Đôi lời: Bài viết này của báo Nhân dân chỉ trích “một số website, blog” trên mạng tự do, mà vụ “NSND Thu Hiền” bàn về sửa Hiến pháp, đăng trên blog Diễn đàn công nhân, được trở thành tâm điểm để tác giả minh chứng cho lập luận của mình.
Nhưng … thật ngộ nghĩnh khi chính tác giả lại cũng không có được bằng chứng nào khác ngoài việc phải dựa vào, rồi sao chép nguyên văn nguồn tin và nhận định của blog Ba Sàm đưa lên trong phần điểm Tin thứ Hai, 1-4-2013. Khi sao chép, có lẽ tác giả còn cẩn trọng lược bỏ đi những câu chữ không có lợi cho bài viết và cho … Đảng.
Thêm nữa, tác giả còn dường như không cần biết (?) chính trang Diễn đàn công nhân sau khi biết được nguồn tin trên Ba Sàm, đã có một số động thái để đính chính và xin lỗi.
Mời xem toàn bộ nội dung thông tin trên Ba Sàm ngày 1/4/2013 ở cuối bài.
Thứ hai, 13/05/2013 – 04:30 PM (GMT+7)
Khi internet trở thành hệ thống thông
tin toàn cầu giúp con người học hỏi, trau dồi tri thức, trao đổi, bày
tỏ tâm tư,… thì nó cũng nhanh chóng bị một số người lợi dụng làm phương
tiện thực hiện các thủ đoạn bịa đặt, tung tin thất thiệt nhằm làm ảnh
hưởng tới uy tín của một số chính phủ và cá nhân, gây nhiễu thông tin,
làm suy giảm niềm tin, đẩy tới rối loạn xã hội. Với Việt Nam, các thế
lực thù địch đã và đang ráo riết thực hiện các thủ đoạn này.
Tháng 3-2013, một số website, blog thi
nhau công bố văn bản có tên “NSND Thu Hiền: Nên bàn ngay vào nội dung
sửa đổi Hiến pháp” với nội dung không khác ý kiến một số người vẫn
truyền bá trên internet để tiến công vào uy tín của Ðảng và Nhà nước
Việt Nam. Dù đã có ý kiến nghi ngờ tính xác thực của văn bản này vì sự
bất bình thường của một số từ ngữ được sử dụng, nhưng vẫn có người vội
“ca ngợi” NSND Thu Hiền: “Tiếp tục cất cao lời ca, hòa cùng vào đoàn
người có niềm tin bất diệt của sự tiến bộ một xã hội tri thức, của nền
dân chủ văn minh thực sự”! Thế rồi sự việc trở thành nỗi bẽ bàng, vì
ngay sau đó “một nhà báo cho biết: “Sáng 31-3, qua điện thoại, NSND Thu
Hiền rất ngạc nhiên và bức xúc khi được hỏi về bài viết góp ý Hiến pháp.
Bà cho biết, bà không biết gì về internet cũng như mạng. Khi nghe tóm
tắt nội dung bài viết, bà rất bức xúc và nói: “Cả cuộc đời tôi theo cách
mạng, được tặng danh hiệu NSND, không đời nào tôi lại đi làm cái việc
như thế…” *. Có vẻ như chưa hết bức xúc và lo lắng, bà gọi điện lại, hỏi
địa chỉ trang mạng đã đưa (để nói con tìm hộ để đọc xem nó viết thế
nào), và tỏ ý muốn lên tiếng cải chính”. Sự thể đã như vậy, lẽ ra những
người đã đăng cái văn bản giả mạo kia phải thấy xấu hổ và cho “hạ bài”;
nhưng không, một số người vẫn cho lưu giữ trên mạng, để tiếp tục đánh
lừa người đọc.
Sự kiện trên đây là thí dụ điển hình cho hoạt động của các thế lực thù địch và một số người không chỉ sử dụng internet làm công cụ để truyền bá luận điệu sai trái, mà còn biến internet thành một phương tiện chuyển tải thông tin bịa đặt nhằm tác động tới uy tín của Ðảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo (từ việc học hành, sinh hoạt của con cái đến chuyện nhà cửa, đất đai, có tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, thậm chí bức ảnh đi lễ chùa cũng được họ huy động để xuyên tạc thành… “ám sát tâm linh”!). Mỗi khi đất nước có các sự kiện lớn như Ðại hội Ðảng, Hội nghị BCH T.Ư, bầu cử Quốc hội,… thì trên internet, loại tin bài này tăng vọt, kèm theo đủ loại “bình luận, phân tích, dự đoán” tiêu cực của một số người nhân danh “nhân sĩ, trí thức, blogger, nhà báo tự do”, và bao giờ cũng kèm theo comment bậy bạ của nhiều kẻ giấu mặt.
Ðể đạt mục đích, họ không từ một thủ đoạn nào, kể cả lợi dụng niềm tin tâm linh của công chúng. Vào mùa khô, sông Hồng cạn nước, lập tức một “nhà dân chủ” la lối “vận nước khô cạn” (!). Phát hiện “hòn đá lạ” ở Ðền Hùng, blogger nọ vội la thất thanh “Ðền Hùng bị trấn yểm”, đề nghị “khẩn cấp vô hiệu hóa đạo bùa này, di dời khỏi khu vực di tích Ðền Hùng” (!). Bỉ ổi hơn, trước ngày Hội nghị T.Ư 7 (Khóa XI) khai mạc, có kẻ xưng xưng đặt câu hỏi về cơn mưa làm sạt tường đình làng Lại Ðà (Ðông Anh – Hà Nội) có gì linh ứng với diễn biến Hội nghị Trung ương 7 sắp diễn ra” (!)… Tức là bất kỳ thông tin nào, dù chưa được kiểm chứng, nhưng có thể lợi dụng, là lập tức có kẻ chộp lấy để vu cáo, xuyên tạc nhảm nhí. Từ ý kiến đề nghị lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, họ xuyên tạc thành “Việt Nam sắp đổi tiền. Ðổi tên nước là phải đổi tiền!”. Ðể trầm trọng hóa lạm phát, họ tung tin “Ngân hàng Nhà nước sắp phát hành đồng tiền mệnh giá 1 triệu đồng”… Trước và trong thời gian Hội nghị T.Ư 7 (Khóa XI), một “chiến dịch” bôi nhọ cá nhân, tung tin thất thiệt đã được triển khai. Một số website, blog, diễn đàn nhan nhản “tin mới, tin nóng” mà nội dung là hoang tin, bàn chuyện nhân sự như “thầy bói xem voi”. Ðiều đáng nói là dưới các tin bài ấy, người ta tạo điều kiện để kẻ giấu mặt tha hồ phụ họa, chửi bới, xuyên tạc, đe dọa,… nhưng không cho đăng các ý kiến phản bác. Nếu đăng ý kiến phản bác thì họ tập trung “ném đá” bằng thứ ngôn từ hạ cấp, bẩn thỉu để người lương thiện không còn muốn dây dưa. Kết quả là trong nhiều trường hợp, họ tung hoành phao tin, đồn nhảm trên internet bất chấp lẽ phải, bất chấp sự thật.
Trước tình trạng bất lương về thông tin, trên internet cũng đã có nhiều người lên tiếng phản ứng, như: “Từ khi có blog, facebook ai cũng trở thành “nhà báo” được, nhưng khổ nỗi, họ không ý thức đầy đủ các nguyên tắc bếp núc của nghề viết lách nên cứ viết bừa, đăng bừa. Thông tin họ đưa không chính xác chẳng những làm rối, làm ô nhiễm thông tin mà còn đẩy xã hội vào rối loạn”, “mỗi khi trong nước, ngoài nước xảy ra sự vụ gì, không biết hay dở ra sao, không cần biết tin tức thế nào lập tức nhiều “tác giả dân chủ” tranh nhau viết bài mổ xẻ, phê phán, chửi bới.
Căn cứ vào tác động xấu của tin tức bịa đặt, xuyên tạc trên internet trong các năm gần đây, có thể đặt câu hỏi: Phải chăng do người bị vu khống không phản ứng, hay không nhờ tới sự trợ giúp của pháp luật; do cơ quan chức năng còn thiếu kiên quyết; do được một số chính phủ nước ngoài, một số tổ chức nhân danh “dân chủ, nhân quyền” o bế,… mà hoạt động của một số người ngày càng trắng trợn hơn? Dù thế nào thì hiện tượng này cũng gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của công dân. Vì thế, các cơ quan chức năng cần nghiêm khắc hơn khi xử lý một số người công bố thông tin bịa đặt, xúc phạm cá nhân,… Riêng với blog, phải khẳng định đó không phải là diễn đàn cá nhân nên muốn viết gì thì viết, muốn đăng gì thì đăng? Thông tư 07 (năm 2008) của Bộ Thông tin – Truyền thông, bên cạnh việc quy định có ý nghĩa khuyến khích, cũng đưa ra quy định cụ thể với hành vi bị nghiêm cấm:
“3.1 Lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến những thông tin vi phạm các quy định tại Ðiều 6 Nghị định số 97.
3.2 Tạo trang thông tin điện tử cá nhân giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản trang thông tin điện tử cá nhân của cá nhân khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3.3 Truyền bá các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật, các xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản.
3.4 Sử dụng những thông tin, hình ảnh của cá nhân mà vi phạm các quy định tại Ðiều 31, Ðiều 38 Bộ luật Dân sự.
3.5 Cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân mà vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, về giao dịch thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan…
4.1 Chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình, bảo đảm không vi phạm quy định của pháp luật…”.
Cùng với việc nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật, cần phát huy vai trò của báo chí để kịp thời phát hiện, nhanh chóng khẳng định và làm sáng tỏ bản chất của vấn đề, sự vật – hiện tượng, làm cho các thông tin bịa đặt, xuyên tạc không có điều kiện, thời gian để thẩm thấu, lung lạc đời sống tinh thần xã hội. Trung thực và tôn trọng sự thật, đó là “vũ khí” có khả năng vạch trần, bác bỏ mọi sự dối trá, phải được khẳng định cụ thể, trực tiếp trên báo chí khi đấu tranh với hiện tượng vu cáo, bịa đặt. Tuy nhiên, cuối cùng vấn đề vẫn phụ thuộc vào bản lĩnh, sự tỉnh táo của mỗi người khi tiếp xúc với thông tin. Muốn vậy, xã hội cần tạo ra môi trường để mỗi cá nhân xây dựng ý thức tự giác không chỉ trong đánh giá thông tin, mà còn có bản lĩnh công khai đấu tranh với cái xấu. Ðặc biệt, trong khi khuyến khích toàn dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, các cơ quan pháp luật cần vào cuộc bảo vệ người dân trước các loại thông tin vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc, vu khống làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân cách…
Sự kiện trên đây là thí dụ điển hình cho hoạt động của các thế lực thù địch và một số người không chỉ sử dụng internet làm công cụ để truyền bá luận điệu sai trái, mà còn biến internet thành một phương tiện chuyển tải thông tin bịa đặt nhằm tác động tới uy tín của Ðảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo (từ việc học hành, sinh hoạt của con cái đến chuyện nhà cửa, đất đai, có tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, thậm chí bức ảnh đi lễ chùa cũng được họ huy động để xuyên tạc thành… “ám sát tâm linh”!). Mỗi khi đất nước có các sự kiện lớn như Ðại hội Ðảng, Hội nghị BCH T.Ư, bầu cử Quốc hội,… thì trên internet, loại tin bài này tăng vọt, kèm theo đủ loại “bình luận, phân tích, dự đoán” tiêu cực của một số người nhân danh “nhân sĩ, trí thức, blogger, nhà báo tự do”, và bao giờ cũng kèm theo comment bậy bạ của nhiều kẻ giấu mặt.
Ðể đạt mục đích, họ không từ một thủ đoạn nào, kể cả lợi dụng niềm tin tâm linh của công chúng. Vào mùa khô, sông Hồng cạn nước, lập tức một “nhà dân chủ” la lối “vận nước khô cạn” (!). Phát hiện “hòn đá lạ” ở Ðền Hùng, blogger nọ vội la thất thanh “Ðền Hùng bị trấn yểm”, đề nghị “khẩn cấp vô hiệu hóa đạo bùa này, di dời khỏi khu vực di tích Ðền Hùng” (!). Bỉ ổi hơn, trước ngày Hội nghị T.Ư 7 (Khóa XI) khai mạc, có kẻ xưng xưng đặt câu hỏi về cơn mưa làm sạt tường đình làng Lại Ðà (Ðông Anh – Hà Nội) có gì linh ứng với diễn biến Hội nghị Trung ương 7 sắp diễn ra” (!)… Tức là bất kỳ thông tin nào, dù chưa được kiểm chứng, nhưng có thể lợi dụng, là lập tức có kẻ chộp lấy để vu cáo, xuyên tạc nhảm nhí. Từ ý kiến đề nghị lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, họ xuyên tạc thành “Việt Nam sắp đổi tiền. Ðổi tên nước là phải đổi tiền!”. Ðể trầm trọng hóa lạm phát, họ tung tin “Ngân hàng Nhà nước sắp phát hành đồng tiền mệnh giá 1 triệu đồng”… Trước và trong thời gian Hội nghị T.Ư 7 (Khóa XI), một “chiến dịch” bôi nhọ cá nhân, tung tin thất thiệt đã được triển khai. Một số website, blog, diễn đàn nhan nhản “tin mới, tin nóng” mà nội dung là hoang tin, bàn chuyện nhân sự như “thầy bói xem voi”. Ðiều đáng nói là dưới các tin bài ấy, người ta tạo điều kiện để kẻ giấu mặt tha hồ phụ họa, chửi bới, xuyên tạc, đe dọa,… nhưng không cho đăng các ý kiến phản bác. Nếu đăng ý kiến phản bác thì họ tập trung “ném đá” bằng thứ ngôn từ hạ cấp, bẩn thỉu để người lương thiện không còn muốn dây dưa. Kết quả là trong nhiều trường hợp, họ tung hoành phao tin, đồn nhảm trên internet bất chấp lẽ phải, bất chấp sự thật.
Trước tình trạng bất lương về thông tin, trên internet cũng đã có nhiều người lên tiếng phản ứng, như: “Từ khi có blog, facebook ai cũng trở thành “nhà báo” được, nhưng khổ nỗi, họ không ý thức đầy đủ các nguyên tắc bếp núc của nghề viết lách nên cứ viết bừa, đăng bừa. Thông tin họ đưa không chính xác chẳng những làm rối, làm ô nhiễm thông tin mà còn đẩy xã hội vào rối loạn”, “mỗi khi trong nước, ngoài nước xảy ra sự vụ gì, không biết hay dở ra sao, không cần biết tin tức thế nào lập tức nhiều “tác giả dân chủ” tranh nhau viết bài mổ xẻ, phê phán, chửi bới.
Căn cứ vào tác động xấu của tin tức bịa đặt, xuyên tạc trên internet trong các năm gần đây, có thể đặt câu hỏi: Phải chăng do người bị vu khống không phản ứng, hay không nhờ tới sự trợ giúp của pháp luật; do cơ quan chức năng còn thiếu kiên quyết; do được một số chính phủ nước ngoài, một số tổ chức nhân danh “dân chủ, nhân quyền” o bế,… mà hoạt động của một số người ngày càng trắng trợn hơn? Dù thế nào thì hiện tượng này cũng gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của công dân. Vì thế, các cơ quan chức năng cần nghiêm khắc hơn khi xử lý một số người công bố thông tin bịa đặt, xúc phạm cá nhân,… Riêng với blog, phải khẳng định đó không phải là diễn đàn cá nhân nên muốn viết gì thì viết, muốn đăng gì thì đăng? Thông tư 07 (năm 2008) của Bộ Thông tin – Truyền thông, bên cạnh việc quy định có ý nghĩa khuyến khích, cũng đưa ra quy định cụ thể với hành vi bị nghiêm cấm:
“3.1 Lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến những thông tin vi phạm các quy định tại Ðiều 6 Nghị định số 97.
3.2 Tạo trang thông tin điện tử cá nhân giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản trang thông tin điện tử cá nhân của cá nhân khác; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3.3 Truyền bá các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật, các xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản.
3.4 Sử dụng những thông tin, hình ảnh của cá nhân mà vi phạm các quy định tại Ðiều 31, Ðiều 38 Bộ luật Dân sự.
3.5 Cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân mà vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, về giao dịch thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan…
4.1 Chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình, bảo đảm không vi phạm quy định của pháp luật…”.
Cùng với việc nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật, cần phát huy vai trò của báo chí để kịp thời phát hiện, nhanh chóng khẳng định và làm sáng tỏ bản chất của vấn đề, sự vật – hiện tượng, làm cho các thông tin bịa đặt, xuyên tạc không có điều kiện, thời gian để thẩm thấu, lung lạc đời sống tinh thần xã hội. Trung thực và tôn trọng sự thật, đó là “vũ khí” có khả năng vạch trần, bác bỏ mọi sự dối trá, phải được khẳng định cụ thể, trực tiếp trên báo chí khi đấu tranh với hiện tượng vu cáo, bịa đặt. Tuy nhiên, cuối cùng vấn đề vẫn phụ thuộc vào bản lĩnh, sự tỉnh táo của mỗi người khi tiếp xúc với thông tin. Muốn vậy, xã hội cần tạo ra môi trường để mỗi cá nhân xây dựng ý thức tự giác không chỉ trong đánh giá thông tin, mà còn có bản lĩnh công khai đấu tranh với cái xấu. Ðặc biệt, trong khi khuyến khích toàn dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, các cơ quan pháp luật cần vào cuộc bảo vệ người dân trước các loại thông tin vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc, vu khống làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân cách…
VŨ HỢP LÂN
Nguồn: Nhân dân
—–
* Mời xem thông tin và lời bình trên blog Ba Sàm ngày 1/4/2013:
- Về bài viết: NSND THU HIỀN: NÊN BÀN NGAY VÀO NỘI DUNG SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP, nhà văn Trần Kỳ Trung đã đăng lại từ blog Diễn đàn Công Nhân, chúng tôi nhận được thông tin từ một nhà báo cho biết: “Sáng
31-3, qua điện thoại, NSND Thu Hiền, rất ngạc nhiên và bức xúc khi được
hỏi về bài viết góp ý hiến pháp. Bà cho biết, bà không biết gì về
internet cũng như mạng. Khi nghe tóm tắt nội dung bài viết, bà rất bức
xúc và nói: ‘Cả cuộc đời tôi theo cách mạng, được phong NSND, không đời
nào tôi lại đi làm cái việc như thế…’. Có vẻ như chưa hết bức xúc và lo
lắng, bà gọi điện lại, hỏi địa chỉ trang mạng đã đưa (để nói con tìm hộ
để đọc xem nó viết thế nào), và tỏ ý muốn lên tiếng cải chính. Khi được
khuyên không cần làm việc đó, bà nói sợ dư luận hiểu nhầm”. Bà còn bày tỏ rằng: “mình chẳng là cái gì so với các cụ lão thành vai vế, các cụ không góp ý thì thôi, mình góp ý thì có ý nghĩa gì“.
Mặc dù đây chỉ là quan điểm cá nhân của bà Thu Hiền: “Cả cuộc đời tôi theo cách mạng, được phong NSND, không đời nào tôi lại đi làm cái việc như thế…”, thế nhưng, có thể cái nhìn của một số công chúng sẽ thay đổi đối với bà sau phát biểu này.
Nhân đây, cũng xin góp ý với các blogger
và những nhà tranh đấu: khi đã tham gia công việc đấu tranh, lên tiếng
chống lại cái sai, cái xấu xa đang diễn ra trên đất nước, thì việc làm
của chúng ta phải rõ ràng, trung thực, không nên mạo danh người khác, đó
là việc làm không chính danh. Không thể dùng cái sai của mình để chống
lại cái sai của người khác. Trường hợp blog DĐCN nhận được bài viết này
từ một người khác gửi tới thì nên ghi rõ người gửi và nên kiểm chứng
thông tin trước khi đăng. Nếu đăng nhiều bài mạo danh của người khác như
thế, sẽ làm cho độc giả mất tin tưởng, ảnh hưởng tới blog và những
người điều hành blog. Trong tình hình hiện nay, cũng không loại trừ khả
năng có kẻ xấu mạo danh để bôi nhọ giới blogger đấu tranh cho dân chủ và
những người tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp.