Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Nghi vấn chung quanh những cái chết

12Bennuoc: Ở Mỹ thường hay có những show hành động về những câu chuyện trinh thám được các cơ quan an ninh tìm ra tội phạm ra sao lồng vào những tình tiết tình cảm giữa các thám tử hay cảnh sát. Những show này được nhiều người xem, đặc biệt là những show nổi tiếng của một người thám tử hơi gàn gàn nào đó. Tôi không hay xem TV và cũng không thường xem những show này nên không nhớ tên. Nhưng nếu các nhà biên kịch Mỹ mà sang VN chỉ cần đọc những vụ án hay tin tức chém giết tủ tội trên báo VN, họ sẽ có cả một kho tư liệu để làm show và biết đâu họ lại có thể tìm ra tung tích tội phạm nhanh hơn những cơ quan tư pháp của VN ? Bởi vì cứ đọc câu chuyện sau và tin tức người bị chết khi bị gọi vào đồn công an như ở VN thì người ta sẽ thắc mắc cơ quan tư pháp VN đang làm gì?

Nghi vấn vụ phạm nhân chết tại trại cải tạo Thanh Lâm

Theo blog LS Trần Đình Triển


Khoảng 17h ngày 15/7/2012 phát hiện Nguyễn Tuấn Sơn phạm nhân đang cải tạo tại trại Thanh Lâm (Thanh Hóa) bị chết, nội dung sự việc như sau:

Trại cải tạo Thanh Lâm cho biết Nguyễn Tuấn Sơn bị kỷ luật vì sử dụng điện thoại di động trong buồng giam nên bị giam riêng trong nhà kỷ luật 10 ngày với hình thức cùm 1 chân, thời gian từ 14h ngày 7/7/2012 đến 14h ngày 17/7/2012.

Gia đình Nguyễn Tuấn Sơn nghi vấn và cho biết: Lý do Nguyễn Tuấn Sơn bị kỷ luật là trước đó mấy ngày cán bộ quản giáo Bùi Ngọc Hưng yêu cầu vợ Sơn gửi cho Hưng 5 triệu đồng, vợ Sơn không đáp ứng được dẫn đến Nguyễn Tuấn Sơn bị giam kỷ luật và bị đánh chết.

Khi Nguyễn Tuấn Sơn chết được báo cho gia đình nhưng gia đình không được quay phim, chụp ảnh thi thể của Sơn và cũng không cho gia đình đưa về để chôn cất. Chỉ 1 người trong gia đình bí mật chụp được vài bức ảnh. Ngay sau đó gia đình đã làm đơn khiếu nại tố cáo lên các cơ quan có thẩm quyền đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an trực tiếp điều tra vụ án và đề nghị khai quật giám định nguyên nhân chết và các vết thương trên người Sơn. Đáng tiếc là vụ việc không được cơ quan có thẩm quyền theo tố tụng (Cục điều tra hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) điều tra mà lại giao cho cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thanh Hóa trực tiếp điều tra và phòng khoa học hình sự Công an Thanh Hóa khám nghiệm và kết luận pháp y.

Trước tình cảnh một bà mẹ già, người vợ trẻ và con thơ đến khóc thảm thiết tại Văn phòng luật sư Vì Dân, qua nghiên cứu bản ảnh mà gia đình cung cấp, chúng tôi thấy rằng đó không thể là vết thương do Nguyễn Tuấn Sơn tự sát như ý kiến của Trại Thanh Lâm; đồng thời gia đình cung cấp 2 chứng từ ngân hàng do vợ của Sơn gửi qua tài khoản cho Bùi Ngọc Hưng và 2 thẻ điện thoại, mỗi chiếc 500.000 nạp vào số điện thoại của Hưng. Vợ của Sơn cho biết do bị thất lạc nên chị mới tìm được 2 chứng từ trên còn thực tế hàng tháng Hưng yêu cầu vợ Sơn gửi từ 2 đến 5 triệu cho Sơn qua ngân hàng hoặc nạp tiền vào điện thoại hoặc gửi cho 1 người bán nước ở cổng trại.

Văn phòng luật sư Vì Dân đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội, nhưng không hiểu sao vụ việc lại giao cho cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Thanh Hóa điều tra về nguyên nhân chết của Nguyễn Tuấn Sơn (như vậy là sai thẩm quyền điều tra). Và cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thanh Hóa trả lời gia đình Nguyễn Tuấn Sơn về cái chết của Sơn là do tự sát.

Với chứng cứ mà chúng tôi tạm có, giá trị 4 triệu đồng mà Bùi Ngọc Hưng yêu cầu vợ Sơn gửi cho là không thể chối cãi được. Vụ việc này lại được tách ra do Cục điều tra hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành. Qua kết luận điều tra và cáo trạng (2 bản gần như giống nhau đến 100%) truy tố Bùi Ngọc Hưng về tội “Lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản” mà không điều tra lại nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Sơn. Kết luận điều tra và cáo trạng chỉ căn cứ vào những chứng cứ sát thực mà do Văn phòng luật sư Vì Dân cung cấp, chưa điều tra bảng kê tiền gửi thanh toán qua các ngân hàng mà vợ anh Sơn gửi cho Hưng. Cũng như khôi phục lại việc gửi tiền qua điện thoại, số điện thoại gọi đi và gọi đến từ số điện thoại của Hưng, số điện thoại của Sơn (khi còn sống) trong trại cải tạo với số điện thoại của vợ Sơn;…

Điều lạ lùng nhất là kỷ luật Sơn về việc gọi điện thoại thì trong cáo trạng lại khẳng định Hưng yêu cầu Sơn gọi điện thoại về cho vợ gửi tiền cho thầy (Hưng – cán bộ quản giáo), điện thoại và thẻ điện thoại của Sơn khi đang trong trại cải tạo thì do ai cung cấp? Một số tên người gửi tiền từ 500.000 đến 10 triệu đồng vào tài khoản của Hưng thì được kết luận là do bạn bè, người thân gửi cho, cho vay.
Vụ án dự định được Tòa án nhân dân huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đưa ra xét xử vào ngày 27/6/2013 tới.

Vụ việc này với vụ Anh Nguyễn Công Nhựt bị chết tại Công an Huyện Bến Cát – Bình Dương là có những dấu hiệu tương đồng nhau:


1025427_162465390602547_1855116447_o.jpg

011013811_162465567269196_1930780871_n.jpg

021013086_162465667269186_1135743507_n.jpg

0319914_162465763935843_624019217_n.jpg

041000831_162465910602495_968454391_n.jpg

05994154_162466000602486_904116395_n.jpg

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"