Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

NGOs nói TNS Kerry phải buộc Việt Nam trả tự do cho blogger bất đồng chính kiến

Hoàng Triết chuyển ngữ
Theo lời một liên minh gồm nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nên áp lực chính phủ Việt Nam trả tự do cho một nhà bảo vệ nhân quyền hàng đầu, khi ông tham dự hội nghị ASEAN vào cuối tháng này.
Trong một thư ngỏ phổ biến hôm nay, các tổ chức NGO đã kêu gọi chính quyền Obama yêu cầu phía Việt Nam trả tự do cho ông Lê Quốc Quân, một luật sư có trình độ và cũng là một blogger nổi tiếng đã bị bắt giữ tùy tiện vì "đã thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, cùng các hoạt động của mình ở địa vị một người bảo vệ nhân quyền."
Theo nội dung thư ngỏ có chữ ký của các tổ chức như Article 19, Electronic Frontier Foundation (EFF), English PEN, Frontline Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L), Lawyers’ Rights Watch Canada, Frontline Defender, Media Defence Southeast Asia, Media Legal Defence Initiative (MLDI), the National Endwoment for Democracy (NED), Reporters Without Borders, và World Movement for Democracy thì LS Quân trên blog phổ biến của ông đã đưa ra trước công luận nhiều vi phạm nhân quyền thường bị bỏ qua bởi phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam. Thư ngỏ còn cho biết:

Trước khi bị tước quyền luật sư trong năm 2007, ông Quân đã bào chữa cho nhiều vụ án nhân quyền trưóc tòa án. Khi trở về từ Hoa Kỳ, ông đã bị bắt năm 2007 và đã bị giam giữ trong 100 ngày. Vào tháng Tư năm 2011, ông lại bị bắt và cuối cùng được thả ra không một tội cáo buộc nào cả. Trong tháng 8 năm 2012, ông Quân đã bị thương nặng do một cuộc tấn công bạo lực mà ông tin rằng do các tay chân của Nhà nước thực hiện. Ngày 27 Tháng 12 năm 2012, ông Quân đã bị bắt và bị cáo buộc tội “trốn thuế” mà chính LS tin cho rằng đó là một tội danh giả tạo. Ông đã bị biệt giam trong một nhà tù Hà Nội trong hai tháng đầu tiên. Và hiện nay, ông Quân vẫn còn bị giam cầm. Phiên tòa xét xử sẽ diễn ra vào ngày 09 tháng 7 năm 2013.
Theo tin tức báo chí thì tuần vừa qua, Công an Việt Nam tại Hà Nội đã bắt giữ Phạm Viết Đào, một blogger hàng đầu, về tội hoạt động chống chính quyền bằng cách đăng tải thông tin “sai lệch và vu khống” nhà nước Cộng Sản. Ông Đào, 61 tuổi, bị buộc tội vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự của Việt Nam vì đã "lợi dụng tự do dân chủ", Bộ Công an cho biết trong một tuyên bố.
Việc bắt giữ blogger Phạm Viết Đào xảy ra sau khi blogger Trương Duy Nhất, người cũng đã bị bắt giữ theo cáo buộc tương tự vào cuối tháng trước.
"Việc bắt giữ một blogger thứ hai trong vòng một tháng cho thấy chiến dịch đàn áp các nhà bất đồng chính kiến đang tăng cường một cách đáng quan ngại tại Việt Nam", phỏng theo lời ông Joel Simon, giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committeee to Protect Journalists). Ông Simon còn cho biết thêm rằng "trong khi Internet đã trở thành một nơi giải tỏa cho bất đồng chính kiến ở Việt Nam, không gian hạn chế này đang thu nhỏ lại một cách nhanh chóng."
Ông John Sifton, giám đốc vận động Châu Á tại nhóm vận động, phát biểu "Các xu hướng cho thấy tình hình ngày càng tồi tệ hơn tại Việt Nam.” Ông John đồng thời cũng kêu gọi Washington đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại nằm trong phần đàm phán về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương cho đến khi Việt Nam có cải thiện đáng kể về tình hình nhân quyền được thực hiện.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ các chỉ trích về thành tích nhân quyền của họ.
"Nhưng khi đối mặt với sự phát triển tràn lan của Internet và các cuộc tranh luận trực tuyến sống động, chính quyền Việt Nam đã cố gắng để mở ra các kênh thay thế cho những lời chỉ trích", phỏng theo nhà phân tích James Hookway. Ông Hookway cũng cho biết:
Quốc hội của nước này tuần trước đã tổ chức bỏ cuộc phiếu tín nhiệm đầu tiên trong hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu của đất nước như một biện pháp để cấu tạo thêm kiểm soát và cân bằng trong hệ thống chính trị độc đảng kiểm soát chặt chẽ của Việt Nam.
Các quan chức cấp cao như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, mặc dù kết quả không được xuất sắc cho lắm với gần một phần ba đại biểu của hội đồng đánh giá ông ta với mức độ tín nhiệm thấp. Thống đốc ngân hàng trung ương Nguyễn Văn Bình đã nhận được kết quả bỏ phiếu tín nhiệm thấp từ 42% đại biểu của cơ quan lập pháp, nhấn mạnh thêm mức độ người Việt Nam không hài lòng với quản lý kinh tế của đất nước kể từ khi mức tăng trưởng của năm vừa qua nằm ở mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Không có hậu quả ngay lập tức nào đến với ông Dũng, ông Bình và 45 nhà lãnh đạo và các quan chức khác sau những gì các nhà phân tích mô tả như một cuộc bỏ phiếu được kiểm soát cẩn thận. Các nhà lãnh đạo thất bại trong việc giành sự ủng hộ của ít nhất một phần ba cơ quan lập pháp trong hai năm liên tiếp sẽ được yêu cầu phải từ chức hoặc phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, trong khi những người không đạt được sự hỗ trợ của nhà một nửa Quốc hội trong thời hạn một năm cũng sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có thể dẫn đến sa thải nếu họ một lần nữa không thể giành chiến thắng hơn 50% số phiếu bầu.
Tuy nhiên theo ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, thì "Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của ông Bình, kết hợp với con số bất tín nhiệm cao của Thủ tướng cho thấy các đại biểu đã không hài lòng với việc xử lý của nền kinh tế."
Theo GS Tương Lai, một cố vấn cho hai thủ tướng Việt 1991-2006, "bi kịch lớn nhất của Việt Nam là việc ảo tưởng của một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đã được chính phủ Việt Nam sử dụng như một cái cớ để cho phép sự bành trướng của Trung Quốc tràn lan và để dập tắt tiến trình dân chủ cũng như kiểm duyệt và ngăn chặn thông tin, khủng bố tâm lý công dân của mình."
LS Quân, người đã cư trú tại NED bằng học bổng Dân chủ Reagan-Fascell trong 2006-07, đã viết rất nhiều về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, và đã bị bắt giữ nhiều lần bởi chính quyền vì quan điểm ủng hộ dân chủ của mình.
NED cũng đã hỗ trợ việc đề cử ông Quân cho giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 2013.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"