà còn kìm hãm phát triển..., Mà quản lý cái gì? Tất nhiên, phương tiện thông tin đại chúng nào cùng co hai mặt của nó. Nhiệm vụ của nhà quản lý là nhận diện trên cương vực định hướng, quản lý và điều hành. Những năm gần đây, người ta thấy tự do, vô tư, vui nhộn, thoái mái biểu lộ và biểu cảm chính kiến nhất vẫn là các trang blog trên nhiều hệ, kênh, tuyến băng thông, liên kết khác nhau. Tất nhiên, người đọc các blog đều phải biết tự phân định hay-dở, đúng-sai, biết cách cảm nhận và tự lý giải. Đây cũng là kênh giao lưu nhanh, nhạy cảm, ngày càng thu hút nhiều người đọc, nhất là lớp trẻ. Việc rình rập quy chụp, ngăn chặn mạng và truy bắt các bloger, áp dặt họ vào các điều luật hình sự để muốn quản lý chặt chẽ mạng truyền thông phổ quát, và là nhu cầu, của xã hội là đi ngược lại xu thế phát triển thời đại, vi phạm nền dân chủ xã hội.
Do tốc độ và chất lượng phát triển của công nghệ thông tin, báo mạng là mũi xung kích thời bùng nổ thông tin toàn cầu. Nó đang dần trở thành một sức mạnh áp đảo, đẩy báo in, báo nói, báo hình vào góc khó cạnh tranh. Thời đại này, không có báo nào truyền tin nhanh bằng báo mạng. Một sự kiện xảy ra tại bất kỳ nơi đâu, chỉ sau vài cú nhắp chuột là cả thê giới đều biết. Sự phát triển của báo mạng song hành với tốc lực phát triển nhanh, phổ cập và lan truyền chưa từng thấy của công nghệ thông tin. Chính vì thế, “khách hàng” của báo mạng ngày càng tăng nhanh với cấp số cộng. Đầu tư cho phát triển cũng như quản lý được báo mạng là tầm nhìn hiện đại. Khi lãnh đạo và cơ quan chỉ đạo tuyên truyền, báo chí còn muốn thủ “cái loa riêng” đầy động cơ cá nhân chủ nghĩa, cục bộ, bản vị thì cũng khó mà đưa được những thông tin trung thực, khách quan đến với công chúng. Đây cũng là “hãm địa” của công luận. Và do vậy, tính chiến đấu của báo chí bị giảm đi, thậm chí bị triệt tiêu, cũng mất luôn tính trung thực, chính xác.
Bài báo có tính chiến đấu phải đưa ra được những thông tin bổ ích, đúng với thực tế cuộc sống-xã hội một cách khách quan, toàn diện, có chọn lọc, phân tích, dẫn liệu có lý, có tình. Nhà báo thấy cái đúng không khẳng định, né tránh lẽ phải, không bảo vệ chân lý, không bảo vệ, chở che người trung mà lại đi bao che kẻ gian, thiếu thiếu dũng khí và thiếu cả trách nhiệm nghề nghiệp. Nhà báo mà thấy sai không dám phê phán, thấy cái ác không dám lên tiếng phản ứng, thấy oan khốc không dám bênh vực, thì coi như mất hẳn tính chiến đấu, thiếu tính trung thực. Và như thế, tính hấp dẫn của bài báo cùng tự tiêu luôn. Nhà báo cách mạng không bao giờ là bồi bút cho bất cứ ai, bất cứ thế lực nào. Nhà báo chân chính và chuẩn mực không chạy theo lối “thị trường hóa nghề nghiệp”, làm việc kiểu xu thời, mượn danh nghề nghiệp vụ lợi, sống dựa, ăn theo, nói leo, ngoắc tay giao kèo. Tình trạng phổ biến trong làng báo Việt vẫn là: "Viết bài phải có kế lách, làm việc theo kế hoạch, dùng nghiệp vụ nâng cao kế sinh nhai, chịu chơi lai rai tìm kế móc nối". Vì thế, lương tâm là tiêu chuẩn hàng đầu của nhà báo. Nhà báo trước hết phải có cái tâm, và phải có tầm. Nhưng, quả là “đèn không sáng dưới chân”, báo chí chính thống hô hào đổi mới, ca ngợi đổi mới mà tự minhg lại không đổi mới, thậm chií sợ đổi mới. Tại sao đến bây giờ vẫn cái kiểu “Sợ cầm đèn chạy trước ô-tô !”?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"