Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Qua sự việc bầu Hiệu Trưởng Đại Học Sư Phạm, thấy chủ nghĩa lý lịch vẫn còn nặng nề ở Việt Nam

Thành viên TM1111


Trên thực tế đã có biết bao đảng viên lý lịch "hoàn hảo" đang tham nhũng cướp bóc dân lành?


danluan_d002.jpg
Đọc xong bài báo dài, tôi không hiểu cá nhân GS Nguyễn Văn Minh có thực sự là một con nguời gian dối vô nhân cách như tác giả đã cáo buộc hay không.
- Lời buộc tội là "Không có Viện Công nghệ Bio-Nano ở Trường Đại học Nữ Ewha (Hàn Quốc)" như GS NVM "man khai" thì được Dân Luận kiểm chứng độc lập là viện này có thực.
- Về "nghi án tạo dựng văn bản mang danh nghĩa Giáo sư In-Sang Yang" thì báo Người Cao Tuổi không cần phải dài dòng nghi vấn, và cần gì phải đưa đến cơ quan điều tra xác nhận chữ ký xem thật hay giả, chỉ cần xin xác minh từ người thật việc thật là vị GS Hàn quốc kia xem ông ta có thật sự cấp cho GS Nguyễn Văn Minh bức thư như GS Minh đã đệ trình là sẽ làm rõ mọi việc.

- Đối với một người VN đã rời xa xứ sở bao nhiêu năm qua như tôi, thì bài báo đã mở mắt cho tôi về một vài sự thật phũ phàng trong ngành hoc thuật tại VN, về việc sử dụng cất nhắc nhân tài, và nhất là về chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc của nhà nước VN sau gần 40 năm thống nhất. Tôi thấy được những sự thật phủ phàng này qua những nghi vấn đượm màu thù hận sâu sắc được bên cáo buộc mang ra để chứng tỏ ràng GS Minh không xứng đáng làm tân hiệu trưởng trường ĐH sư phạm Hà Nội:
- Tại sao GS Minh giảng dạy 26 năm mới được kết nạp vào Đảng năm 2009? (ngụ ý lý lịch xấu). Tại các xứ dân chủ thì câu hỏi này hoàn toàn... lạc đề. Chính kiến và vai trò trong đảng chính trị không liên quan gì đến việc xét duyệt bình bầu vào chức vụ hiệu trưởng.
- Cái chết của ông cha không được đảng viên lão thành Nguyễn văn Hiệt chứng kiến nên có nhiều nghi vấn.
Điều này thực sự không liên quan đến thực tài và khả năng của GS Minh!
- Cái chết của người anh đi lính ngụy: "không biết ông Khâm đi lính ngụy như thế nào và chết vì ốm thì phần mộ ở đâu? Có gây tội ác gì cho cách mạng không hoặc nếu còn sống thì làm gì, ở đâu?"
Điều này thực sự không liên quan đến thực tài và khả năng của GS Minh!
- Cái chết của người anh thứ hai mang nhiều nghi vấn: "năm 1972 xã Cam Nghĩa đã giải phóng chỉ có chính quyền cách mạng, không còn chính quyền cũ tại địa phương. Như vậy năm 1972 Nguyễn Trọng chạy vào Nam làm lính “tâm lí chiến” cho chính quyền ngụy" (tại sao sự kiện 1972 địa phương đã được giải phóng đưa đến kết luận rằng người anh phải là lính tâm lý chiến cho Ngụy?)
Điều này thực sự không liên quan đến thực tài và khả năng của GS Minh!
- Người chú làm chỉ điểm và có tội ác với cách mạng
Điều này thực sự không liên quan đến thực tài và khả năng của GS Minh!
...
Trời hỡi, sao mà nghe giống biện pháp tru di tam tộc thời phong kiến ngày xưa quá! Ở Mỹ, và tôi dám chắc ở các nước Âu châu cũng vậy, không bao giờ có việc xét duyêt bình chọn một cá nhân tùy theo lý lịch cha, chú, anh em như thế. Con của một tội đồ tử hình vẫn phải có cùng cơ hội như bất cứ công dân nào khác trong xã hội, đừng nói đến những cáo buộc mù mờ vô lý như rằng không ai chứng kiến được cái chết của người cha, không thấy được mồ mả của người anh, v.v...
Chiến tranh huynh đệ tương tàn đã kết thúc gần 40 năm. Nhà nước VN vẫn ra rả ngày từ ngày đầu về chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc. Nếu đến năm 2013 mà cách xét hồ sơ xem một người trí thức có thể đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng một trường ĐH để phục vụ đất nước vẫn phải quyết liệt phân biệt địch-ta bạn-thù, vẫn phải soi mói, sắt máu và sùng sục căm thù, vẫn phải truy tìm từng người bà con thân thuộc xem có người nào là ngụy quân, ngụy quyền, ác ôn, nợ máu, v.v., thì đất nước này làm sao có thể ngóc đầu lên nổi?
danluan20 viết:
TM1111 có đưa ra những nội dung về Lí lịch gia đính ông Minh không liên quan đến tài năng của ông Minh. Hiển nhiên. Nhưng vấn đề là Đảng yêu cầu phải trung thực trong kê khai lý lịch cá nhân đề đề phòng kẻ cơ hội lọt vào Đảng và chiếm vị trí cao rồi tham nhũng. Tội "khai man" đó là tội nặng, chưa nói đến khai man nhiều bài báo khoa học của ông Minh, tội vô hiệu hóa các GS khác,...
Tôi đồng ý với bác danluan20, Điện Hải 1858, và một vài bác khác trong thớt này rằng tội khai man là tội nặng, và còm của tôi không có mục đích bênh vực hay chứng tỏ GS Minh là người trong sạch, xứng đáng, hay bị hàm oan.
Tôi muốn chúng ta hãy suy nghĩ đến lý do tại sao người ta muốn tránh né lý lịch không được hồng trong quá khứ. Nếu lý lịch gia đình không ảnh hưởng gì đến con đường tiến thân của một cá nhân theo cách sinh hoạt tại các nước dân chủ Tây phương, thì cả tập thể GS, chi bộ, cả cá nhân Nguyễn văn Minh và Đỗ Đức Thái đều không cần phải quan tâm hay quan ngại đến lý lịch, mẫu dài hay mẫu ngắn, đầy đủ hay cắt xén.
Và tôi muốn chúng ta hãy suy nghĩ đến nguyên tắc "vừa hồng vừa chuyên", qua đó chuyên môn có giỏi đến đâu mà lý lịch không "coi được" là cũng sổ tọet. Trong thời ĐCS hoạt động bí mật, tuyển mộ lầm một đảng viên có thể đưa đến khả năng toàn bộ một chi bộ bị xóa sổ, lãnh đạo vào tù. Hòa bình đã 40 năm, tại sao ta còn chọn lọc nghi kỵ đến thế, và ta sẽ tiếp tục chọn lọc nghi kỵ đến bao nhiêu chục năm nữa? Chính những thành phần có tài bị gạt ra ngoài lề vì vấn đề lý lịch mới làm tổn hại, hay cả làm nguy khốn cho nước nhà.
danluan20 viết:
vấn đề là Đảng yêu cầu phải trung thực trong kê khai lý lịch cá nhân đề đề phòng kẻ cơ hội lọt vào Đảng và chiếm vị trí cao rồi tham nhũng.
Trên thực tế đã có biết bao đảng viên lý lịch "hoàn hảo" đang tham nhũng cướp bóc dân lành?
Trên thực tế cũng đã có biết bao con cái ngụy quân ngụy quyền theo cha sang Mỹ trong diện HO sau khi người cha đi học tập cải tạo về, ngày nay đang làm vang danh cho nòi giống Việt trên toàn thế giới, trở thành khoa học gia đầu ngành, kỹ nghệ gia , doanh nhân thành đạt, đóng góp đáng kể cho học thuật và kinh tế... Mỹ! Những mầm mống nhân tài này chắc chắn sẽ không có cơ hội ngóc đầu lên tại quê nhà.
Đó là chuyện những năm 1990. Hai mươi năm sau, cáo buộc về bảng kê khai lý lịch đầy đủ (long form) bị đảng ủy trường ĐHSP rút ngắn đi để thiên vị cho GS Minh cho thấy chính sách nghi kỵ hẹp hòi vẫn còn dậm chân tại chỗ, và chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc vẫn là con số không to tướng.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"