Quê Hương
Những
mâu thuẫn xã hội trong tình thế mới: Suy thoái kinh tế đến mức không
thể cứu vãn nổi. Suy thoái khiến dân phẫn nộ ngày càng tăng lên. Suy
thoái không cho phép chính quyền có thể mạnh tay với dân được nữa. Bây
giờ chỉ có dân mới cứu được nền kinh tế này, đất nước này. Chính mâu
thuẫn trong nội bộ Đ đã khiến có nhiều cơ hội cho sự lên tiếng của người
dân. Sự hậu thuẫn từ các ông anh bên ngoài không còn mạnh để trong nước
có thể ra tay trấn áp mạnh nữa. Ngược lại sự hậu thuẫn của cộng đồng
quốc tế cho xu hướng dân chủ đã tạo điều kiện rất nhiều cho người dân.
Chính trong tương quan lực lượng mới này vai trò của người dân không còn
yếu như trước đây trong sự tương tác với chính quyền.
Cách
giải quyết mâu thuẫn nội bộ của Đ: Mâu thuẫn nội bộ Đ ngày càng tăng.
Trước đây, những mâu thuẫn lúc nào cũng có. Nhưng Đ giải quyết mâu thuẫn
nội bộ bằng cách 1) triệt hạ đối phương 2) trong trường hợp không triệt
hạ nổi thì nhượng bộ nhau để cứu lấy Đ – tức là cứu lấy địa vị của
chính nhóm lãnh đạo. Ngày nay phương án 1 vẫn được áp dụng. Nhìn vào
diễn biến vừa qua, phe Ba- Tư đã áp dụng phương án 1 một cách thiện
nghệ. Phe 3D đã đi những nước cờ thật ngoạn mục, và thường lật thế cờ
vào phút chót. Và nếu tiếp tục theo dõi bàn cờ thì chắc chắn còn nhiều
pha ngoài sức tưởng tượng.
Còn
phương án 2 thì không biết có còn hiệu nghiệm trong tình hình mới hiện
tại hay không? Có nhiều người đã nói đến phương án tách Đảng. Rằng đã có
những động thái chuẩn bị cho cuộc chia tách, hoặc thậm chí thể chế mới.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì đó mới chỉ là ước muốn của một số
người, chỉ là những đồn đoán bên bàn nhậu, chứ chưa nhìn thấy biểu hiện
gì trên thực tế. Tách Đ là 1 điều rất khó, vì nó đi ngược lại với luật
lệ của Đ. HCM đã từng có câu nổi tiếng: “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
trong Đ như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu ấy có nghĩa là phương
án 2 luôn được chọn. Và ai đi ngược lại phương án 2 thì người đó phải
chịu hoàn cảnh của phương án 1 (Cứ đọc các bị tiền bối thì thấy rõ là có
quá nhiều ví dụ lịch sử minh chứng cho việc này). Còn nữa, câu nói này
còn có nghĩa là phải duy trì ý thức hệ. Hiểu nghĩa đen tức là chịu sự
thống trị của các ông anh. Cho dù trong nội bộ Đ có những ý kiến trái
chiều, hay có những ý kiến dân tộc chủ nghĩa thì lập tức sẽ bị các ông
anh “khử” luôn. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện tại đã khác nhiều. Sự thống
trị của các ông anh đã thay đổi nhiều. Sức ép bây giờ chỉ còn lại ông
bạn “4 tốt, 16 vàng” thôi. Mà ông anh này ngày càng lộ rõ dã tâm khả ố.
Đối lập với quyền lợi dân tộc. Đ đang phải đứng trước 1 vấn đề nan giải
giữa lòng dân và sức ép của ông anh.
Câu hỏi là phương án 2 liệu có thực thi được nữa hay không? Nếu không, có nghĩa là tách Đảng, và đa đảng.
Vậy
điều kiện gì để phương án 2 không xảy ra? Như trên đã nêu một mớ những
mối liên hệ phức tạp giữa các yếu tố trong nước và bên ngoài. Phương án 2
có kết cục thế nào là phụ thuộc vào giải quyết các mâu thuẫn: một bên
là phong trào dân chủ, lòng dân, ổn định kinh tế vượt qua khủng hoảng,
và cộng đồng quốc tế; một bên là độc tài, lợi ích nhóm, sức ép của ông
anh phương Bắc.
Xin
nói thêm về cộng đồng quốc tế. Đó là một sức mạnh. Hàng năm Việt Nam
nhận tài trợ từ cộng đồng quốc tế rất nhiều. Hàng năm, giới lãnh đạo
Việt Nam bỏ túi rất nhiều tiền từ các nguồn của các nhà tài trợ. Vì vậy,
cộng đồng quốc tế có tiếng nói, nếu không nói là mạnh mẽ thì cũng là có
trọng lượng. Hàng năm, các nhà tài trợ đều họp nhau để tổng kết năm cũ,
và đề ra phương hướng cho năm tới. Nếu nhìn lại các bước đi của các nhà
tài trợ trong thời kỳ hơn 2 chục năm qua thì phải thấy rằng họ là những
người có tiền khôn ngoan. Mặc dù, đồng tiền của họ đã làm hư hỏng những
bộ máy hư hỏng, nhưng dù sao thì cái đất nước này cho dù không phải là
con lừa ưa nặng thì nó vẫn phải đi theo cái roi của ông chủ. Nhìn Việt
Nam hơn 2 chục năm qua thì có thể thấy Việt Nam đã từng bước đi ra khỏi
ngu muội. Và, sau những bước đi chống đói nghèo, đến cải cách hành
chính, rồi đến chống tham nhũng, thì nay các ông chủ đã có cái roi mới:
cải cách tư pháp, và dân chủ hóa, và vận động chính sách. Cái roi mới
này quá hay phải không. Vào tìm trong website của các tổ chức Quốc Tế
thì thấy ngay những báo cáo hàng năm trong hơn 2 chục năm qua nói những
gì, định hướng những gì. Nếu so sánh những nghị quyết Đ trong cùng thời
gian đó thì ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về hướng đi của Việt Nam đã
chịu tác động như thế nào từ 2 “lực lượng dẫn đường” này. Một bên là Đ
với sự dẫn lối của các ông anh “phe ta”. Một bên là cái roi của các nhà
tài trợ. Ngày xưa, thời đói nghèo, 1 đồng tài trợ cũng quý như vàng, thì
lời nói của các nhà tài trợ khá là có trọng lượng. Ngày nay, bước sang
ngưỡng “nước trung bình” rồi, Việt Nam tự kiếm sống được rồi, tưởng rằng
1 đồng tài trợ không là to, nhưng hóa ra nó vẫn còn hơi bị quan trọng.
(cho hay là giống mê tiền, đố ai gỡ mối tham xiền cho xong).
Việc
tách Đ, có lẽ là 1 gợi ý không tồi cho hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, chắc là sẽ phải chờ trong vòng 5 năm tới, như dự đoán của
Jonathan London.
Quê Hương
Nguồn: Thông Luận